Sửng sốt nguyên nhân khiến Gia Cát Lượng chết trong đau đớn
Gia Cát Lượng là nhân vật nổi tiếng lịch sử Trung Quốc. Cái chết của nhà quân sự tài ba thời Tam Quốc này khiến nhiều người thương tiếc. Nguyên nhân khiến Gia Cát Lượng tử vong được xác định là do ông mắc nhiều căn bệnh nguy hiểm.
Gia Cát Lượng (181 – 234) là nhà chính trị, nhà ngoại giao, nhà quân sự nổi tiếng thế giới. Cuộc đời của Gia Cát Lượng được công chúng biết đến nhiều thông qua tiểu thuyết “Tam quốc diễn nghĩa”.
Sinh thời, Gia Cát Lượng, tự Khổng Minh, hiệu Ngọa Long tiên sinh, là một nhân vật có khả năng “hô mưa gọi gió” của Thục Hán thời Tam Quốc. Gia Cát Lượng có nhiều công lao giúp triều đình Thục Hán tồn tại và phát triển trong bối cảnh tình hình các nước vô cùng rối ren.
Là bậc quân sư tài ba của Thục Hán, Gia Cát Lượng qua đời vào năm 234. Khi ấy, ông 54 tuổi. Với những công lao to lớn đối với triều đình Thục Hán, Hoàng đế Lưu Thiện phong Khổng Minh làm Trung Vũ Hầu.
Nguyên nhân cái chết của Gia Cát Lượng được biết đến là vì ông mắc bạo bệnh. Theo đó, nhiều người không khỏi tò mò căn bệnh nào đã đoạt mạng bậc quân sư lưu danh thiên cổ của nhà Thục Hán.
Video đang HOT
Các chuyên gia đã tiến hành nghiên cứu các tài liệu, ghi chép lịch sử, bao gồm cả tiểu thuyết “Tam quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung và phát hiện những căn bệnh khiến Gia Cát Lượng qua đời.
Cụ thể, các chuyên gia phát hiện Gia Cát Lượng khiến sức khỏe suy sụt nghiêm trọng là do làm việc quá nhiều trong khi thời gian nghỉ ngơi rất ít.
Việc ăn uống, nghỉ ngơi không điều độ, khoa học trong suốt thời gian dài khiến Khổng Minh rơi vào trạng thái mệt mỏi, tinh thần sa sút. Theo đó, ông mắc bệnh về đường tiêu hóa.
Có tài liệu còn ghi chép rằng Khổng Minh thường nôn ra máu. Các chuyên gia suy đoán đây là triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày giai đoạn cuối. Chưa hết, Khổng Minh thường ngất xỉu được cho là bằng chứng về việc hạ đường huyết, thiếu máu.
Gia Cát Lượng luôn trăn trở ngày đêm về tình hình chiến sự nhằm tìm ra những mưu kế xuất sắc để giải quyết vấn đề của nước nhà nên thường ở trong tâm trạng lo lắng, căng thẳng, thậm chí là u uất.
Những căn bệnh này đã khiến sức khỏe Gia Cát Lượng yếu đi trông thấy trong những năm cuối đời. Cuối cùng, ông qua đời vì những căn bệnh nguy hiểm do không được điều trị tận gốc.
Theo Tâm Anh/kienthuc.net.vn
5 nguyên nhân khiến bạn bị đầy hơi, chướng bụng
Khi hệ tiêu hóa gặp trục trặc, cơ thể sẽ không hấp thu đủ chất dinh dưỡng, dẫn đến các vấn đề về sức khỏe như mệt mỏi, hội chứng ruột kích thích, đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, buồn nôn, táo bón, tiêu chảy...
Chăm sóc bệnh nhân thư đường tiêu hóa.
