Sững người trước đòi hỏi “có cháu mới nhận dâu” của bố mẹ bạn trai
Tôi có nên đánh một canh bạc cuộc đời, hạ cái tôi của mình xuống để nắm lấy cơ hội lấy chồng thành phố, con tôi được sinh ra trong điều kiện tốt hay không?
Theo lời đề nghị của bạn trai, hôm nay anh đưa tôi về ra mắt bố mẹ. Tuy yêu nhau mới được 6 tháng nhưng chúng tôi cũng xác định sớm đi đến hôn nhân vì hai bên công việc cũng đã ổn định.
Anh hơn tôi 2 tuổi và là con nhà cơ bản. Bố mẹ anh đều là công chức đã về hưu, từng có chức có quyền, thuộc tuýp người cầu kỳ, thích nói văn chương.
Chỉ qua vài phút tiếp xúc, tôi đã cảm nhận sự khác biệt rất lớn với bố mẹ của tôi. Có lẽ xuất phát từ nông thôn nên bố mẹ tôi khá thoải mái trong cung cách nói chuyện, còn bố mẹ anh, đặc biệt là mẹ anh lại rất chú trọng câu chữ. Tôi cảm giác đằng sau mỗi lời nói của bà đều ẩn chứa một ý gì đó khác.
Tôi cảm giác đằng sau mỗi lời nói của bà đều ẩn chứa một ý gì đó khác. (Ảnh minh hoạ)
Sau màn chào hỏi là đến phần “giới thiệu lý lịch”. Có lẽ do đã nghe anh kể trước nên bố mẹ anh không hỏi tôi nhiều mà đi thẳng đến vấn đề chính khá nhanh: “Cháu định chuyện con cái sẽ thế nào?”.
Tôi khá bất ngờ trước câu hỏi ngay lần đầu ra mắt nhưng vẫn thành thật trả lời rằng chúng tôi còn khá trẻ và với tôi, con cái là cái duyên, là phúc lộc trời cho, nên để thuận tự nhiên.
Nghe thấy vậy, sắc mặt cả hai người thay đổi. Mẹ anh vừa rót nước vừa nói: “Hôn nhân không phải chỉ có tình yêu là có thể thành được cháu ạ. Chắc M. (tên bạn trai tôi) cũng đã kể cho cháu về chuyện anh trai nó. Đấy, cũng yêu đương suốt một thời đại học rồi kết hôn. Lấy nhau về đến giờ cũng 6 năm mà đứa con cũng không có.”
Mẹ anh vừa dứt lời thì bố anh nói tiếp: “Đàn bà mà đến chuyện sinh con còn không làm được thì làm trò trống gì được hả cháu.”
Video đang HOT
“Đàn bà mà đến chuyện sinh con còn không làm được thì làm trò trống gì được hả cháu.” (Ảnh minh hoạ)
Sau vài câu chuyện về nhà người ta, về chuyện lấy nhau không có con, mẹ anh chốt lại với chúng tôi: “Hai bác không cấm cản gì hai đứa. Nhưng lấy nhau mà không có con thì cũng chẳng khác nào trồng cây mà không ra được quả.
Hôn nhân như vậy cũng chỉ là bỏ đi. Hơn nữa, bác trai đây lại là trưởng tộc, vợ chồng anh thằng M. thì đã thất bại thế rồi, hai bác cần phải có cháu. Bác cũng không muốn làm mất thời gian và cơ hội cho cả hai đứa. Cháu sinh được con thì nhà bác sẽ đồng ý cho hai đứa cưới. Còn không thì, bác tin là cháu hiểu.”
Tôi hiểu, ý bố mẹ anh là nếu tôi không có con thì gia đình anh sẽ không đồng ý cho cuộc hôn nhân của chúng tôi.
Tôi vâng dạ vài câu cho phải phép rồi xin phép ra về. Tôi thực sự ngỡ ngàng trước quan điểm của bố mẹ anh. Như vậy nghĩa là, có cháu mới nhận dâu, tôi phải có con mới có thể được chấp nhận làm dâu ở nhà anh.
Theo lời bố mẹ anh, phải có con tôi mới được bước qua cánh cửa vào nhà anh làm dâu. (Ảnh minh hoạ)
Thực sự, bạn trai tôi có điều kiện rất tốt. Bản thân anh công việc ổn định, sự nghiệp cũng sáng ngời. Gia đình anh lại ở thành phố, bố mẹ đều có lương hưu. Tôi cũng biết, nếu lấy anh chúng tôi sẽ được cho một căn nhà riêng cách đó không xa.
