Sừng tê giác chứa chất bảo quản gây hại
“Số sừng tê giác mà người dân đang mua với mục đích chữa bệnh có thể là những chiếc sừng đã được tiêm đầy hóa chất bảo quản, rất hại cho sức khỏe con người. Những chiếc sừng ấy chính là hiện vật đã bị lấy trộm từ rất nhiều bảo tàng động vật trên thế giới”.
Bà Teresa Telecky – Giám đốc Bộ phận loài hoang dã thuộc Tổ chức Humane Society International (HSI) chia sẻ khi nói về thực trạng sử dụng sừng tê giác rất phổ biến của người Việt Nam hiện nay. Theo bà Teresa, những công dụng của sừng tê giác được mô tả như là liều thuốc thần kỳ có thể chữa bách bệnh, kể cả ung thư chỉ là những lời “thêu dệt” không có căn cứ.
“Nhiều kết quả nghiên cứu đã cho thấy, sừng tê giác không có tác dụng chữa bệnh mà chỉ có chất Keratin (như móng tay người) và một số thành tố khác có hại cho sức khỏe con người” – Bà Teresa Telecky nói.
Theo công ước CITES (Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp) mà Việt Nam đã tham gia từ năm 1994, các loài động, thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng cao trong tự nhiên sẽ được bảo vệ và kiểm soát hoạt động buôn bán một cách chặt chẽ để tránh đe dọa sự sống còn của các loài này nhằm bảo tồn đa dạng sinh học trong tự nhiên.
Tuy nhiên, tính từ đầu năm 2008 đến nay, đại diện Cục Điều tra chống buôn lậu – Tổng cục Hải quan cho biết toàn ngành đã bắt giữ được 13 vụ vận chuyển, có dấu hiệu buôn bán trái phép sừng tê giác, với số lượng lên tới 121,5kg. Theo Tổng cục Hải quan, đa số sừng tê giác nhập lậu có nguồn gốc từ Nam Phi, được vận chuyển về Việt Nam qua đường hàng không rồi tiêu thụ trái phép trong nước hoặc để buôn lậu sang Trung Quốc.
Video đang HOT
Kết quả nghiên cứu chứng minh rằng sừng tê giác chỉ có chất Keratin như trong móng tay con người và một số chất có hại cho sức khỏe (Nguồn: rhinoconservation.org)
Bà Kgomotso Ruth Nagau, Đại sứ nước cộng hòa Nam Phi tại Việt Nam cho biết: Từ đầu năm 2013 đến nay, có 583 cá thể tê giác tại Nam Phi đã bị những kẻ săn trộm giết chết để lấy sừng, phần lớn số sừng này được mang về châu Á tiêu thụ, trong đó có Việt Nam. Việc khẩn cấp giảm cầu đối với sừng tê giác ở Việt Nam là hành động tích cực nhằm chấm dứt thị trường buôn bán trái phép sừng tê giác. Đây là một trong những giải pháp quan trọng để cứu lấy sự tồn tại của loài tê giác tại Nam Phi.
Đồng thời, vị Đại sứ Nam phi cũng cảnh báo: “Nếu chúng ta không có những biện pháp hành động kịp thời thì tê giác đen và tê giác trắng trong tự nhiên sẽ tuyệt chủng chỉ trong một thời gian ngắn, rất có thể trước năm 2016″.
Về phía cơ quan quản lý của Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Trưởng ban chỉ đạo liên ngành thực thi pháp luật về kiểm soát buôn bán động, thực vật hoang dã, ông Hà Công Tuấn khẳng định: “Hợp tác quốc tế là một yêu cầu cần thiết trong việc bảo tồn động vật hoang dã. Việt Nam có trách nhiệm thực hiện các cam kết trong công ước quốc tế về bảo tồn động vật hoang dã, đặc biệt là đối với các loài có nguy cơ tuyệt chủng như: tê giác, voi, gấu và hổ..”
Mỗi năm, Nam Phi chi hàng triệu đô la để cố gắng ngăn chặn nạn săn bắn trộm tê giác lấy sừng. Tuy nhiên, ngoài những kẻ săn trộm đang bị bắt giữ, nạn săn bắn bất hợp pháp vẫn tiếp tục diễn ra rất mạnh do nhu cầu lớn ở các nước khu vực châu Á đẩy giá sừng tê giác lên rất cao.
