Sửng sốt Ly Cung của triều đại nhà Hồ
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, hồ Sao Sỉa gần như trở thành một bãi đất bằng phẳng, cỏ dại mọc ngập mặt đất, trong khi tứ phía của hồ được bao bọc bởi rừng cây xanh thẳm.
Ở vùng đất Đại Lại xưa (nay thuộc xã Hà Đông, huyện Hà Trung, Thanh Hóa) là nơi khởi nghiệp của Vương triều Hồ, chính quyền địa phương và các nhà nghiên cứu vừa phát hiện thấy khu vực mà theo truyền thuyết là địa điểm Hồ Quý Ly sử dụng làm nơi đào tạo, rèn giũa binh sĩ, nằm ẩn trên khu đất bằng phẳng trong giữa khu rừng thông tĩnh mịch.
Ngoài ra, trong quá trình canh tác, người dân, đặc biệt là ông Chủ tịch UBND xã Hà Đông Phạm Văn Vĩnh còn tìm thấy khu vườn thượng uyển nằm bên tả cung Bảo Thanh đang bị vùi sâu dưới lòng đất.
Xạ nước Kim Phát luôn trong xanh và ăm ắp nước quanh năm.
Huyền bí hồ Sao Sỉa
Chỉ có số ít người dân ở Hà Đông hay đi chăn bò, dê mới biết rõ về những chiếc hồ lớn nằm trên đỉnh núi Ca Đề thuộc dãy Đại Lại, được bao trùm bởi ngút ngàn rừng thông nhiều năm tuổi. Đến thời điểm này, chính quyền địa phương tìm thấy 5 chiếc hồ xung quanh khu vực, trong đó có hồ nước đặt tên là Ao Bèo hay còn có tên gọi khác là hồ Sao Sỉa.
Ông Hoàng Hoa Hùng (82 tuổi, trú thôn Kim Phát, xã Hà Đông) kể: “Năm 1511, vua Lê Tương Dực đi vi hành qua hương Đại Lại, thăm Ly Cung, bất ngờ nhìn thấy núi Kim Âu đẹp quá, trông như một cái ngai.
Vua Lê Tương Dực sau khi đi bái yết sơn lăng về, nhân lúc có hứng xa giá vừa sang qua sông, bèn sai quân tùy tùng chỉnh đốn tướng sĩ ngược núi, thăm chùa Kim Âu, thăm hồ Sao Sỉa. Vua nhìn quanh bốn mặt non sông khói mây bảng lảng, mù tỏa mênh mông, tai văng vẳng nghe tiếng hạc kêu, vượn hót, mắt dõi trông yến múa, oanh bay. Tại đây chỉ có mây trôi, hàng cổ thụ um tùm, đèn hoa mấy đốm, soi sáng tòa sen”.
Câu chuyện về hồ Sao Sỉa khiến người viết bài này rất tò mò khi mà chính quyền địa phương đưa ra chi tiết, khi vua Hồ Quý Ly về đây lập cung điện, ông từng đưa quân sĩ lên khu vực hồ Sao Sỉa luyện tập võ nghệ, nâng cao thể lực, thích nghi với môi trường khắc nghiệt.
Dẫn chúng tôi ngược núi là các chiến sĩ Công an xã Hà Đông, con đường lên non mỏng mảnh, len lỏi qua khe hở của bạt ngàn rừng thông đang kỳ thu hoạch. Mất hơn một giờ đi bộ, cả đoàn có mặt ở đỉnh Kim Âu, khu hồ hiện ra trước vậy mà tôi vẫn cứ nghĩ dường như đó chỉ là điều huyễn hoặc. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, hồ Sao Sỉa gần như trở thành một bãi đất bằng phẳng, cỏ dại mọc ngập mặt đất, trong khi tứ phía của hồ được bao bọc bởi rừng cây xanh thẳm.
Phải chăng nơi đây, vua nhà Hồ từng dùng làm nơi huấn luyện quân sự? Mang sự tò mò này về hỏi ông Phạm Văn Vĩnh – Chủ tịch UBND xã Hà Đông, ông cho biết: Ngay từ khi còn nhỏ, ông đã nghe các bậc cao niên kể rằng, trên dãy Đại Lại có cồm (các gò đất nhỏ), vũng do các mảnh thiên thạch rơi xuống tạo thành rất nhiều cái ao lớn.
