Súng nổ thành “chuyện thường ngày” ở Bangkok
Tiếng súng nổ liên tiếp và kéo dài hôm 26/2 đã làm rung chuyển nhiều khu vực thuộc Bangkok, nơi người biểu tình chống chính quyền Yingluck Shinawatra dựng trại suốt nhiều tuần qua.
Giờ đây, cảnh tượng như vậy không còn là hiếm ở thủ đô Thái Lan nữa. Trong vụ việc mới nhất, không có ai bị thương khi tiếng súng nổ rát ở khu vực thương mại trung tâm Bangkok. Trước đó vào cuối tuần, bạo lực đã cướp mạng sống của 5 người ở thành phố này và ở tỉnh Trat thuộc miền đông, với 4 trong số các nạn nhân là trẻ nhỏ.
Căng thẳng vì biểu tình ở thủ đô Thái Lan vẫn chưa có dấu hiệu lắng dịu.
Chỉ huy an ninh quốc gia Thái Lan Paradorn Pattanathabutr xác nhận không có trường hợp nào bị thương hay thiệt mạng trong các vụ việc sớm ngày 26/2.
“Chúng tôi vẫn không biết thủ phạm là ai. Gần đây, chúng ta chứng kiến ngày càng nhiều vụ việc như vậy xảy ra… Đáng chú ý là có những vụ việc như vậy mỗi ngày”, ông nói.
Người biểu tình muốn Thủ tướng Yingluck Shinawatra phải từ chức và xóa bỏ ảnh hưởng của anh trai bà, Thaksin Shinawatra, vì nhiều người tin rằng cựu Thủ tướng bị lật đổ đang sống lưu vong này vẫn nắm thực quyền ở Thái Lan. Sự tiếp xúc không thường xuyên giữa hai bên đến nay vẫn chưa mang lại kết quả.
Hôm nay (27/2), cơ quan chống tham nhũng của Thái Lan đã đưa ra các cáo buộc lơ là trách nhiệm nhằm vào bà Yingluck, liên quan đến một chương trình trợ giá gạo mà nông dân được trả cao hơn giá thị trường nhưng bất thành. Yingluck hiện đang ở thành phố Chiang Mai phía bắc quê nhà của gia đình bà – và sẽ không quay về Bangkok dự phiên điều trần như được triệu tập.
Một số người ủng hộ Yingluck cho biết họ sẽ đóng trại bên ngoài văn phòng Cơ quan Chống tham nhũng ở Bangkok để ngăn không cho các nhà chức trách đến làm việc.
Video đang HOT
Cuộc khủng hoảng ở Thái Lan bùng nổ hồi tháng 11 và người biểu tình phản đối chính phủ đã phong tỏa các giao lộ chính ở thủ đô từ giữa tháng 1. Mặc dù số lượng tham gia giảm dần nhưng họ vẫn thành công trong việc gây gián đoạn công việc của chính phủ, buộc một số cơ quan hoặc bộ phải đóng cửa.
Tình trạng tê liệt này đã gây thiệt hại lớn đối với niềm tin và nền kinh tế Thái Lan. Các số liệu chính thức ngày 25/2 cho thấy thương mại của nước này trong tháng 1 bị sụt giảm. Nhập khẩu tụt 15,5% so với một năm trước đó, mức giảm lớn nhất kể từ tháng 10/2009, còn xuất khẩu giảm 2%.
Thanh Hảo(Theo Reuters)
Theo VNN
3 thập kỷ, 10 cuộc chiến Kỳ cuối: Thế kỷ 21 ngập tiếng súng
Hoa Kỳ, cường quốc tự cho mình đảm nhận vai trò " cảnh sát quốc tế" ", chính vì thế mà trong vòng ba thập kỷ họ đã khởi động 10 cuộc can thiệp quân sự vào các quốc gia có chủ quyền trên thế giới
Nam Tư, năm 1999. Sự can thiệp của NATO mà không có sự phê chuẩn của LHQ
Với lý do, chính phủ Nam Tư phạm tội diệt chủng và chống lại nhân loại cũng như việc không thực hiện yêu cầu rút quân đội Serbia khỏi khu vực tự trị của Kosovo và Metohijia. Vì thế, tháng 3/1999 Mỹ đã phát động một chiến dịch quân sự mang tên "sức mạnh đồng minh". Mỹ tham gia vào chiến dịch này như một phần của chiến dịch "Anvil Noble".
Các cuộc không kích được mang danh "can thiệp nhân đạo", những chiếc máy bay của liên minh NATO đã trút bom xuống đất nước Serbia ròng rã suốt hai tháng rưỡi, không chỉ vào những mục đích cơ sở hạ tầng quân sự mà còn vào cả các thành phố của Serbia, cơ sở dân sự, các khu dân cư, cầu cống và các nhà máy công nghiệp khác của đất nước này.
