Sững sờ nghe được lý do đằng sau việc mẹ chồng không chịu giặt quần áo cho tôi khi ở cữ
Nghe mẹ chồng nói mà tôi ức lên tận cổ, chỉ muốn chạy ra nói thẳng vào mặt mẹ hết nỗi lòng của mình.
Nghe chồng tôi kể là bố chồng đã mất từ khi anh mới được 3 tuổi, mẹ chồng ở vậy nuôi 2 anh em khôn lớn. Em gái đã lấy chồng cũng ở gần nhà mẹ chồng tôi, còn chồng tôi muốn sống chung với mẹ để tiện chăm sóc bà.
Khi chưa về làm dâu, tôi cho rằng mẹ chồng cũng như mẹ mình cứ đối xử tốt với họ thì ắt họ đối tốt với mình, nhưng thực tế thì không phải như những gì mình nghĩ.
Khi tôi sinh con, chồng tôi thì đi công tác không giúp được gì, mẹ đẻ tôi ở xa, ngày tôi sinh bà không đến chăm được, cứ nghĩ ở chung với mẹ chồng sẽ trông nhờ vào bà. Nào ngờ ngày đầu tiên ở bệnh viện tôi đã phải ứa nước mắt khi nhìn mẹ nhặt riêng quần áo của bà ra rồi ném quần áo của hai mẹ con tôi vào cái chậu để góc nhà tắm.
Những ngày chăm con biết bao khó khăn cũng qua, bây giờ con tôi cũng được 3 tuổi rồi. (Ảnh minh họa)
Sang đến ngày thứ 3 chậu quần áo cứ chất đầy lên, mẹ chồng cũng chẳng động vào, cứ đi làm việc của bà. Thậm chí chẳng thèm hỏi thăm sức khỏe của tôi ổn chưa. Đến khi sắp hết quần áo để mặc, đợi mãi chẳng thấy em chồng sang chơi, tôi đành phải chờ một chị hàng xóm giặt giúp.
Mỗi khi nhờ mẹ chồng bế cháu để tôi có thể làm vệ sinh cá nhân một lúc, thì mới bế chút bà đã kêu đau lưng rồi mắng chửi tôi: “Làm gì cũng chậm như rùa, mau lên mà về bế con đi tôi còn phải đi sinh hoạt tổ dân phố, không rảnh ở nhà hầu chị đâu”.
Những ngày chăm con biết bao khó khăn cũng qua, bây giờ con tôi cũng được 3 tuổi rồi, cứ tưởng đã đến lúc được nghỉ ngơi một chút nào ngờ mẹ chồng lại bị ngã gãy chân. Thế là tôi lại tất bật chăm sóc mẹ chồng, trong bệnh viện cũng như ở nhà chỉ có mình tôi chăm bà. Còn cô con gái tuy ở gần đấy nhưng công việc của em ấy làm nhà nước nên khó nghỉ hơn tôi làm tư nhân.
Mẹ chồng bị gãy chân có rất nhiều người đến thăm, họ cho đủ thứ nào trái cây, sữa bánh và tiền. Con tôi nhìn thấy bánh ngon, nó thèm ăn liền hỏi xin bà, thế mà bà cứ nhìn chằm chằm ti vi giả vờ như không nghe thấy gì. Tôi cảm thấy rất bực liền bảo con: “Người ta thăm bà để bà ăn mới mau khỏi bệnh”, con tôi nghe thế nên không đòi nữa.
Video đang HOT
Mẹ chồng đối xử với tôi như thế hỏi làm sao tôi có thể đối tốt được. (Ảnh minh họa)
Đến ngày hôm sau mẹ con cô em chồng đến chơi, ở trong phòng tôi nghe thấy rõ từng lời mẹ chồng nói với con gái: “Đây bánh và trái cây con mang về cho bọn trẻ ăn đi, cả lốc sữa nữa này, họ thăm nhiều quá mẹ ăn không hết”. Cô em thắc mắc: “Sao mẹ không đưa cho chị dâu với cháu ăn, để lâu hỏng đấy?”.