Theo truyền thuyết, khu vực hồ Sao Sỉa là nơi mà Hồ Quý Ly thao luyện đội quân tinh nhuệ chuyên hoạt động ở những nơi hiểm trở. Cạnh khu vực thao trường, vua Hồ cho đào một giếng khơi (hiện vẫn còn dấu tích miệng giếng) để quân sĩ lấy nước sạch sinh hoạt. Thế nhưng, đến ngày nay Ao Bèo gần như bị vùi vào quên lãng.
Một khối đá chân tảng nằm lăn lóc ở chính điện Ly Cung.
Phát hiện vườn thượng uyển!
Video đang HOT
Khi giặc Minh xâm lược nước ta, Ly Cung nhà Hồ bị phá phách, đến giờ chỉ còn tồn tại như một phế tích. Song khi giặc rút đi thì ở cung Bảo Thanh vẫn còn tồn tại hệ thống nền móng vững chắc và ngôi chùa Phong Công, hay còn gọi là chùa Tranh.
Ông Phạm Văn Vĩnh kể: “Từ đời này sang đời khác, người dân Đại Lại vẫn lưu truyền trong dân gian rằng ngôi chùa này còn hiện diện đến vài trăm năm sau mới bị phá dỡ. Riêng phần nền móng của cung điện, các công trình phụ cận của nhà Hồ thì vẫn còn khá nguyên vẹn.
Được biết, hầu như giặc giã chỉ phá phách phần trên, còn kết cấu phần dưới bằng đá nhỏ thì không bị tác động đến. Nhưng vào khoảng giữa thế kỷ trước, nhân dân có phong trào bài phong nên Ly Cung tiếp tục trở thành nạn nhân của việc hủy hoại di sản”.
Năm 1942, GS Hoàng Xuân Hãn, nhân chuyến đi qua vùng Lèn (Hà Trung) đã phát hiện ra phế tích kiến trúc cũ đổ nát. Nhưng phải đến năm 1979, sau nhiều đợt thám sát, giới khảo học mới tìm ra và khẳng định đây chính là Ly Cung nhà Hồ. Tuy là phế tích, song về phần nền chùa, các khu tam quan trong và ngoài do sự kiêng kỵ cho nên ít bị động chạm đến.
Từ đó, trong các năm 1979 – 1985, các nhà khảo cổ tiến hành khai quật làm bốn đợt ở Ly Cung trên diện tích rộng 600m2. Trong đó, ở kiến trúc hoàng cung đã tìm thấy hàng đá xanh bó móng được gia công thành những khối vuông vức, đầu tiếp giáp có lỗ đổ cá bằng chì, liên kết với nhau thành một khối. Bên ngoài hàng đá xanh bó nền là hàng gạch hoa bó vỉa bao quanh, điểm ngoài kế tiếp có hàng gạch bìa xếp đứng. Trên nền chính điện còn sót lại những tảng đá như một minh chứng về sự đồ sộ của Ly Cung.
Phần sân điện có bố cục gần vuông, toàn bộ mặt sân lát bằng loại đá phiến với kích thước khá lớn, có điểm gạch hoa bao xung quanh. Đặc biệt giữa nền điện gần về sân điện đã phát hiện được bệ đá hoa sen cực lớn. Bên trong và bên ngoài nền sân điện còn tìm được những hiện vật nghệ thuật đá chạm hoa cúc dây, cánh sen, tượng chó, vịt…
Những kết quả nghiên cứu khảo cổ học có vai trò đặc biệt quan trọng để đánh giá về giá trị của một di tích. Mới đây, ông Hồ Quang Sơn – Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Lam Kinh, kiêm Chủ tịch Hội Cổ vật Thanh Hóa – bật mí cho tôi biết những thông tin có ý nghĩa đặc biệt của di tích này.
Theo ông Hồ Quang Sơn, ngay trong khu vực phụ cận, thuộc mảnh đất canh tác cây lâu năm của gia đình ông Vũ Văn Thành, có dấu hiệu cho thấy nơi đây chính là khu vườn thượng uyển của nhà Hồ.