Nam Phi, Kenya, Zimbabwe và Ấn Độ đều đã báo cáo bị mất một số lượng lớn tê giác bởi những kẻ săn trộm. Trong ba năm qua, các nhà bảo tồn động vật liên tục cảnh báo cả hai loài tê giác đen và trắng ở Nam Phi có thể tiến rất gần tới tuyệt chủng trong năm 2016 nếu việc săn bắn trái phép vẫn diễn ra như hiện nay.
Ông William Fowlds, một bác sĩ thú y về động vật hoang dã của Nam Phi, người chuyên điều trị các vết thương cho tê giác bị săn trộm sừng cho biết: “Với khoảng cách hàng ngàn dặm, sự đau đớn của loài tê giác ở nước tôi có thể không gây ấn tượng với những người đang sử dụng sừng tê giác tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Chúng tôi ở đây để nhắc nhở mọi người rằng sừng tê giác khi đến Việt Nam đã được lấy một cách tàn nhẫn từ con vật khi chúng vẫn còn sống. Đối với tôi, đó là thực tế đau lòng khi hằng ngày phải chứng kiến việc săn trộm tê giác lấy sừng cho những mục đích vô lý của con người”.
Ngày 27/8, Cơ quan quản lý Cites (Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp) đã phối hợp cùng Tổ chức Humane Society International (HSI) phát động chiến dịch nâng cao nhận thức – Giảm cầu sử dụng sừng tê giác trong cộng đồng Việt Nam. Chiến dịch hướng tới đối tượng chính là các doanh nhân, phụ nữ, sinh viên và các bác sĩ Đông Y thường sử dụng sừng tê giác như một vị thuốc.
Theo Quang Thủy (Khampha.vn)
Người gốc Việt bị bắt vì buôn lậu sừng tê giác ở Mỹ
Thgeo AFP, một anh chàng cao bồi, một doanh nhân Trung Quốc, một chủ tiệm làm "nail" người gốc Việt và một chuyên gia cổ vật người Mỹ đã nằm trong số 8 người bị bắt trong nay, khi nhà chức trách Mỹ phát vụ buôn lậu sừng tê giác lớn nhất trong lịch sử Mỹ.
Tại châu Á, sừng tê giác được coi là thần dược (Nguồn: AFP)
Cơ quan điều tra nói rằng sẽ có thêm nhiều vụ bắt giữ khác diễn ra, khi một đội đặc nhiệm được thành lập để tập trung sức mạnh chống lại các tổ chức tội phạm với nhiều thành phần ô hợp, đang thi nhau mọc lên nhờ tác động từ các tay buôn lậu.
Sản phẩm được chúng buôn lậu có trị lớn hơn nhiều vàng hay cocaine. Một chiếc sừng tê có thể bán tới nửa triệu USD ở Việt Nam và nhiều nước Đông Nam Á khác, nơi người ta tin nó có tiềm năng chữa bệnh yếu sinh lý và ung thư.
"Đây là một vấn đề lớn" - Edward Grace, Phó giám đốc lực lượng cảnh sát thuộc Cục bảo vệ Cá và Thú hoang Mỹ (FWS) nói. Ông hiện đã đưa nỗ lực chống buôn lậu sừng tê thành ưu tiên hàng đầu.
"Các tay trung gian thường mua sừng tê với giá 5.000 USD cho mỗi pound (0,45kg) và khi tới Việt Nam, nó sẽ được bán với giá gấp 5 lần như thế. Ông nói rằng một chiếc sừng tê nặng 9kg sẽ có thể mang về 500.000 USD ở đích cuối.
Để được ăn chia, các đối tác của những tay trung gian này ở Mỹ sẽ tìm kiếm nguồn sừng tê giác. Những chiếc sừng này chủ yếu nằm trên các chiến lợi phẩm làm từ đầu con tê giác bị săn hợp pháp ở Nam Phi và được người Mỹ mua về trong mấy thập kỷ gần đầy.
Trong khi đó tại châu Âu, những tên trộm sẽ khua khoắng các bảo tàng, vườn thú và nhà đấu giá. Riêng năm ngoái, Cảnh sát hình sự châu Âu (Europol) ghi nhận đã có 60 vụ trộm, làm mất 74 sừng tê giác và 8 đầu tê giác, xảy ra tại gần như mọi quốc gia trong châu Âu.