Hơn nữa, với mối quan hệ của bố mẹ anh, tôi sẽ được thu xếp cho một công việc tốt hơn, nhàn hạ hơn. Quả thực, không phải lúc nào tôi cũng có thể quen được một người có điều kiện tốt như vậy.
Hơn nữa, cũng là do vợ chồng anh trai anh sống với nhau đã lâu nhưng chưa có con. Hay là cứ xuôi theo ý bố mẹ anh, nhưng …
Sự đòi hòi của bố mẹ anh có phải đang hạ thấp tôi? Nếu tôi có bầu rồi nhưng gia đình anh đổi ý hay anh thay lòng đổi dạ, không nhận con thì tôi phải làm sao.
Hơn nữa, chắc chắn điều nhà anh đang mong chờ không chỉ một đứa cháu, mà là một đứa cháu trai để nối dõi tông đường. Nếu tôi sinh ra con gái, liệu bố mẹ anh có chấp nhận hai mẹ con tôi không?
Những câu hỏi cứ lởn vởn trong đầu tôi như một vòng luẩn quẩn. Tôi có nên đánh một canh bạc cuộc đời, hạ cái tôi của mình xuống để nắm lấy cơ hội lấy chồng thành phố, con tôi được sinh ra trong điều kiện tốt hay không? Tôi thực sự không biết phải làm thế nào cho đúng.
Theo Phuonganh/Eva
Ngay mùng Một Tết tôi đã phải ôm mặt khóc nức nở chỉ vì 50 ngàn đồng tiền mừng tuổi
Nghe những lời của mẹ chồng, cảm giác uất ức trào lên khiến tôi bật khóc. Khóc ngày mùng Một đầu năm
Tôi là dâu mới, mới tinh luôn. Không hiểu sao tôi lại cãi lời mẹ và chị, một hai đòi cưới chồng ngay trong tháng 12. Mẹ tôi nói cứ thong thả ăn thêm cái Tết nữa rồi sang năm hãy làm dâu con ạ. Nhưng tôi cãi lại, tôi quá chán những câu hỏi liên quan đến chồng con mà các bác các dì vây quanh tôi những Tết xưa. Vả lại, giờ nhà trai đòi cưới, làm cao không cưới, qua sang năm không cưới nữa thì có mà lỡ duyên cả đời.
Thế là tôi thành cô dâu vào giữa tháng 12 âm lịch, và bây giờ thì là con dâu trong gia đình đại đồng đường 4 thế hệ. Trên chồng tôi còn có hai chị gái nhưng nhà chỉ có mỗi anh là trai nên tôi cũng xác định trước là năm nay sẽ khổ. Mà khổ thật, khổ hơn tôi tưởng tượng nhiều.
Mới cưới về tôi đã bị mẹ chồng tịch thu hết tiền còn dư sau thu chi đám cưới vì lý do: 'Để lo Tết nhất năm nay'. Thôi thì cắn răng đưa hết gần 20 triệu đồng và nghĩ rằng chắc cũng không phải đưa thêm nữa. Nào ngờ, 24 âm lịch, mẹ chồng bảo chở bà đi chợ. Mua đủ thứ và hôm đó 'mẹ quên đem tiền nên con cho mẹ mượn'. Không lẽ mua đồ cúng ông bà lại đòi lại tiền nên tôi chẳng nói gì tới chuyện tiền nong nữa.
Trên chồng tôi còn có hai chị gái nhưng nhà chỉ có mỗi anh là trai nên tôi cũng xác định trước là năm nay sẽ khổ. (Ảnh minh họa)
27 Tết, mẹ chồng bảo hai vợ chồng đi mua hoa và nhớ lựa thêm vài cành đào đẹp đẹp về chưng bàn thờ ông bà. Tôi cố ý chần chừ xem thử mẹ có đưa tiền không bởi hoa bây giờ không rẻ. Mãi gần nửa tiếng sau, chồng thì hối, mẹ thì dửng dưng nên tôi đành bấm bụng đi không. Thế là tiền hoa mất thêm hơn triệu bạc.
