Sửng sốt với chiến thuật hiện đại của Thổ Nhĩ Kỳ khi tiêu diệt Su-24 của Syria
Thổ Nhĩ Kỳ lần đầu tiên áp dụng một khái niệm tác chiến mới ở Syria và đã thành công mỹ mãn, không chỉn b 24 mà chiến thuật mới của Thổ Nhĩ Kỳ cũng làm cho máy bay Su-35 của Nga hoàn toàn “bất lực”.
Hãng thông tấn Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng của nước này tiết lộ, để tiêu diệt được máy bay tiêm kích ném bom Su-24 hôm 1/3, Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã kết hợp nhiều loại máy bay, thiết lập chiến thuật tấn công hiện đại. Theo đó, Không quân Thổ Nhĩ Kỳ đã điều động máy bay cảnh giới E-737 phối hợp tác chiến với F-16. Dưới sự chỉ đạo của E-737, F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ đã sử dụng tên lửa không đối không AIM-120C tiêu diệt Su-24.
Máy bay F-16 với tên lửa AIM-120C đã hạ gục Su-26. Nguồn: Sina.
Trong trận không chiến lần này, Không quân Thổ Nhĩ Kỳ lần đầu tiên thử nghiệm khái niệm “hiệp đồng giao chiến”. Khái niệm này có nghĩa là máy bay chiến đấu không mở radar của mình mà sử dụng số liệu của hệ thống thông tin khác để cung cấp dữ liệu dẫn đường cho tên lửa. Điều này có lợi thế là làm đối phương không thể đưa ra cảnh báo sớm hiệu quả, và do đó không thể can thiệp và lẩn tránh, từ đó gia tăng khả năng tấn công thành công và cũng mở rộng phạm vi tấn công của tên lửa.
Theo khái niệm này, máy bay chiến đấu F-16 của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ có thể không bật radar kiểm soát hỏa lực APG-68 trên không trong khi chiến đấu. Máy bay ném bom chiến đấu Su-24 của Không quân Syria bị máy bay cảnh báo sớm E-737 phát hiện và theo dõi, sau đó những dữ liệu này được chuyển đến máy bay chiến đấu F-16 thông qua hệ thống thông tin liên lạc cấp chiến thuật Link-16. Sau khi nhận được dữ liệu sẽ truyền tới máy tính kiểm soát nhiệm vụ trên không MMC để đưa ra giải pháp điều khiển hỏa lực.
Mô hình hệ thống Link-16. Nguồn: Sina.
Sau khi các điều kiện tấn công “chín muồi” hệ thống máy tính này sẽ tự động kích hoạt tên lửa không đối không AIM-120C tấn công vào máy bay Su-24. Do trong toàn bộ quá trình này, máy bay Su-24 chỉ có thể phát hiện máy bay cảnh báo sớm E-737 nên đã không thể đề phòng tên lửa AIM-120C của máy bay F-16 và đã bị tiêu diệt một cách bất ngờ.
Link-16 là hệ thống thông tin hình ảnh, âm thanh và tín hiệu số theo thời gian thực, dùng trong quân sự cho khối NATO. Đây là mạng truyền thông kết nối tất cả các quân, binh chủng tới từng thiết bị quân sự. Nó cho phép xử lý dữ liệu tình báo, nhận dạng tình huống, xác định tọa độ mục tiêu để tấn công, tổ chức tác chiến và truyền lệnh trực tiếp tới từng thiết bị phòng thủ hay tấn công, phá hủy hay kích nổ từng đầu đạn.
Với Link-16, tọa độ mục tiêu có thể được gửi trực tiếp đến các hệ thống vũ khí từ lực lượng mặt đất hoặc từ các căn cứ tác chiến tiền phương. Hệ thống Link-16 có thể hỗ trợ trao đổi các tin nhắn dạng văn bản, dữ liệu ảnh và cung cấp hai kênh thoại kỹ thuật số.
Máy bay cảnh báo sớm E-737 của Thổ Nhĩ Kỳ. Nguồn: Sina.
Video đang HOT
Hiệp đồng giao chiến là khái niệm theo đuổi năng lực phối hợp tác chiến trên không giữa các khu vực khác nhau và các nước khác nhau, năm 2013 không quân Mỹ đã sử dụng máy bay chiến đấu F-35 để thử nghiệm khái niệm này. Trong trận không chiến vừa qua, Thổ Nhĩ Kỳ lần đầu tiên áp dụng và đã tiêu diệt thành công 2 máy bay Su-24 của Nga, một số nguồn tin cho rằng 3 máy bay Su-24 bị hạ.
