Sừng sững những ngọn tháp lạ kỳ
Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi xin kể tới một số ví dụ tiêu biểu, và về các tòa tháp vốn dĩ không khác biệt gì, nhưng theo thời gian bỗng trở nên cổ quái.
Tuy rằng tháp đã gắn bó với đời sống của con người từ xa xưa, và làm rất nhiều việc từ canh gác, lấy gió/mưa, báo hiệu bằng kính/lửa hay quan sát, ngắm cảnh, song mỗi khi nhìn thấy tháp, người ta vẫn luôn cảm thấy háo hức, ngạc nhiên cứ như thể lạ mắt lắm, có lẽ bởi vì sự cao khều và lồng lộng của chúng.
Vậy mà có những tòa tháp còn dị thường thật sự, vì không giống với bất kỳ những công trình nào xung quanh, chẳng hạn như nằm lọt thỏm giữa một cái hồ, bồng bềnh trên nước, hoặc như có cây cổ thụ leo bám bên trên, rồi có những hình thù màu sắc, kỳ thú, thậm chí là cả chức năng, nhiệm vụ độc đáo…
Đầu tiên phải kể tới là Tháp chuông Kalyazin, nằm trên mặt hồ trữ nước Uglich trên sông Volga, thị trấn Kalyazin – Nga. Đây đã từng là một tháp chuông hùng vĩ của một tu viện lớn – tu viện St. Nicholas vào thế kỷ 18, theo phong cách Tân Cổ điển. Không rõ tu viện này cao bao nhiêu, nhưng riêng tháp này đã cao tới 74,5m và có ít nhất 4 tầng cùng một đỉnh nhọn hiện nay ló trên mặt nước.
Vào năm 1939, nhà lãnh đạo Liên Xô Josef Stalin đã cho xây dựng đập chứa Uglich để phục vụ công nghiệp, vì thế cả thị trấn Kalyazin đã bị nhấn chìm, và chỉ một vài kiến trúc trung cổ và tháp chuông của nhà thờ trên còn lộ diện và trở thành một danh thắng, thu hút du lịch bằng thuyền ở địa phương.
Tháp vườn sồi Guinigi ở thành phố Lucca – Italy.
Cũng lẻ loi một mình, nhưng không tách biệt và rất đông khách vì vẻ đẹp lạ là Tháp vườn sồi Guinigi ở thành phố Lucca – Italy. Xuất hiện từ thế kỷ 14, và là một trong 250 tòa tháp trong vùng, song Tháp Guinigi lại là cái duy nhất cho ấn tượng khó quên, nhờ trên đỉnh ở độ cao 44,5m có một vườn cây cổ thụ với 7 gốc sồi lớn đã được trồng từ những ngày đầu của tháp. Do chủ nhân của nó là một vương gia, nên ông đã cho dựng nó cùng nhiều tháp nữa xung quanh, như những pháo đài và vọng gác ngắm cảnh.
Riêng tại tháp này đã trồng trên nóc một số cây sồi để lấy bóng cây , không ngờ chúng cực tốt và suốt hàng thế kỷ đã biến Tháp Guinigi trở thành một thiên đường trên cao. Trong đó, vườn sồi cứ như một cái dù xanh, một hòn đảo trong mây, và đều đặn thu hút hàng chục quý khách thưởng ngoạn mỗi ngày.
Gần giống trên, song có bề mặt là những dây thường xuân leo bám như một bức tường sống là Tháp Gruuhuse, Bruges – Bỉ, thuộc Bảo tàng Gruuhuse thế kỷ 15. Một bảo tàng có bộ sưu tập tranh, ảnh, tượng lớn nhất châu Âu, từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 19. Do chỉ chú ý vào nghệ thuật, hoặc cũng có thể để nâng cao tính giải trí, vẻ đẹp tự nhiên, nên từ lâu người ta đã cho những loại cây leo tự nhiên mọc lên tường, mà đặc biệt là thường xuân tạo thành một lớp áo dày phủ quanh tháp canh.
Vào xuân, nó lúc nào cũng xanh mướt, um tùm, đưa tòa tháp bằng gạch mái nhọn đỏ thắm thành một cây bút chì thực vật màu xanh, còn vào thu thì bung ra nhiều màu sặc sỡ hơn như vàng, cam, hồng, nâu… đan xen trên thân tháp như cầu vồng. Điều ấy càng làm bảo tàng thêm cổ kính, và khiến muôn người ngưỡng mộ.