Giếng Vua được kè bằng đá ở phần đáy, nguồn nước giếng quanh năm trong xanh.
Ông Phạm Văn Vinh – Chủ tịch UBND xã Hà Đông – mô tả: “Khu vườn do gia đình ông Thành quản lý khá vuông vức, thửa đất bằng phẳng, xung quanh còn tồn tại những dấu tích tường đá cũ. Ông Vĩnh vẽ lại sơ đồ khá chi tiết về khu vườn thượng uyển để phóng viên hình dung, qua sơ đồ cho thấy, khuôn viên, dấu tích đá hiện lên khá quy mô, được quy hoạch và bài trí hợp lý thể hiện sự uy nghi nơi cung đình. Nhưng bây giờ chỉ còn lại những khối đá nhỏ và một số khối đá lớn nằm sâu dưới lòng đất”.
Chúng tôi tìm gặp ông Vũ Văn Thành – chủ nhân của khu đất thầu có chứa vườn thượng uyển đang ẩn sâu dưới nền đất khoảng 1m. Ông Thành kể: “Gia đình tôi thầu khu đất được cho là có chứa vườn thượng uyển trong lòng đất từ năm 1989. Quá trình đào hố, trồng cây đã nhiều lần tôi thúc cuốc, thuổng xuống đất thì bị vướng đá, gạch gây quằn lưỡi dụng cụ. Bực quá, tôi mới tò mò khơi rộng hố đất thì mới biết đó là những khối đá, gạch kè thành nhiều ô, thẳng hàng, các dấu tích ô kè có hình quả trám.
Sau đó, anh Vĩnh – Chủ tịch UBND xã – đến xem xét, chính anh ấy là người phát hiện và nhận định đây là khu vườn thượng uyển của nhà Hồ xây dựng lên. Mong muốn của gia đình, các cơ quan chức năng sớm về nghiên cứu, tiến hành thực hiện khai quật khảo cổ học để xác định nếu đúng đó là di tích lịch sử Ly Cung thì nhà tôi sẽ trả lại để các cấp ngành có phương án trùng tu, tôn tạo”.
Tìm thấy giếng vua và xạ nước
Ngoài những công trình nêu trên, cũng trên địa bàn xã Hà Đông (huyện Hà Trung) các nhà nghiên cứu còn phát hiện một số công trình cổ khác vốn được xây dựng từ thời nhà Hồ vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Ông Hồ Quang Sơn – Chủ tịch Liên chi hội di sản văn hóa Lam Kinh – chính là người phát hiện ra giếng vua hiện còn khá nguyên vẹn. Giếng nằm trên khu đất do địa phương quản lý nhưng lại chen giữa hai hộ dân Hoàng Văn Hạnh và Đặng Văn Đang thuộc thôn Đại Lại.
Anh Nguyễn Văn Thái – cán bộ văn hóa xã Hà Đông – như hiểu được sự hoài nghi và tò mò của tôi dẫn đến tận nơi mục sở thị giếng vua. Giếng xây dựng hình vuông, xung quanh lòng giếng được kè bằng đá tấm thành từng lớp, lớp dưới so le với lớp trên. Phần từ mặt nước trở lên có thể được xây bằng gạch, trát vữa.
Anh Hoàng Văn Hạnh (chủ hộ sống cạnh giếng) cho biết: Trước khi sinh ra, anh không rõ giếng vua tồn tại ra sao. Song, từ ngày lớn lên, cư trú trên mảnh đất này chưa bao giờ anh thấy nước bị đục. Tuy giếng nằm không sâu vậy nhưng nguồn nước ngầm lúc nào cũng đầy ắp, trong xanh, mát lành.