Hồi tháng Bảy năm ngoái, Europol đã phát ra cảnh báo nói rằng rất nhiều tay tội phạm tham gia trộm sừng tê ở châu Âu là người Ireland hoặc thuộc các nhóm tội phạm Ireland thiểu số, vốn nổi tiếng vì hay dùng chiến thuật hăm dọa và bạo lực để đạt mục đích của chúng.
Thực tế, cũng chính hoạt động của 2 người Ireland tại Mỹ đã thu hút sự chú ý của nhà chức trách hồi năm 2010.
Richard O"Brien và Michael Hegarty, đã bị bắt sau khi trả cho các nhân viên an ninh chìm ở Colorado số tiền 17.000 USD để mua 4 sừng tê giác mùa đen. Chúng nói rằng sẽ giấu số sừng tê vào trong các trang thiết bị gia đình và gửi về Ireland để tránh bị phát hiện.
Cả 2 đã bị khởi tố vì tội danh âm mưu buôn lậu, buôn lậu và rửa tiền và bị bỏ tù trong 6 tháng. Grace nói rằng cả hai thuộc về băng tội phạm có tổ chức Rathkeale Rovers gốc Ireland, chuyên buôn sừng tê.
Sau khi tóm được 2 gã trên, FWS đã thành lập một lực lượng đặc nhiệm để điều tra các vụ trộm sừng tê trên khắp Mỹ. Hồi tháng 2 năm nay, một chiến dịch sử dụng 150 nhân viên từ Bộ An ninh Nội địa và Cơ quan Thuế vụ Hoa kỳ, cùng nhân viên chìm của FWS, đã tóm được nhiều kẻ tham gia buôn lậu sừng tê.
Người ta đã phát hiện 337.000 USD tiền mặt trong hành lý của anh chàng cao bồi Wade Steffen tại sân bay Long Beach, California. Grace nói rằng chiến dịch mang tên Crash này là vụ "thu giữ tang vật và bắt giữ số người có liên quan lớn nhất trong một cuộc điều tra buôn lậu sừng tê giác".
Dù không có gã Ireland nào bị tóm, người ta vẫn thu về được 37 chiếc sừng tê, trị giá từ 8-10 triệu USD và đã lên kế hoạch bắt giữ những kẻ liên quan trong tháng tới đây.
Ngoài Steffen, các nghi phạm gồm một chủ doanh nghiệp xuất nhập khẩu người gốc Việt Nam Jimmy Kha và bạn gái ông ta là Mai Nguyen, người sở hữu một salon làm móng trá hình, nơi các gói sừng tê được chuyển qua bưu điện tới đây.
Những người khác bị bắt ở Los Angeles còn có doanh nhân Trung Quốc Jin Zhao Feng, người đã giám sát hoạt động vận chuyển sừng tê từ Mỹ về trung Quốc.
Thêm hai vụ bắt giữ đã diễn ra ở Bờ biển phía Đông. Một vụ trong đó các đối tượng bj bắt vì bí mật buôn bán sừng tên ngoài trạm xăng ở New Jersey. Vụ thứ 2, một tay buôn đồ cổ người Mỹ đã cưa sừng tê ra khỏi một chiến lợi phẩm và tìm cách bán nó.
Tại Mỹ, riêng việc buôn bán các loại sừng tê xuyên qua các bang khác nhau đã là bất hợp pháp. Không một chiếc sừng tê giác nào được xuất khẩu hoặc nhập khẩu vào Mỹ mà thiếu giấy phép đặc biệt.
Mức phạt tối đa cho những kẻ vi phạm là 250.000 USD và 5 năm ngồi tù nếu âm mưu buôn lậu một sinh vật đang bị đe dọa. Họ cũng đối mặt với mức phạt 100.000 USD và án tù dài 1 năm nếu vi phạm Luật các sinh vật đang bị đe dọa./.
Theo TTXVN
Sừng tê giác hoàn toàn không chữa được bệnh Các nghiên cứu khoa học đều chứng minh, sừng tê giác hoàn toàn không có tác dụng chữa bệnh giống như những lời đồn đoán. Sừng tê giác được coi là một vị thuốc thần diệu của y học cổ truyền Trung Quốc. Hàng ngàn năm, y học cổ truyền Trung Quốc dùng sừng tê để chữa một số lớn các bệnh có...