Cuộc không kích Nam Tư năm 1999
Một loạt các cuộc không kích đã dẫn đến sự sụp đổ của Nam Tư. Tổng số thiệt hại từ cuộc tấn công quân sự được ước tính vào khoảng 1 tỷ USD. Nền kinh tế của đất nước này đã bị thiệt hại nặng nề. Những vụ ném bom đã phá hoàn toàn hoặc bị hư hỏng nặng: 89 nhà máy và xí nghiệp, 14 sân bay, 120 cơ sở năng lượng, 128 cơ sở dịch vụ công nghiệp và 48 nhà thương và bệnh viện, 82 cây cầu, 61 đường hầm và nút giao thông, 35 nhà thờ và 29 tu viện, 18 trường mầm non, 70 trường học, 9 tòa nhà của các giảng đường đại học và 4 ký túc xá. Khoảng 500 nghìn người không có việc làm. Thương vong của thường dân ít nhất là 500 người, trong đó có 88 trẻ em.
Kết quả của cuộc chiến là Kovsovo giành được độc lập. Thế nhưng hiện nay, nhà nước Kosovo độc lập chỉ được 103/193 quốc gia thành viên LHQ (53,4%) công nhận. Trong đó có hai thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ (Nga và Trung Quốc), và hơn 1/3 các nước trong LHQ không công nhận độc lập của Kosovo. Cho đến hiện nay, quốc gia này vẫn chưa là thành viên của LHQ.
Lại Iraq, nhưng là năm 2003, sự can thiệp của Mỹ và một số đồng minh bất chấp LHQ
Washington sử dụng bằng chứng giả và thông tin tình báo sai đã cố thuyết phục thế giới rằng, Iraq đang tích cực phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt và đang sở hữu một số vũ khí hóa học. Tuy nhiên, cuộc bỏ phiếu về dự thảo nghị quyết, theo đề xuất của Hoa Kỳ, đã không diễn ra. Nga, Trung Quốc và Pháp đã thông báo rõ ràng rằng, sẽ phủ quyết bất cứ dự thảo nghị quyết nào mà trong đó có tối hậu thư cho khả năng sử dụng vũ lực chống lại Iraq.
Mặc dù vậy, tháng 3/2003, Mỹ và một số nước đồng minh đã phát động cuộc chiến tranh tổng lực vào Iraq với chiến dịch mang tên "Iraq tự do". Vào tháng 5 cùng năm, Tổng thống George W. Bush tuyên bố kết thúc giai đoạn hoạt động chiến tranh. Cũng giống như cuộc chiến 1991, quân đội Iraq đã nhanh chóng bị tiêu diệt và chế độ Saddam Hussein sụp đổ và sau đó ông bị hành quyết.
Tượng đài Saddam Hussen bị kéo sập
Thế nhưng cuộc can thiệp quân sự của Mỹ và một số đồng minh vào Iraq chỉ chính thức kết thúc vào năm 2011, khi đó người lính cuối cùng của quân đội Mỹ mới rút khỏi lãnh thổ Iraq. Cuộc chiến này đã lấy đi sinh mạng của 4.423 lính Mỹ, 31.935 người bị thương, còn thương vong của Iraq là rất khó ước tính, thế nhưng theo một số truyền thông, con số này vào khoảng 100.000 người.
Chỉ có điều, sau khi lật đổ chế độ Saddam Hussein, một làn sóng khủng bố trỗi dậy. Hiện nay các cuộc tấn công khủng bố diễn ra hàng ngày trên đất nước này.
Về giá trị kinh tế, ngoài việc chi rất nhiều trong chiến dịch lật đổ tổng thống Saddam Hussein mà Mỹ còn đầu tư rất nhiều trong việc tái thiết đất nước Iraq. Đến năm 2010, đầu tư của Mỹ trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội và công nghiệp của Iraq lên tới 44,6 tỷ USD.
Libya, năm 2011, sự can thiệp của NATO với sự ủy quyền của LHQ.
Tháng 2/2011, Libya bắt đầu có bạo loạn, các cuộc biểu tình ngày càng leo thang thành một cuộc xung đột vũ trang toàn diện giữa các nhóm đối lập và lực lượng chính phủ của Muammar Gaddafi.
Lấy lý do là chính phủ Libya đã sử dụng máy bay để ngăn chặn các cuộc biểu tình hòa bình, vào cuối tháng 2/2011, Hội đồng Bảo an LHQ đã thông qua một nghị quyết áp đặt các biện pháp trừng phạt chống lại Tripoli.
Không kích Libya bằng tên lửa Tomahawk từ tàu khu trục
Tháng 3/2011, LHQ đã thông qua nghị quyết thành lập vùng cấp bay trên bầu trời Libya. Sau khi LHQ thông qua nghị quyết này, các máy bay của NATO bắt đầu ném bom vào các vị trí của quân đội chính phủ cũng như các căn cứ quân sự.
Cuộc nội chiến ở Libya kết thúc vào tháng 10/2011 với việc Muammar Gaddafi bị giết chết. Tuy nhiên, các cuộc đụng độ giữa các nhóm bán quân sự và lực lượng dân quân khác nhau vẫn còn tiếp tục cho đến ngày nay.
Theo Báo Đất Việt
Những cách tự vệ trong các vụ xả súng Bạn sẽ làm gì nếu những tiếng súng bất chợt vang lên trong lúc bạn đang ở nơi công cộng hay đang trên đường tới nơi làm việc? Mặc dù rất hiếm khi xảy ra nhưng tất cả chúng ta nên suy nghĩ tới giả thiết này trong thời buổi ngày càng nhiều kẻ liều lĩnh và mất tự chủ. Chỉ riêng trong...