Tháp PL Peace (Hòa Binh), Osaka – Nhật Bản.
Sừng sững 183m giữa khuôn viên Nhà thờ Perfect Liberty, Osaka – Nhật Bản, Tháp PL Peace (Hòa Bình) trông giống hệt một bức tượng thạch cao màu trắng, được điêu khắc ngẫu hứng, gần giống như tháp Effeil (Pháp). Và là một tượng đài gợi nhớ tới tất cả những ai bị mất trong Chiến tranh thế giới lần hai, với bên trong còn có một điện thờ tử sĩ.
Video đang HOT
Trước năm 1970, nó được thiết kế bằng đất thật, song sau đó được dựng bằng cách phun xi măng trắng vào mạng dây quấn. Hàng năm, vào mồng 6 tháng 6, ở đây thường xuyên diễn ra buổi bắn pháo hoa lớn và kỳ ảo nhất thế giới, có lẽ bằng 5 lần những nơi khác vì làm sáng rực cả thành phố, với khoảng 25.000 quả pháo. Những lúc ấy có cảm tưởng tòa tháp như một tên lửa rực rỡ, phóng lên trời đêm.
Tháp Nghiêng Montreal, Montreal – Canada.
Là một phần không thể thiếu của Sân vận động Olympic, Montreal – Canada, Tháp Nghiêng Montreal cũng là một kiến trúc đặc biệt, cho toàn thể công trình như một chú ngỗng đang vươn cổ dài đến 175m nhìn ngơ ngác, và hơn thế là nghiêng 45 độ so với mặt đất, trong khi những tháp khác như Tháp Pisa (Italy) chỉ nghiêng 5o, và là tháp nghiêng cao nhất hành tinh. Từ trên đỉnh của nó có thể thấy toàn cảnh thành phố và 80km thung lũng sông Lawrence.
Thế nhưng, để lên xuống ta sẽ phải đi xe điện trên thanh ray, ngả người về trước và sau tới 45 độ như trong trò chơi vòng trượt. Vì nghiêng như vậy, thay cho đứng thẳng và nặng 8.000 tấn, nên nó phải có phần đế bê tông chôn sâu đến 10m và nặng 145.000 tấn, tương ứng 3 chiếc phi cơ chở hàng lớn. Mỗi lần lên xuống tháp nghiêng là một trải nghiệm rất thú vị, vì xe có thể chở 76 người và lao với tốc độ cực nhanh, đi hết quãng đường chỉ trong 2 phút.
Tháp Nghiêng Truyền hình, Yekaterinburg – Nga.
Một tháp nghiêng khác cũng kỳ thú song giờ bỏ hoang là Tháp Nghiêng Truyền hình, Yekaterinburg – Nga. Được xây dựng từ năm 1983, nhưng tới nay nó vẫn dang dở, và có lẽ đã ngừng thi công tuy rằng cao tới 220m và theo kế hoạch còn tới 400m và để làm tháp truyền hình địa phương.
Một trong các lý do để nó ngừng lại là độ nghiêng một chút do lỗi kỹ thuật. Tuy vậy, tháp vẫn rất tráng lệ và khá an toàn, có hình trụ dài thuôn tròn trổ nhiều lỗ tròn là các cửa sổ của khoảng 26 tầng, chưa kể những tầng ngầm. Để đi lên đỉnh, mọi người phải leo thang bộ vì công trình chưa xây xong, nên chưa lắp cầu thang máy.
Tháp Kaze -Nhật Bản.
Nằm giữa biển rộng và về phía Đông Nam sân bay Haneda Tokyo – Nhật Bản, Tháp Kaze không chỉ có hình dạng kỳ diệu như 2 cánh buồm của một con thuyền đang trôi hoặc là một chiếc mũ khổng lồ của cậu bé phù thủy Hary Porter, mà còn là một cái tháp thông gió cho Tokyo Bay Aqualine, một hầm dưới biển ở độ sâu 40m, và dài 9,6km, chạy từ Yokohama tới Chiba qua Vịnh Tokyo.