Hiệp đồng giao chiến được coi là một năng lực tác chiến thế hệ mới, yêu cầu phải phối hợp chặt chẽ giữa radar mảng pha, chuỗi liên kết số liệu tốc độ cao, hệ thống xử lý thông tin tổng hợp… Máy bay cảnh báo sớm E-737 được trang bị radar mảng pha chủ động, có thể tập trung sóng ở một khu vực nhất định và tăng cường cự ly thăm dò, nâng cao tốc độ “làm mới” mục tiêu (có nghĩa là liên tục phát hiện các động tĩnh của mục tiêu).
Máy bay cảnh báo sớm A-50U của Nga. Nguồn: Sina.
Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng, tốc độ “làm mới” mục tiêu của hệ thống thông tin liên lạc cấp chiến thuật Link-16 vẫn khó có thể hỗ trợ thực hiện khái niệm hiệp đồng giao chiến. Hiện, Quân đội Mỹ đã áp dụng một hệ thống thông tin liên lạc cấp chiến thuật tốc độ cao mới. Trong cuộc không chiến vừa qua, máy bay Su-24 có khả năng cơ động kém nên không đặt ra yêu cầu quá nhiều về tốc độ làm mới mục tiêu, vì vậy Thổ Nhĩ Kỳ mới có thể thực hiện thành công chiến thuật mới này.
Không quân Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc tấn công lần này đã huy động toàn bộ lực lượng, thiết lập một hệ thống mạng lưới liên hợp hoàn chỉnh ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ – Syria. Nga cũng đang muốn thiết lập một mạng lưới như vậy ở Syria nhưng chưa thành công do không đủ về số lượng và chất lượng máy bay cảnh báo sớm. Máy bay cảnh báo sớm A-50U mới nhất vẫn là phiên bản cải tiến của máy bay cảnh báo sớm A-50, được trang bị radar quét cơ học và khả năng phát hiện của nó rất khó so sánh với E-737, cùng với đó số lượng máy bay này cũng không lớn.
Chiến thuật mới của Thổ Nhĩ Kỳ đã vô hiệu hóa hoàn toàn máy bay Su-35 của Nga, làm cho máy bay này không biết phải tham gia chiến đấu ở đâu. Xét về tổng thể, Su-35 của Nga hoàn toàn có thể chiến thắng F-16, nhưng do thiếu đi sự hỗ trợ từ máy bay cảnh báo, Su-35 khi chiến đấu với F-16 có thể nói là “lực bất tòng tâm”.
Đức Trí (lược dịch)
Theo Infornet
Quyết định mở cửa biên giới cho dòng người tị nạn: "Ẩn tình" Thổ Nhĩ Kỳ hướng tới châu Âu?
Theo hãng CNN, hàng nghìn người tị nạn đã tụ tập ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp sau khi chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ mở cửa biên giới cho phép người ti nạn quá giang sang châu Âu.
Động thái này đã đi ngược với thỏa thuận năm 2016 cùng với Liên minh châu Âu nhằm kiềm chế dòng người nhập cư từ Trung Đông tới châu Âu.
Ảnh minh họa. Nguồn:CNN
Theo CNN, điều này diễn ra sau một cuộc không kích của lực lượng Syria do Nga hậu thuẫn tại thành phố Idlib khiến 33 quân lính Thổ Nhĩ Kỳ tử vong. Việc thay đổi này của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm tìm tới sự hỗ trợ của châu Âu cho hoạt động quân sự của nước này ở Syria.
Lý do Thổ Nhĩ Kỳ mở cửa biên giới hiện tại?
Theo CNN, hình ảnh này gợi nhớ tới dòng người tị nạn trong năm 2015 với số lượng lên tới hàng nghìn người tị nạn cắm trại ngoài trời đeo đẳng hi vọng có thể sang tới châu Âu.
Tín hiệu này đã bắt đầu vào hôm thứ Năm tuần trước khi Thổ Nhĩ Kỳ cho biết sẽ không ngăn cản dòng người tị nạn vào nước này qua đường biển hay đất liền.
Trở lại năm 2016, khi dòng tị nạn liên tục từ Thổ Nhĩ Kỳ sang châu Âu thì hai bên đã ký một thỏa thuận viện trợ tài chính nhằm ngăn chặn dòng người tị nạn sang đây. Tuy nhiên, châu Âu không bao giờ chi tiền. Và Thổ Nhĩ Kỳ - quốc gia có tới 3.5 triệu tị nạn chủ yếu đến từ Syria từng đưa ra đe dọa sẽ mở cửa biên giới nếu phải một mình gánh chịu dòng người tị nạn ở biên giới.