Mẹ chồng đáp lại: “Ngữ ấy cho ăn phí của trời, người không có máu mủ gì nhìn đã thấy khó chịu rồi chứ chẳng muốn cho cái gì. Thằng cu thì biết được có phải cháu mình không, đẻ ra chẳng có nét nào giống bố nó cả”. Nghe mẹ chồng nói mà tôi ức lên tận cổ, chỉ muốn chạy ra nói thẳng vào mặt mẹ hết nỗi lòng của mình.
Nhưng tôi không thể nói được bởi sẽ chẳng giải quyết được gì, khéo lại bị mẹ con họ quy kết là hỗn láo rồi làm ầm lên. Những ngày qua tôi đã vất vả thức đêm làm ngày để chăm sóc mẹ chồng vậy mà bà coi chẳng ra gì. Lại còn nghi ngờ đứa bé không phải ruột thịt nhà bà.
Mấy hôm nay tôi không còn mặn mà chăm sóc mẹ chồng nữa. Mọi người ơi mẹ chồng tôi đối xử tồi tệ với con dâu như thế làm sao cứ đòi hỏi tôi phải đối xử tốt với bà được?
Theo Afamily
Khi nước mắt ngừng rơi, đàn bà tàn nhẫn hơn bao giờ hết!
Khi buồn, đàn bà sẽ khóc. Người ta nói, còn khóc tức là mọi việc vẫn còn được cứu vãn, nếu nước mắt ngừng rơi, họ trở nên tàn nhẫn hơn bao giờ hết.
Chồng tôi, anh thường cáu kỉnh mỗi khi vợ khóc, thậm chí, đôi lần anh nói: "Đừng sướt mướt nữa. Đàn bà gì mà lắm chuyện, động tí đã rơi nước mắt". Anh than, nhìn đàn bà rớt nước mắt trông bực mình lắm.
Anh- người chồng đang sống cùng tôi là kẻ vô tâm nhất tôi từng thấy. Ngày còn yêu, anh tìm mọi cách để có được trái tim tôi, không ngừng chiều chuộng, săn đón, nhưng rồi khi về chung một nhà, anh ngày càng bộc lộ rõ bản chất của mình.
Khi tôi sinh con trai đầu lòng, anh vẫn ung dung vác túi đi làm, để mặc tôi với người mẹ già đã ngoài 60 tuổi. Mẹ tôi vừa phải chăm con, vừa chạy lo giấy tờ. Tôi đã gọi hàng chục cuộc điện thoại để anh vào "hỗ trợ" mẹ làm giấy tờ nhập viện, anh vẫn báo: "Việc bận lắm".
Chiều hôm đó, con trai chào đời, anh vào ngó con một tí lại về nhà nghỉ ngơi. Mẹ anh từ quê gọi điện cũng bảo anh vào với vợ, nhưng anh: "Úi xời" một cái thật dài.
Những ngày tôi ở cữ, mẹ chồng ra chăm, anh ỷ có mẹ nên chẳng đụng tay, đụng chân vào việc gì. Anh nói, việc của đàn bà, anh không làm. Anh hùng hồn tuyên bố: "Đàn ông là phải làm việc lớn, lo chuyện vĩ mô, còn bếp núc là chuyện đàn bà".
Anh nói, nhưng anh đâu nghĩ, số tiền anh mang về đưa cho vợ mỗi tháng có đủ để chi tiêu? Trong khi, gia đình có 3 người lớn (anh, tôi và mẹ chồng) cùng 1 đứa trẻ con. Có những tháng vì thiếu thốn, tôi vẫn phải gọi điện xin tiền mẹ đẻ.
Cũng vì anh ngày càng thay đổi, nên vợ chồng tôi thường xuyên có va chạm, khúc mắc. Khi tôi giận hờn, cáu gắt, anh không còn quan tâm, an ủi, thay vào đó là sự chì chiết, nói vợ là kẻ ăn bám chồng.
Những lời chồng nói, tôi vẫn nhớ như in, thậm chí đôi lần, khi tôi đang nằm xem phim, anh ném điều khiển nói rằng: "Ở nhà không làm gì thì kiếm việc mà làm, còn nằm bắc chân xem phim". Anh nói, nhưng anh có nhìn đứa con đang ấm hơi sữa nằm ôm mẹ?
