Súng bắn keo sinh học chữa lành vết thương
Keo dính đông cứng miệng vết thương giảm nguy cơ viêm nhiễm, nhanh lành, giảm sẹo.
Lấy ý tưởng từ súng bắn keo nóng dán bìa cứng, đồ trang trí, đồ chơi… các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Technionot, Israel, phát triển thành khẩu súng keo nóng giúp bám dính các mô của con người khi bị thương nặng.
Theo giáo sư Boaz Mizrahi, trưởng phòng thí nghiệm Vật liệu sinh học, hầu hết các chấn thương nghiêm trọng được điều trị bằng ghim và mũi khâu có nhiều nhược điểm. Bệnh nhân có thể đau đớn, vết thương để lại sẹo, kỹ năng khâu đòi hỏi tay nghề cao từ bác sĩ và đôi khi phải cắt bỏ sau khi các mô lành lại gây mất thẩm mỹ.
Phương pháp dán keo sinh học có thể giảm bớt các nguy cơ từ các vết khâu, tránh viêm nhiễm, ít đau hơn, nâng cao hiệu quả thẩm mỹ sau khi xử lý vết thương. Người bệnh không cần tốn thời gian tới cơ sở y tế tháo chỉ mà chỉ cần chờ miệng vết thương tự liền và bong vảy tự nhiên.
Súng bắn keo đông cứng vết thương giúp bệnh nhân giảm đau đớn và tránh nhiễm trùng. Ảnh: Technion
Alona Shagan, một nghiên cứu sinh tại Viện, cho biết không giống như những khẩu súng keo dán đồ dùng thông thường, khẩu súng này làm ấm keo ở nhiệt độ vừa phải ngay trên cơ thể để không gây bỏng. Sau đó, nó nhanh chóng cứng lại và phân hủy trong vòng một vài tuần. Chất kết dính này cũng phù hợp cho sự bám dính của các mô bên trong cơ thể và mạnh gấp 4 lần so với chất kết dính hiện có được sử dụng cho mục đích này.
“Keo liên kết mạnh mẽ với hai mép của vết thương. Sự thay đổi trọng lượng phân tử cho phép kiểm soát cường độ bám dính, điểm nóng chảy và tính chất đàn hồi. Thử nghiệm trên các tế bào và động vật thí nghiệm, keo được chứng minh hiệu quả và không độc hại”, ông Mizrahi nói.
Cẩm Anh
Video đang HOT
Theo Technion/VNE
Vợ nghẹn ngào chứng kiến cảnh chồng bị đoạn chi, cầu xin sự giúp đỡ để tiếp tục chữa trị
Tai nạn xảy đến khi đi phụ hồ nuôi vợ khiến người đàn ông mất đi cánh tay phải. Mấy tuần sau vì vết thương quá nặng, cánh tay trái cũng bị đoạn đi để giữ lại tính mạng.
Kể từ thời điểm mất đi hai tay, anh Nguyễn Văn G. (48 tuổi, quê Hậu Giang) suy sụp tinh thần nghiêm trọng. Nghe có ai nhắc đến hoặc hỏi thăm về nguyên nhân sự việc, nước mắt anh lại giàn giụa.
Tại giường bệnh của khoa Phỏng, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), chị My (49 tuổi, vợ anh Giữ) liên tục lau mặt cho chồng.
Anh Nguyễn Văn G.
Chị cho biết kể từ ngày anh G. hóa thành "chim cánh cụt", cuộc sống của gia đình đảo lộn hoàn toàn.
"Anh ấy (Anh G.) là trụ cột của gia đình. Tôi sức khỏe yếu nên lâu rồi chỉ làm nội trợ. Giờ ảnh tàn phế như thế này tôi không biết làm sao để lo được viện phí" - chị My vừa lau trán cho chồng vừa đau đớn tâm sự.
Người đàn ông xúc động kể lại sự việc, nước mắt không còn chảy vì đã khóc quá nhiều.
Bi kịch xảy đến với anh G. vào tháng 6/2019, khi anh đang làm việc tại một công trình. Lúc anh khuân vác đồ qua công trình thì vướng vào đường điện bị rò rỉ. Hậu quả là dòng điện lạnh lùng phóng thẳng vào người anh.
Khi các bạn bè làm chung phát hiện, toàn thân anh G. đã bị cháy đen, nặng nhất là hai cánh tay.
Chị My khổ cực chăm chồng hơn 40 ngày qua.
Chuyển vào bệnh viện địa phương rồi đưa lên tuyến trên, các bác sĩ buộc lòng phải đoạn tay phải của bệnh nhân vì vết thương quá nặng.
Nhưng đó chưa phải là kết thúc. Hơn 20 ngày sau đó dù đã cố gắng cắt lọc, nâng cao thể trạng cho bệnh nhân, các bác sĩ cũng không giữ được tay còn lại cho anh G. vì tình trạng hoại tử quá nặng.
"Đến nay tôi đã có 8 lần phẫu thuật, gồm 6 lần cắt lọc hoại tử và 2 lần đoạn chi. Nằm hơn 40 ngày điều trị viện phí cũng đã lên hàng trăm triệu. Ngoài tiền mạnh thưởng quân quyên góp được hơn 50 triệu đồng, số còn lại là vợ tôi gom góp anh em mỗi nguồi một ít và vay mượn..." - Anh G. Kể.
Số tiền mạnh thường quân giúp đỡ họ không thấm vào đâu.
Nhìn cảnh người chồng cố đưa bàn tay để đỡ lấy chiếc khăn của vợ mà chạnh lòng. Chị My, vợ anh G. cho biết kể cả hai chân dù còn lành lặn nhưng chồng chị vẫn chưa thể đi đứng được.
"Bác sĩ thông báo chưa thể nói trước ngày chồng tôi xuất viện. Anh ấy cũng không có bảo hiểm nên không biết viện phí còn lên bao nhiêu nữa..." - chị My lo lắng.
Anh G. đang rất cần giúp đỡ.
Độc giả muốn giúp đỡ cho trường hợp của anh Nguyễn Văn G. có thể liên hệ vợ anh (chị My) qua số điện thoại: 0902406184.
Xin chân thành cảm ơn!
Theo afamily
Trong 3 năm thực hiện phẫu thuật thu nhỏ vùng kín 6 lần, người phụ nữ đối mặt với di chứng ác mộng cả đời Chị Mỹ than phiền không thể ngồi lâu, khi đạp xe luôn cảm thấy vùng kín căng cứng, đau đớn. BS Lý Vỹ Hạo, khoa phụ sản, bệnh viện Cheng Hsin General Hospital, chia sẻ về trường hợp chị Mỹ (47 tuổi). Chị Mỹ than phiền không thể ngồi lâu, khi đạp xe luôn cảm thấy vùng kín căng cứng, đau đớn. Tiến...