Nhìn từ xa, tòa tháp mà thực ra là tháp đôi này rất nổi bật với 2 cấu trúc như 2 thân cây bị cắt vát, xẻ đôi tạo nên hình ô van và sơn trắng sọc xanh, giả lập 2 cánh buồm lộng gió trên biển, trên một đế tròn như chiếc đĩa. Vì nằm giữa đại dương, gắn với đường hầm nên nó được xây khá lâu, tới 31 năm.
Cheminee (Ống khói) Moretti.
Cheminee (Ống khói) Moretti lại là một tòa tháp hình trụ trang trí kỳ quặc ở khu Courbevoie, Paris – Pháp. Tên của tháp được đặt theo tên tác giả là nghệ sĩ Raymond Moretti, và là một tác phẩm sặc sỡ nhất hiện nay trong các tòa tháp hiện đại không điêu khắc, vì là sự sắp xếp của 672 ống sợi thủy tinh, đường kính từ 2 – 30cm, cao 32m, nặng 27,5 tấn và sơn 19 màu. Nếu như ta rải những ống này ra, sẽ thu được chiều dài tới 22km.
Vì công trình lộng lẫy, nhất là khi thắp đèn và ngọt ngào như một viên kẹo mút, dù sáng hay tối, nó vẫn luôn đông khách chụp ảnh, tham quan.
Tháp Chứa nước, Ciechanow – Ba Lan.
Tháp Chứa nước, Ciechanow – Ba Lan, về thực chất là một cái bể bằng thép được đặt trên một cấu trúc dạng hyperboloid dùng các hình học để gia cố sức mạnh, trong khi lại giảm thiểu vật liệu. Vì sự độc đáo, nhìn từ trên cao hay xa đều như một cái cốc lớn có thân dạng lưới nên công trình đã được xếp hạng là một trong 12 tòa tháp dị thường nhất thế giới.
Ra đời năm 1972, vốn để chứa nước và làm một nhà hàng và đài quan sát, song bởi nhiều lý do nó đã bị bỏ hoang, tuy nhiên vẫn rất nổi tiếng vì cao nhất thành phố Ciechanow, vượt qua nhiều ngọn tháp Âu Mỹ. Để tránh lãng phí, hiện nay địa phương đã có đề án dùng nó làm một trung tâm giáo dục, và đặt tên là Tháp Cuồng của những nhà toán học, nhằm khuyến khích tuổi trẻ yêu toán.
Tháp Đồng hồ Tbilisi – Georgia.
Tháp Không vận sân bay Alliance – Mỹ.
Tháp Hình ốc vít hay đĩa bếp ga BT London – Anh.
Tháp Nhà ở Namaste Mumbai – Ấn Độ.
Cùng đó là khá nhiều tòa tháp độc, lạ khác như Tháp Đồng hồ Tbilisi – Georgia, Tháp Không vận sân bay Alliance – Mỹ, Tháp Nhà ở Namaste Mumbai – Ấn Độ, Tháp Trữ nước hình nấm Kuwait City – Kuwait, Tháp Hình ốc vít hay đĩa bếp ga BT London – Anh…
Đến Kon Tum khám phá nhà thờ gỗ 100 tuổi
Đến với thành phố được mệnh danh là sơn nữ núi rừng Kon Tum, từ xa du khách sẽ thấy tháp chuông nhà thờ gỗ với màu nâu ấm áp cao sừng sững vươn lên nền trời xanh. Là một di tích cổ và đẹp nhất ở Kon Tum, nhà thờ Chánh tòa luôn được đánh dấu trong bản đồ du lịch của nhiều du khách khi đến với thành phố cao nguyên trẻ trung và đầy năng động này.
Nhà thờ Chánh tòa được người dân nơi đây gọi thân mật là nhà thờ gỗ bởi công trình độc đáo này được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ, thiết kế với lối kiến trúc Roman cổ điển kết hợp với kiến trúc nhà sàn truyền thống của đồng bào Ba Na nơi đây. Do một linh mục người Pháp khởi công xây dựng vào năm 1913 đến đầu năm 1918 thì hoàn thành và đưa vào sử dụng cho đến nay. Ngày nay công trình đã trở thành biểu tượng của vùng đất Tây Nguyên, là niềm tự hào của người dân thành phố Kon Tum và luôn có sức hút mãnh liệt cho những du khách đến với vùng cao nguyên bạt ngàn.