Theo hãng CNN, các thông tin về Thổ Nhĩ Kỳ sẽ mở cửa biên giới phía bắc châu Âu đã diễn ra ngay sau khi 33 binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ tử vong tại tỉnh Idlib từ nhiều cuộc tấn công vào đoàn xe của họ.
Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia có số lượng người tị nạn khổng lồ được xem như đòn bẩy nhằm hút nguồn hỗ trợ từ châu Âu cho các hoạt quân sự tại Syria.
Kể từ tháng 12, khoảng 1 triệu người đã phải di dời và đến gần hơn với biên giới Thổ Nhĩ Kỳ tạo ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo biên giới phía Nam, Thổ Nhĩ Kỳ. Thổ Nhĩ Kỳ đã nói rằng điều này đang vượt quá khả năng khi nhắc tới dòng người tị nạn. Vì vậy, một phần cũng để giải phóng không gian, nước này quyết định mở cửa biên giới phía nam Syria.
Chính phủ Hy Lạp đã phản ứng thế nào?
Hy Lạp vẫn giữ lập trường kiên định, không mở cửa biên giới và tăng cường giám sát dọc biên giới. Các thanh niên di cư thường đụng độ với lính biên phòng Hy Lạp. Phía lính biên phòng Hy Lạp thường bắn hơi cay vào những người này khi họ cố tình xông vào biên giới. Trong khi đó, số khác thỉnh quanh quẩn bên những đứa trẻ để cố giữ ấm trong thời tiết lạnh lẽo.
Một số người tị nạn cố gắng đi vào Hy Lạp khiến các cuộc đụng độ ngày càng nhiều hơn. Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố khoảng hàng chục nghìn người đã vào Hy Lạp khiến nhiều người hơn muốn đi về biên giới. Trái lại, Hy Lạp cho biết rát ít người có thể vào nước của họ,
Có những người tị nạn khác đã ở Thổ Nhĩ Kỳ trong nhiều năm, cố tìm việc, tìm nơi ở và trường học cho những đứa trẻ trong bối cảnh nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ đi xuống và chi phí sinh hoạt cũng đắt đỏ hơn. Cuộc sống của họ vất vả nơi đất khách.
Điều đó thật thất vọng và buồn. Hàng nghìn người chờ đợi ở biên giới trong nhiều ngày. Họ không có nơi trú ẩn. Nhiệt độ giảm xuống sâu vào ban đêm và trời mưa liên tục. Nhiều người phải chặt gỗ từ khu rừng để đốt giữ ấm. Nhiều đưa trẻ bị ốm và người già cũng vậy.
Phản ứng từ Nga?
Đối với Thổ Nhĩ Kỳ, điều gì xảy ra ở Idlib và tiềm năng của dòng người Syria tị nạn ở đây có thể tạo nên khủng hoảng. Thổ Nhĩ Kỳ muốn ngăn chặn thảm họa nhân đạo tại Syria và tránh dòng tị nạn khác từ nước này.
Vào tháng Hai, Thổ Nhĩ Kỳ đã có 50 binh lính tử vong tại Idlib. Hiện tại, Ankara đãng đối mặt với lực lượng chính quyền Syria tại nước này, trong đó Nga liên tục hỗ trợ tại đây. Mỹ, châu Âu và NATO đã đưa ra tuyên bố hợp sức đối phó cùng Ankara nhưng ít có động thái giúp đỡ.
Việc mở cửa biên giới, Thổ Nhĩ Kỳ đang tính toán và hi vọng cho sự hỗ trợ mới trong bối cảnh dòng tị nạn ngày càng nhiều.
Những gì đang xảy ra ở biên giới phía bắc Thổ Nhĩ Kỳ và châu Âu đều liên quan đến những gì đang diễn ra ở biên giới phía nam Syria. Một nỗ lực kiểm soát khủng hoảng nhân đạo tại Syria có thể dẫn đến một tình trạng khẩn cấp khác dự đoán sẽ xảy ra ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp trong bối cảnh dòng tị nạn đã sẵn sàng ở đây. Tuy nhiên, theo CNN, điều này không chắc chắn liệu châu Âu có bị áp lực từ diễn biến này hay không cho dù mọi thứ đang bị đẩy lên cao trào.
Hồng Nhung
Theo Toquoc
Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi hai máy bay Syria Truyền thông nhà nước Syria hôm nay đưa tin Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn rơi hai máy bay của nước này tại tỉnh Idlib. Khói bốc lên sau một cuộc không kích ở thị trấn Saraqeb, tỉnh Idlib, ngày 28/2. Ảnh: Reuters. Hãng thông tấn nhà nước Syria SANA cho biết phi công đã kịp nhảy dù và an toàn. SANA không nêu...