Suối ngầm trong hang mới được phát hiện
Hang động mới được phát hiện ở xã Hướng Sơn (Hướng Hoá) có dòng suối ngầm mát lạnh bên trong, chưa được khảo sát hết chiều sâu.
Năm 2020, tại thôn Trỉa (xã Hướng Sơn, Hướng Hoá), một người đi tìm phân dơi vào đã phát hiện một hang động mới trong Khu bảo tồn thiên nhiên bắc Hướng Hoá, theo anh Hồ Văn Phan, cán bộ khu bảo tồn.
Hang nằm cách điểm cuối thôn Trỉa khoảng 30 phút đi bộ men theo dòng suối Trỉa. Trên đường tiếp cận, người đi phải băng qua một đoạn dốc đá tai mèo lởm chởm, sắc lẹm. Dọc đường còn nhiều cây cổ thụ.
Cửa hang nhỏ, chỉ cho phép từng người lần lượt đi vào. Càng vào trong, hang càng dốc xuống.
Xuống sâu khoảng 50 m, du khách bắt gặp một dòng suối ngầm. Đoạn suối có thể tiếp cận được dài khoảng 100 m, sâu ngang đầu gối người lớn. Lòng suối có nhiều đá và bùn, nước mát lạnh và trong vắt, có nhiều cá nhỏ bằng đầu đũa sinh sống.
Phía bên trong, nhiều đoạn hang có không gian khá rộng, cao hàng chục mét. Thạch nhũ có nhiều hình thù, có loại chảy từ trần hang xuống, có loại hình thành từ nền hang lên.
Video đang HOT
Phía cuối dòng suối hình thành một hồ lớn, trần hang rộng rãi. Do địa điểm này mới được phát hiện và chưa được khảo sát đầy đủ, hiện chưa có kết luận về chiều sâu của hang và dòng suối.
Một nhóm thạch nhũ đang hình thành trên trần hang. Hiện một số đơn vị thăm dò, khảo sát để xin cấp phép khai thác hang này cho du lịch.
Anh Hồ Văn Việt, người dân thôn Trỉa cho hay từng 2 lần xuống thăm hang này. “Tôi mong muốn hang được khai thác du lịch để người dân có thêm việc làm, thu nhập”, anh Việt nói.
Tháng 8/2020, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức đoàn khảo sát để tìm hướng khai thác du lịch với hang này. Sau chuyến khảo sát, tỉnh giao cho Khu bảo tồn thiên nhiên bắc Hướng Hoá phối hợp với địa phương bảo vệ.
Hiện nay, khu bảo tồn đang cắm biển cấm vào hang để đảm bảo an toàn, tránh người dân vào thăm, phá hoại.
Khung cảnh làng bản bình yên ở thôn Trỉa, xã Hướng Sơn. Trỉa là thôn xa nhất của xã này, với đường vào hiện bị chia cắt do mưa lũ từ tháng 10/2020. Để vào thôn, người dân phải đi xe máy vượt qua nhiều đoạn suối. Người dân ở đây chủ yếu là dân tộc Vân Kiều, thu nhập nhờ vào vườn đồi, nương rẫy và chăn nuôi gia súc lớn.
Hút mắt vẻ đẹp ma mị của đệ nhất hang động Lùng Khúy
Lùng Khúy được mệnh danh là đệ nhất hang động bởi vẻ đẹp nguyên sơ, lộng lẫy và ma mị.
Với người dân Hà Giang, Lùng Khúy là một món quà quý giá mà thiên nhiên tạo hóa đã ưu ái dành tặng cho vùng đất cao nguyên đá.
Hang Lùng Khúy là một hang động mới được phát hiện, nằm ở lưng chừng một ngọn núi thuộc thôn Lùng Khúy, xã Quản Bạ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. Hang cách thị trấn Tam Sơn khoảng 10km. Tên gọi của hang động cũng được đặt theo tên của thôn là hang Lùng Khúy.
Từ thị trấn Tam Sơn đi theo quốc lộ 4C chừng 8 km và leo bộ 2 km là tới cửa hang Lùng Khúy.
Hang có chiều dài khoảng 300 m, có hai cửa hang trong đó mỗi cửa cao tầm 1.5 m và rộng 1 m, vòm hang cao và lòng hang khá rộng. Có lẽ đây chính là lý do Lùng Khúy đệ nhất động giữ nguyên vẻ hoang sơ, bí ẩn, mang màu sắc tâm linh huyền thoại.
Đặt chân vào bên trong, Lùng Khúy là một thế giới thạch nhũ với nhiều hình khối và màu sắc đa dạng, phong phú. Các mảng thạch nhũ lấp lánh được hình thành từ hàng triệu năm trước đã tạo nên bức tranh tuyệt đẹp.
Không giống với những hệ thống hang động các nơi khác, khối lượng thạch nhũ ở hang Lùng Khúy tập trung với mật độ dày đặc. Cột đá nọ xếp tiếp cột đá kia như rằng vào nhau, như che kín khung cảnh hang...
Càng vào sâu bên trong, khung cảnh càng choáng ngợp với nhiều nhũ đá, đặc biệt nhất là khu vực sợi nhũ dài từ 1 - 2 mét dạng rèm trông tựa "cây đàn thần" khổng lồ có thể phát ra âm thanh khi gõ nhẹ vào tạo nên những giai điệu độc đáo và riêng biệt của đá.
Ngoài ra, xuyên suốt theo chiều dài khoảng 300 m là nhiều ngóc ngách, nhánh rẽ khác nhau trong lòng núi. Cấu trúc kỳ lạ của hang đã tạo nên một vẻ đẹp hiếm có, khác hẳn các địa danh khác.
Không chỉ mang vẻ đẹp huyền bí nguyên sơ, ma mị, Lùng Khúy còn gắn với đời sống tâm linh với truyền thuyết lãng mạng.
Truyện kể rằng, xưa kia, cao nguyên đá bị hạn hán nặng khiến cho chim muông, cỏ cây không thể sống nổi. Cuộc sống người Mông trên núi cũng cực kỳ khốn khó.
Trời thiêng ban cho bản Lùng Khúy mạch nước nhỏ, chính là giếng thần nằm trong hang động và cử thần Rồng xuống trần gian để cai quản. Ở hạ giới, thần Rồng hóa thành chàng trai người Mông xin trời ban mưa. Không chỉ cây cối tốt tươi, mà các cô gái Mông dùng nước thần cũng ngày càng tươi tắn, xinh đẹp.
Quá trình cai quản dòng nước thần, thần Rồng đã cảm mến, kết hôn cùng cô gái người Mông. Lùng Khúy trong tiếng gọi của người dân địa phương có nghĩa là "Rồng trong khe đá" hàm ý như báu vật trời ban tặng. Hiện, Lùng Khúy rất thu hút khách du lịch.
Khám phá hang động thạch nhũ tuyệt đẹp ở miền Tây Nghệ An Nhờ thiên nhiên kiến tạo, hang Nàng Màn có các măng đá, nhũ đá, cột đá với nhiêu hình thù kỳ thú như hình mẹ bồng con, hình bách thú tụ hội, cột chống trời, ruộng bậc thang, hình ô dù tàn lọng... Cách Quốc lộ 7 khoảng chừng 500m, hang Thắm Nàng Màn nằm trên dãy núi đá đầu bản Pha, xã...