Không chỉ phát hiện giếng vua, chính quyền xã Hà Đông và một số nhà nghiên cứu lịch sử ở địa phương còn tìm thấy hai xạ nước nằm bên tả, hữu cung Bảo Thanh. Theo đó, xạ nước là điểm cuối của mạch nguồn được chắt lọc từ trong lòng dãy núi Đại Lại để các bậc quan lại nhà Hồ sử dụng trong sinh hoạt thuở xưa. Các bậc quan lại triều Hồ lấy nước từ chân núi chảy qua máng dài khoảng 100m. Máng được xây dựng bằng gạch, phía trên lợp mái bằng ngói úp để dẫn nước về xạ. Phần xạ nước xây theo hình bán nguyệt, trên thành lắp ghép bằng các khối đá xanh nhỏ chồng lên nhau nằm ở phía sau hậu cung.
Bên cạnh xạ còn tồn tại dấu tích một nhà bốn mái với một giường đá lớn để người đến tắm nghỉ ngơi khi mưa nắng. Bên cạnh xạ là hai giếng ngọc cách cung Bảo Thanh khoảng 100m về phía tây bắc.
Từ thôn Đại Lại, chúng tôi ngược sang thôn Kim Phát tiếp tục khám phá xạ nước còn khá nguyên vẹn đang được hằng trăm hộ dân thôn này sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày. Nguồn nước xạ Kim Phát cũng trong xanh chẳng kém gì nước ở giếng vua.
Trao đổi với một phụ nữ đang gội đầu ở xạ, chị cho biết: “Cả thôn Kim Phát từ nhiều đời nay đều sống nhờ nguồn nước lấy từ xạ này. Song, có một điểm đáng chú ý đó là người dân chỉ lấy nước hoặc tắm, rửa lúc trời còn sáng. Khi màn đêm buông xuống không ai được phép ra xạ, bởi theo quan niệm dân gian thì đêm tối phải dành xạ cho các tiên nữ xuống trần rong chơi tắm”.
Mặc dù cung Bảo Thanh xưa nay đã được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia, tuy nhiên nó lại đang tồn tại như một phế tích. Tại khu đất được xác định là chính điện, giờ chỉ còn sót lại một khối lượng ít ỏi phần nền móng được xây dựng bằng đá. Song, trong quần thể di tích vẫn còn nhiều di tích khác đặc biệt có giá trị về mặt lịch sử cũng như giá trị thực tiễn phục vụ cuộc sống con người. Hơn thế, đây còn là di tích phụ cận có ý nghĩa đặc biệt đối với di sản văn hóa thế giới thành nhà Hồ.
Thế nhưng, kiến trúc Ly Cung đến nay vẫn đang bị bỏ mặc cho mưa nắng và thời gian tàn phá. Từ những phát hiện của chính quyền, nhà nghiên cứu và người dân xã Hà Đông, các cấp, ngành từ tỉnh đến trung ương cần sớm quan tâm đầu tư để trùng tu tôn tạo đối với Ly Cung, một minh chứng có dấu ấn đặc biệt quan trọng đối với vương triều Hồ. Cần sớm khai quật, khu đất thuộc quyền quản lý của gia đình ông Thành để xác định nơi đây có đúng là khu vườn thượng uyển không và có biện pháp bảo vệ.
Theo Anh Tuấn
Lao động
Ký ức một thời máu lửa của cựu thanh niên xung phong
Đã gần 50 năm trôi qua, kể từ ngày dẫn đoàn thanh niên xung phong (TNXP) lên đường "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước", thế nhưng ký ức một thời máu lửa vẫn in đậm trong trái tim người lính cụ Hồ, người TNXP Trần Võ Tánh.
Lá cờ tung bay trên đỉnh Trường Sơn
Trong phòng truyền thống của Hội cựu TNXP vẫn còn lưu giữ lá cờ với chi chít những vết thủng vằm, dấu vết của những mảnh bom đạn Mỹ găm vào. Ít ai biết được rằng, lá cờ ấy cách đây gần 50 năm đồng hành cùng TNXP vào sinh ra tử.
Để hiểu hơn về chứng nhân của một thời kháng chiến hào hùng, chúng tôi tìm gặp ông Trần Võ Tánh, chàng TNXP ngoài 20 tuổi ngày ấy dẫn theo hàng nghìn TNXP đi mở đường Trường Sơn. Ông sinh ra trên mảnh đất Lam Kinh - vùng đất địa linh nhân kiệt, Trần Võ Tánh thừa hưởng dòng máu đầy nhiệt huyết của cha ông.
