Sưởi ấm an toàn trong những ngày rét đậm
Người dân lưu ý không sưởi ấm bằng bếp than trong phòng đóng kín, vì nguy cơ bị ngộ độc khí rất lớn.
Không đốt than củi để sưởi trong phòng kín – ẢNH: NGỌC DƯƠNG
Sau khi ghi nhận một số ca bỏng, ngộ độc khí do đốt sưởi bằng than củi gần đây, và trước dự báo của cơ quan khí tượng thủy văn về đợt giá rét tăng cường tại miền Bắc, Bộ Y tế đã có công văn yêu cầu sở y tế các tỉnh, thành phố tăng cường tuyên truyền cảnh báo, hướng dẫn cho người dân các biện pháp phòng, chống rét. Trong đó, đặc biệt cảnh giác với nguy cơ cháy nổ, bỏng lửa, điện giật do sưởi ấm bằng điện và nhiễm độc khí than đốt do sưởi ấm bằng bếp than, củi trong nhà kín.
Đốt sưởi bằng than củi làm cháy hết ô xy, thải ra cacbonic nên gây ngạt. Ngay cả khi hé cửa trong quá trình đốt than củi cũng không có tác dụng ngừa ngạt khí, đặc biệt nếu đốt than củi nhiều giờ
Video đang HOT
Bác sĩ YÊN LÂM PHÚC (Học viện Quân y)
Theo Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), người dân không sưởi ấm bằng bếp than trong phòng đóng kín, vì nguy cơ bị ngộ độc khí rất lớn. Trong các đợt rét đậm các năm trước, trung tâm này đã tiếp nhận các ca ngộ độc khí do sưởi ấm bằng bếp than trong phòng kín.
Lý giải về nguyên nhân gây ngộ độc khí, một chuyên gia về cấp cứu – hồi sức của Bệnh viện Bạch Mai cho biết: “Khi đốt nóng, than củi sinh ra khí độc (CO), đốt cháy ô xy. Lượng ô xy trong phòng kín sẽ giảm dần, gây thiếu hụt ô xy cung cấp cho cơ thể, gây ngạt. Tình trạng này khiến cho não không được cung cấp đủ ô xy. Thiếu ô xy kéo dài sẽ gây tổn thương não, chết não”.
Bác sĩ Yên Lâm Phúc, công tác tại Học viện Quân y, lưu ý thêm: “Đốt sưởi bằng than củi làm cháy hết ô xy, thải ra cacbonic nên gây ngạt. Ngay cả khi hé cửa trong quá trình đốt than củi cũng không có tác dụng ngừa ngạt khí, đặc biệt nếu đốt than củi nhiều giờ”.
Cần đảm bảo dinh dưỡng
Bộ Y tế khuyến cáo, trong những ngày rét đậm, rét hại, người dân cần giữ ấm, ngay cả khi ở trong nhà, như: đóng cửa, che chắn kín gió, đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ. Khi trời giá rét, cơ thể mất nhiều năng lượng hơn để chống lạnh, do vậy dinh dưỡng trong mùa đông cần được đảm bảo, bao gồm cả đạm và chất bột đường. Uống nước ấm và ăn đồ ấm nóng giúp làm ấm hiệu quả.
Đặc biệt, không nên để trẻ ra ngoài khi nhiệt độ giảm thấp. Theo bác sĩ Trần Thu Nguyệt (Viện Y học ứng dụng VN), với trẻ nhỏ, từ dưới 10 độ C được cảnh báo là mức nhiệt độ nguy hiểm.
Theo một chuyên gia chống độc, khí độc thải ra do đốt sưởi không có mùi. Nếu đốt vào ban đêm, khi ngủ say, người bị ngạt không nhận biết được tình trạng gia tăng khí độc; không có cảm giác khó thở, ngộp thở do thiếu hụt ô xy, khiến cho cơ thể thiếu ô xy kéo dài trong nhiều giờ. Trong suốt quá trình đó, não không được cung cấp ô xy sẽ tổn thương không hồi phục, gây hôn mê, thậm chí tử vong. Ngoài việc gây ngạt do thiếu hụt ô xy, đốt sưởi bằng than củi cũng có nguy cơ gây bỏng, đặc biệt với trẻ em, do người lớn bất cẩn.
Với việc sử dụng thiết bị sưởi sử dụng nguồn điện như: quạt sưởi, đèn sưởi, lò sưởi, túi sưởi…, các chuyên gia cũng lưu ý người dân cần lựa chọn sản phẩm đảm bảo chất lượng, sử dụng đúng hướng dẫn về vị trí đặt thiết bị, đề phòng nguy cơ gây cháy nổ, gây bỏng.
Cứu sống bệnh nhi ngộ độc khí CO do đốt than sưởi ấm
Chiều 15-1, Bệnh viện hữu nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới (Quảng Bình) cho biết, sau 5 ngày điều trị, chăm sóc đặc biệt, em Đinh Thị Thanh Huyền (SN 2008), nạn nhân bị ngộ độc khí CO do đốt than sưởi ấm đã bình phục sức khỏe và ra viện.
Như Nhân Dân điện tử đã thông tin, trước đó, ngày 11-1, không thấy hai em là Trần Thị Hồng Phượng (SN 2006, ở thôn Quảng Hóa, xã Lê Hóa) và Đinh Thị Thanh Huyền (ở xã Hồng Hóa, huyện Minh Hóa), thức dậy đi học, người nhà của cháu Phượng gõ cửa phòng thì phát hiện cả hai bị ngộ độc nặng do trong phòng kín có đốt bếp than để sưởi ấm. Dù được đưa đi cấp cứu nhưng em Phượng đã tử vong, còn em Huyền cũng bị ngộ độc khí rất nặng.
Huyền được chuyển vào Bệnh viện hữu nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới điều trị trong tình trạng nguy kịch, hôn mê sâu, thở máy, huyết áp tụt, tiên lượng rất nặng, có lúc tưởng như không thể qua khỏi.
Tại đơn nguyên Hồi sức tích cực và chống độc nhi - sơ sinh, thuộc Khoa Nhi của bệnh viện, nạn nhân được các bác sĩ, điều dưỡng nhanh chóng cấp cứu, điều trị tích cực và chăm sóc đặc biệt. Rất may, sức khỏe của em dần bình phục trong niềm vui sướng của gia đình, các y bác sĩ và cộng đồng.
Bộ Y tế cảnh báo nguy cơ cháy nổ, bỏng, điện giật do sưởi ấm Bộ Y tế vừa có Công điện số 38/CĐ-BYT về việc chủ động ứng phó với rét đậm, rét hại gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế. Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương, rét đậm, rét hại còn tiếp tục kéo dài...