Nhà thờ gỗ có tuổi đời 100 năm
Công trình được làm hoàn toàn bằng một loại gỗ đặc trưng nơi đây là gỗ cà chít và các bức tường, vách được làm bằng đất trộn rơm, không dùng bê tông cốt thép và kể cả vôi vữa để sơn trét. Mặt tiền nhà thờ được chia thành bốn tầng cao 24 mét, gồm bốn cột chính và hai cột phụ nối kết với nhau thành những vòng cung nâng toàn khối nhà thờ với kích thước nhỏ dần khi lên cao, lưng chừng tháp là bốn ô cửa sổ kính màu hình tròn với nhiều thanh gỗ cong đồng tâm được sắp xếp một cách hoàn hảo tạo cho cửa sổ mang dáng dấp một con mắt nơi chính diện của nhà thờ. Trên đỉnh tháp là cây thánh giá bằng gỗ quý cao vút, thể hiện sự uy nghiêm và vĩnh cửu của ngôi thánh đường.
Toàn bộ khung sườn nhà thờ được làm bằng gỗ chít không dùng bê tông cốt thép
Khung sườn của nhà thờ gồm bốn hàng cột gỗ cao 12 mét chạy dài từ mặt tiền đến phòng áo, hai hàng cột giữa lớn tạo nên gian chính rộng, cao và thoáng mát. Hai hàng cột ngoài nằm sát vách là hai gian phụ với trần nhà thấp hơn, cả bốn hàng cột trụ trên các đế đá vững chắc có sức chịu đựng với thời gian, nâng đỡ cả trọng lượng của ngôi thánh đường.
Phía bên trong nhà thờ là các hàng cột nhỏ được liên kết với nhau theo dạng mái vòm, mở ra không gian rộng và thoáng đãng với cảm giác choáng ngợp.
Bên trong nhà thờ có nhiều hàng cột nhỏ được liên kết với nhau bằng các vòng cung gỗ tạo thành hình vòm đỡ các cửa sổ phía trên như ôm trọn những ai vào giữa lòng nhà thờ. Bên trong thánh đường có nhiều khung cửa kính màu vẽ lại các điển tích trong kinh thánh, các khung cửa này vừa có tác dụng lấy ánh sáng trời tự nhiên, vừa tạo thêm vẻ rực rỡ tráng lệ cho ngôi giáo đường.
Toàn bộ khung cảnh bên trong nhà thờ
Hệ thống cột gỗ, rui mè trong nhà thờ tuy không chạm khắc tỉ mỉ, công phu nhưng chính những hoa văn với những đường nét mạnh mẽ, phóng khoáng đã thể hiện được cái khí chất của đồng bào bản địa Tây Nguyên.
Có diện tích lên đến 700m2, nhà thờ gỗ là một "đại công trình" khép kín gồm: giáo đường, nhà khách, nhà trưng bày các sản phẩm dân tộc và tôn giáo, nhà rông. Ngoài ra còn có cô nhi viện, cơ sở may, dệt thổ cẩm... của đồng bào dân tộc.
Gần một thế kỷ phơi mình dưới cái nắng, cái gió Tây Nguyên ngôi nhà thờ vẫn đang vững chãi dưới thời gian và là điểm tham quan du lịch nổi tiếng của thành phố Kon Tum. Du khách có thể đến thăm nhà thờ gỗ Kon Tum vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Nếu đến vào mùa hoa đậu nở, trên đường tới nhà thờ bạn sẽ gặp sắc hồng, sắc trắng của những con đường hoa làm lộng lẫy thêm nhan sắc Kon Tum.
Cuối ngày tại chùa 've chai' nổi tiếng Sau một ngày dạo chơi khắp Đà Lạt, bạn có thể ghé thăm chùa Linh Phước vào chiều để tìm đến không khí yên bình. Chùa Linh Phước nằm trên quốc lộ 20 gần Trại Mát, cách TP. Đà Lạt khoảng 8 km. Trong những năm gần đây, chùa nổi tiếng và được nhiều người biết đến do có kiến trúc độc đáo....