Tôi ở nhà cũng vì bất đắc dĩ, con chưa tròn 3 tháng tuổi, nó cần có tôi bên cạnh. Nếu con đã cứng cáp, tôi việc gì phải nằm ở nhà trông chờ vào đồng lương của anh. Nhiều lúc, tôi cảm thấy đau đớn, tủi thân vô cùng.
Mẹ chồng ra ở cùng để chăm cháu, mỗi lần vợ chồng tôi va chạm bà ra mặt bênh vực con trai. Bà trách tôi chồng nói một câu, vợ lại cãi chem chẻm còn ra thể thống gì. Còn anh, được mẹ bênh càng được đà lấn tới.
Khi đàn bà hết yêu họ trở nên tàn nhẫn hơn bao giờ hết (Ảnh minh họa).
Rồi anh sa đà vào những cuộc nhậu thâu đêm, anh đi sớm về khuya mặc vợ dại con thơ vò võ. Chưa dừng lại ở đó, anh còn cặp bồ với cô cắt tóc gội đầu ở ngõ bên. Nhiều lần chứng kiến cảnh chồng chở nhân tình sau xe, nước mắt tôi cứ thế tuôn rơi.
Tôi đã thủ thỉ to nhỏ, tìm cách giữ chồng nhưng anh vẫn chứng nào tật ấy. Có những đêm nằm bên chồng mà tôi nhận rõ sự cô đơn. Cả đời, tôi đâu mong ước gì cao sang, tôi chỉ cần chồng thương vợ, đừng thờ ơ lạnh nhạt là tôi hạnh phúc lắm rồi.
Tôi thầm mơ về những ngày vợ chồng còn yêu thương mặn nồng, mỗi lần đi ngủ, anh lại ôm vợ vào lòng thủ thỉ... Nhưng tất cả đã rời xa mất rồi.
Có lẽ, chồng tôi không còn yêu vợ, nên anh mới vô tâm, phản bội vợ như thế. Tôi khóc nhiều lắm, có lúc tuyệt vọng, nhưng nhìn con, tôi lại không đành lòng...
Nếu anh đã tuyệt tình như vậy, từ nay về sau, tôi sẽ không cầu xin anh nữa. Tôi tự hứa không rơi nước mắt vì người đàn ông như thế nữa, tôi sẽ sống cho tôi, cho con trai.
Nếu trước đây, làm được đồng nào tôi đều cắc củm để dành, để lo cho gia đình, thì giờ tôi để dành một khoản để mua sắm, làm đẹp và chăm lo cho bản thân.
Từ nay, thay vì mỗi đêm ngồi chờ chồng bên mâm cơm nguội ngắt, gọi điện tra khảo anh đi đâu với ai giờ này chưa về, tôi bình thản lo cho mình, cho con. Tôi trở nên lầm lì, ít nói.
Từ ngày hiểu ra, tôi không còn khóc nữa, bởi tôi đã khóc quá nhiều rồi. Nước mắt tôi đã cạn khô sau những đêm khóc thầm mệt mỏi.
Tôi làm gì còn nước mắt để mà khóc nữa. Chồng không yêu mình, tôi sẽ yêu lấy bản thân tôi. Tôi đã đủ mạnh mẽ để học cách yêu mình.
Đàn bà ơi, thôi đừng khóc nữa, với những kẻ làm ta đau, nước mắt dành cho họ nào có ích gì. Hãy thương lấy mình, mỉm cười mà bước tiếp trong cuộc đời..
Theo Afamily
Ông xã không muốn chúng tôi ở riêng dù sống với mẹ chồng như địa ngục Tôi biết khi cố bỏ ra ngoài ở thì chồng cũng theo tôi nhưng với tâm trạng bất mãn. Tôi lấy chồng được 2 năm. Trước khi lấy chồng tôi cũng nghe mọi người nói mẹ chồng khó tính nhưng tôi không lo lắng vì nghĩ được chồng yêu thương là quan trọng nhất. Tính tôi tuy không khéo léo nhưng biết quan...