Trong đó, đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu là những triệu chứng thường gặp ở đường tiêu hóa, thường do các nguyên nhân dưới đây:
1. Ăn uống không hợp lý: Ăn nhiều chất béo, gia vị; sử dụng chất kích thích như rượu, bia, cafe, thuốc lá ... gây rối loạn vận động ống tiêu hóa. Ăn uống quá nhanh, nhai không kỹ, nuốt vội vàng. Loạn khuẩn trong đường tiêu hóa làm cho thức ăn không đủ men để chuyển hóa thức ăn gây ứ đọng, lên men và sinh hơi.
2. Rối loạn tiêu hóa, thức ăn xuống ruột chậm. Thời gian tiêu hóa thức ăn ở dạ dày và hấp thu ở ruột non thông thường từ 3 - 5 giờ đồng hồ. Nếu quá thời gian đó mà thức ăn vẫn chưa được tiêu hóa sẽ sinh ra chướng bụng; thậm chí có nguy cơ tiêu chảy.
3. Do các bệnh lý về đường tiêu hóa như: viêm loét dạ dày tá tràng, hẹp hang vị, ung thư dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa chức năng, táo bón mãn tính. Chướng bụng còn xuất phát từ các bệnh lý nguy hiểm khác: tắc ruột, do nhiễm ký sinh trùng Giardia, bệnh Crohn - một bệnh viêm mãn tính ở đường ruột, tăng trưởng vi khuẩn quá mức ở ruột, kém hấp thu.
4. Tác dụng phụ của một số loại thuốc như: Kháng sinh, giảm đau kháng viêm, tiểu đường, huyết áp, thuốc tránh thai..., gây ra đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu.
5. Ngoài ra, những người hay lo âu, thần kinh căng thẳng, gặp nhiều stress cũng có thể gây ra những triệu chứng này.
Khi người bệnh có các dấu hiệu như ăn không ngon, mới ăn ít đã thấy no, bụng phình chướng, nuốt thức ăn hay bị nghẹn, nôn và buồn nôn, cảm giác khó chịu, đau, ợ hơi, trung tiện, sôi bụng, táo bón, rối loạn đại tiện, đi ngoài ra máu cần chú ý đây là cảnh báo bệnh lý đường tiêu hóa.
Để xác định được nguyên nhân triệu chứng gây chướng bụng, đầy hơi, cần rà soát những thói quen không tốt trong ăn uống và sinh hoạt hàng ngày.
Để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, cần lựa chọn thực thẩm có tính kiềm, có khả năng trung hòa axit: thực phẩm từ tinh bột như bánh mì hay bột yến mạch, hay đạm dễ tiêu... vì các thực phẩm này giúp tránh sự bào mòn lớp nhầy trong dạ dày của axit, hạn chế các nhịp cơ thắt thực quản có axit trào lên.
Hạn chế thực phẩm kích thích tăng tiết axit hay kích thích cơ thắt dưới thực quản: hoa quả, hàm lượng axit cao (chanh, cam, dứa...), nước có ga, thức ăn cay, nóng, chocolate...
Cần kiêng rượu bia, cà phê, thuốc lá. Không mặc quần áo quá chật, không ăn quá no, không ăn muộn vào buổi tối, không cúi quá lâu, không nằm trong 2 giờ sau khi ăn, không uống quá nhiều nước trong khi ăn. Ngủ nằm đầu cao 15 cm so với chân.
Giảm cân nếu thừa cân, béo phì.
Trong những trường hợp bị đầy hơi, chướng bụng tái phát nhiều lần, giảm cân không rõ nguyên nhân, đau bụng, đi đại tiện ra máu, sốt không rõ nguyên nhân, nôn ói kéo dài, người bệnh cần nhanh chóng đến gặp các bác sỹ.
Theo infonet
Những sai lầm chết người khi chăm trẻ sốt xuất huyết Ở nước ta hiện nay đang là cao điểm mùa dịch sốt xuất huyết. Nhiều trường hợp trẻ tử vong xảy ra do cha mẹ mắc phải những sai lầm sau đây. Thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố Hồ Chí Minh, bác sĩ CKII Nguyễn Minh Tiến, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố Hồ Chí Minh cho biết sai lầm...