chiều đó, mẹ chồng lại bảo tôi đưa đi mua quà bánh biếu Tết mấy nhà người thân. Lựa chọn toàn những món quà đắt tiền nhưng số tiền bà đưa tôi chỉ chưa được một nửa. Lý do là thế này: 'Mẹ hùn tiền với con nhưng khi đi biếu, mẹ vẫn nói là quà của riêng con thôi. Dâu mới cũng nên ra mắt họ hàng con ạ'. Thấy mẹ nói cũng có lý nên tôi gật đầu liền. Thế nhưng khi đem tới biếu, bà toàn nói: 'Tôi mua, tôi chọn, chứ nó mới về làm dâu, đã biết cái gì đâu...'. Ức chế lắm nhưng biết nói làm sao, không lẽ mẹ chồng đang nói mà xía vào: 'Tiền của con đến 2/3 trong ấy đó ạ'.
Mà cũng không biết số tiền tôi đưa mẹ chồng làm gì mất mà từ cái bánh cái kẹo, từ món mực, món bò, thịt heo, dưa hành đều do một tay vợ chồng tôi chi. Tiền thưởng Tết của tôi năm đó ra đi một cách thê thảm.
Mùng Một Tết, nói thật chứ vợ chồng tôi chỉ còn hơn 2 triệu chơi Tết. Chưa có năm nào tôi thảm như năm nay. Đúng là lấy chồng, làm dâu sát Tết là một sai lầm lớn. Tôi bỏ phong bì mừng tuổi bố mẹ chồng và bố mẹ tôi mỗi người 100 ngàn. Lúc đưa, mẹ chồng tôi mở ra xem ngay trước mặt và có một 'cái bĩu môi thần thánh' mà tôi không thể quên được. Sau đó, bà dặn tôi là mừng tuổi cháu nhớ nhiều nhiều một chút chứ ít là khó coi lắm.
Tôi khóc. Khóc ngay mùng Một Tết âm lịch chỉ vì 50 ngàn đồng. (Ảnh minh họa)
Nghe vậy, tôi rút hết mấy tờ 20 ngàn trong phong bao ra và thay bằng tờ 50 ngàn. Không biết mọi người nghĩ sao chứ ở quê tôi vậy là nhiều lắm rồi, thông thường người trong nhà chỉ mừng tuổi cháu 20 ngàn, người lạ thì 10 ngàn thôi.
Tôi đưa cho hai đứa cháu của hai chị chồng. Chúng vô tư lột ra lấy tiền ngay trước mặt vợ chồng tôi. Mẹ chồng tôi lên tiếng: 'Cô mừng tuổi mấy đứa bao nhiêu?'. Chúng hét lên: 'Năm mươi ngàn bà ơi'. Thế là mẹ chồng tôi khinh khỉnh nói: 'Năm ngoái thằng G chưa lấy vợ, mừng tuổi mẹ được 500 ngàn, các cháu mỗi đứa 200 ngàn. Năm nay vợ nó mừng tuổi mẹ 100 ngàn tôi đã bực rồi, lại được các cháu có 50 ngàn. Sang năm không biết nó còn nhớ mừng tuổi cho bà già này không?'.
Tôi đứng sững. Chồng và mấy chị tôi vội nói vài lời đỡ tôi. Nhưng cảm giác uất ức cứ trào lên cổ khiến tôi không chịu được. Tôi khóc. Khóc ngay mùng Một Tết âm lịch chỉ vì 50 ngàn đồng. Tôi không hề biết mấy năm chồng mình lại mừng tuổi nhiều như thế và tôi cũng không còn nhiều tiền. Vả lại lúc đó chồng tôi chưa vợ, tiền rủng rỉnh thì muốn lì xì bao nhiêu cũng được nhưng có vợ rồi thì phải khác chứ. Tôi có keo kiệt thật không mọi người? Rốt cuộc Tết lì xì bao nhiêu mới là đủ ạ?
Theo Netnews
"Bài học khôn" đắt giá của gái quê trẻ xinh ham giàu Bây giờ cô có khóc thế chứ khóc nữa cũng chẳng giải quyết được vấn đề gì đâu, bởi kẻ gọi là sở khanh lừa cô đó đã cao chạy, xa bay sau khi hưởng trọn cái cần phải hưởng ở cô rồi. Ảnh minh hoạ: Internet Bây giờ cô có khóc thế chứ khóc nữa cũng chẳng giải quyết được vấn đề...