Đang làm thầy giáo, Võ Tánh được điều sang làm Ban chỉ đạo TNXP Thanh Hóa vào năm 1965 khi giặc Mỹ ồ ạt đổ quân vào miền Nam, đánh phá miền Bắc. Lúc này tình thế cấp bách, Võ Tánh được giao nhiệm vụ chi viện cho chiến trường miền Nam. Mặc dù đứa con đầu của ông mới chỉ 8 tháng tuổi nhưng gạt bỏ việc tư, Võ Tánh đã dẫn đoàn TNXP lên đường hành quân vào với miền Nam ruột thịt.
Vào ngày 18/6/1966, trước ngày lên đường, chàng thanh niên trẻ ấy nhận trên tay lá cờ rộng 1,4m có thêu dòng chữ: "Phát huy truyền thống Thanh Hóa anh hùng" do tỉnh ủy Thanh Hóa trao tặng như một lời nhắc nhở anh cùng đoàn TNXP cố gắng. Những dòng chữ đó như khắc vào tim anh một lời thề, lời hứa sẽ hoàn thành nhiệm vụ.
Đoàn TNXP mang theo lá cờ tỉnh nhà trao tặng mải miết đi về phương Namcho đến gần 1 tháng sau cuộc hành trình mới dừng lại ở huyện Bố Trạch (Quảng Bình). Bắt đầu từ đây, lực lượng TNXP phải làm nhiệm vụ hết sức nặng nề: đảm bảo mạch máu giao thông thông suốt trong mọi tình huống, bốc vác hàng hóa, vận chuyển thương binh, kết hợp với công binh bộ đội mở con đường Trường Sơn dài hơn 100 km chỉ trong vòng 1 tháng.
Dù đã ngoài 80 tuổi nhưng những ngày hành quân trên chiến trường, cụ Võ Tánh vẫn còn nhớ như in, cụ kể: "Hành quân vào đến địa phận Quảng Bình cũng là thời điểm Mỹ đánh phá ác liệt ngày đêm. Đặc biệt bến phà Xuân Sơn, dốc đá Đồng Tiền, Suối ba khe, dốc Ba Thang... ấy thế mà nơi bỏng rát bom đạn ấy những TNXP chúng tôi vẫn ngời ngời khí thế. Lá cờ thêu chữ "Phát huy truyền thống Thanh Hóa anh hùng" vẫn phấp phới tung bay trên đỉnh Trường Sơn dù cho bom rơi, nhiều mảnh đạn găm vào. Lực lượng TNXP đi đến đâu, lá cờ tung bay phấp phới đến đó".
"Những khẩu hiệu "Sống bám đường bám cầu, chết kiên cường dũng cảm", "Dù tim ngừng đập chứ không để đường tắc", "Địch đánh ngày thì ta làm đêm" hay "Chiến trường là trận địa, thanh niên là cuốc xẻng xà beng" luôn đồng hành cùng lực lượng TNXP. Chiến tranh càng khốc liệt, tinh thần khí thế dũng cảm quên mình của những người lính TNXP chúng tôi càng mãnh liệt" - cụ Tánh bồi hồi nhớ lại.
Cụ cũng xót xa khi nhớ về thời điểm giữa tháng 4 năm 1968, Mỹ đánh phá ác liệt hơn, âm mưu đánh sập núi, gây tắc toàn tuyến đường, mỗi ngày có hàng chục trận bom B52 rải xuống, hàng trăm người nằm lại nơi này, hàng trăm người khác bị thương. Thế nhưng, lá cờ lại như cổ vũ động viên anh em không chùn bước.
Hơn 80 tuổi nhưng cụ Tánh vẫn nhớ như in những ngày tháng "xẻ dọc Trường Sơn" đi cứu nước
Đầu năm 1971, dưới sự dẫn dắt của Võ Tánh, 3.000 TNXP Thanh Hóa tiếp tục vào chiến trường làm nhiệm vụ đảm bảo giao thông tuyến đường 15A từ cầu Tào lên khe nước lạnh, lại thông tuyến, mở đường, tháo bom... Có hào hùng có khốc liệt, có lá cờ mang theo như lời cổ vũ, động viên anh em TNXP vượt qua đau thương để hoàn thành nhiệm vụ.
Điều trăn trở với cụ Võ Tánh sau khi trở về thời bình đó là hàng trăm nữ TNXP trở về trong cô đơn, không nơi nương tựa. Họ đã hy sinh tuổi xuân, cam phận cô đơn khi cống hiến cho công cuộc giải phóng đất nước cả một thời xuân sắc. Nỗi trăn trở này không lúc nào nguôi trong trái tim cựu TNXP, nguời lính cụ Hồ này.
Hai lần được gặp Bác Hồ
Nói về 2 lần được vinh dự gặp Bác Hồ, cụ Tánh vẫn còn bồi hồi cái cảm giác hạnh phúc, sung suớng. Cụ tâm sự: "Tôi được tỉnh cử làm trưởng đoàn gồm 7 người đi Hà Nội dự đại hội "chiến sỹ thi đua toàn quốc". Hai ngày đầu họp báo cáo thành tích điển hình, đến ngày thứ 3, khoảng 9 giờ 30 phút ngày 24/3/1966 thì thấy Bác Hồ với trang phục quần áo nâu chống gậy đến. Tất cả mọi người không kìm nén được sung sướng đã hò reo vang cả phòng hội nghị. Nhiều người phía sau sợ không nhìn thấy rõ Bác nên đứng cả lên ghế. Cái cảm giác lần đầu tiên được ra Hà Nội, cũng lần đầu tiên gặp Bác không thể diễn tả hết được hạnh phúc".
Lần thứ 2 cụ được gặp Bác Hồ chỉ cách lần thứ nhất 1 ngày, đó là ngày 25/3/1966, trong buổi lễ kỷ niệm thành lập Đoàn lần thứ 35 tại hội trường Ba Đình - Hà Nội. Cụ bảo không bao giờ nghĩ lại tiếp tục được gặp Bác. Mọi người chạy lại vây kín lấy Bác. Giây phút đó cho đến bây giờ cụ vẫn còn nhớ như in.
"Bác đến nhưng không ở lại lâu, chỉ chúc các anh, chị, em sức khoẻ, cố gắng hoàn thành nhiệm vụ, chúc đánh thắng giặc ngoại xâm. Bác đặt niềm tin vào thế hệ trẻ sẽ làm được. Những lời Bác Hồ nói như khắc sâu vào trong tim những người lính cụ Hồ. Ai nấy như nguyện một lòng làm theo lời Bác" - cụ Tánh kể.
"Rồi bác hỏi trong tất cả mọi người có ai nhớ 5 điều Bác Hồ dạy. Lúc đó tôi nghĩ không ai là không nhớ nhưng mọi người run quá không dám giơ tay. Bác đến gần anh em Thanh Hoá đang ngồi ngay hàng ghế đầu và bảo trong các cháu ai nhớ nào. Tôi mạnh dạn giơ tay và nói "thưa Bác cháu nhớ ạ". Nhưng khi đứng lên gần Bác để đọc thì tôi chỉ nhớ được hơn 1 câu vì cảm giác run và sung sướng làm tôi bỗng dưng quên hết".
Chàng TNXP Trần Võ Tánh bây giờ
Cho đến bây giờ, đã ngoài 80 tuổi nhưng ký ức một thời máu lửa, ký ức về những giây phút được gặp Bác Hồ chưa bao giờ phai nhạt trong trái tim người TNXP Trần Võ Tánh. Lá cờ thêu chữ của tỉnh trao tặng, nhân chứng trên hành trình "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước" được cụ giữ cẩn thận. Cách đây 2 năm, cụ đã trao lại cho Hội cựu TNXP lưu giữ và được trưng bày tại phòng truyền thống của Hội.
Theo Dantri
30/6 - Ngày lịch sử của thị trường vàng Hôm nay, ngày 30-6-2013, một ngày rất có thể sẽ đi vào lịch sử của thị trường vàng Việt Nam bởi dấu mốc quan trọng của nó và những tác động quan trọng của nó đối với thị trường cũng như đối với giá trị của kim loại quý này với nền kinh tế. Theo đúng các quy định của Chính phủ, ngày...