Sui gia bất đồng văn hóa
Con gái bà Tiến lấy chồng người Đức và định cư ở nước ngoài. Bà nghiễm nhiên trở thành trung tâm ’showbiz’ của cả khu phố.
Ảnh minh họa
Người ta tò mò những chuyện mà chính bản thân bà cũng không biết, nào là: con rể “tây” giàu lắm nhỉ, cháu ngoại “lai” xinh lắm đấy nhỉ…?
Có hôm bà đang đi chợ thì bị hàng xóm kéo giật lại, hỏi: “Thế bao giờ con rể tây đón bà sang bên kia chơi?”. Bà Tiến chỉ biết cười trừ: “Con rể tôi đang sửa nhà, các cháu bận nhiều việc lắm nên tôi chưa sang bên đó được”.
Đúng như mong đợi của… hàng xóm, một hôm, Nhàn – con gái bà gọi điện về thông báo: “Mẹ ơi, anh nhà con chuẩn bị gửi giấy tờ bảo lãnh cho mẹ sang Đức chơi. Nhất định mẹ phải đi đấy nhé!”.
Video đang HOT
Đúng lịch trình, bà Tiến xách vali lên đường. Vừa xuống máy bay, bà đã nhìn thấy thằng con rể cao nghều giơ biển có dòng chữ: “Mẹ Tiến ơi!!!”. Nó không nói được tiếng Việt nhưng bà nói gì nó cũng cười hớn hở rồi gật gù ra vẻ hiểu chuyện.
Về đến nhà con rể, nhìn thấy con gái đang bế thằng cháu ngoại đứng ngoài cửa, bao nhiêu mệt mỏi sau chuyến bay dài đã tan biến, nét mặt bà Tiến rạng rỡ trở lại.
Bà chưa kịp bế cháu ngoại thì một người phụ nữ cao tầm mét tám bất ngờ tiến đến, dang tay ôm chầm lấy bà. Biết mẹ quá bất ngờ nên Nhàn phải giải thích ngay: “Giới thiệu với mẹ, đây là mẹ chồng con. Biết hôm nay mẹ sang chơi nên mẹ chồng con đến đây từ rất sớm để đợi mẹ”.
Lần đầu tiên được gặp bà sui “tây”, lại nhận cái ôm quá bất ngờ nên bà Tiến rất xúc động. Khỏi phải nói, người cảm thấy hạnh phúc nhất lúc này chính là Nhàn. Cô đã mong mỏi giây phút hai bà mẹ gặp nhau từ rất lâu, cảnh tượng diễn ra trước mắt khiến cô nghĩ mình đang mơ.
Nhưng chẳng hiểu sao, bầu không khí vui vẻ nhanh chóng tan biến, bữa trưa diễn ra khá nặng nề, nét mặt của bà Tiến rất lạ, bà cũng không hay cười như lúc trước. Đợi mẹ chồng về, Nhàn mới đến gần mẹ đẻ để hỏi han: “Mẹ thấy mệt ạ?”.
Bà Tiến bức xúc: “Con ơi! Nhìn mẹ khổ sở lắm à? Tại sao bà ấy lại đưa tiền cho mẹ? Bà ấy không nên làm như thế” – vừa nói, bà Tiến vừa xòe tờ 50 euro cho con gái xem: “Con cầm lấy nhé, hôm nào khéo léo gửi lại bà ấy hộ mẹ, mẹ không thiếu tiền”.
Nhàn cười như nắc nẻ: “Ối mẹ ơi, mẹ chồng con quý mẹ nên mới biếu tiền, không phải bà ấy nghĩ mẹ nghèo hay khổ sở đâu. Phong tục bên này như thế, mẹ cứ cầm lấy cho mẹ chồng con vui nhé”. Thấy con gái giải thích có vẻ hợp lý, bà Tiến tạm yên lòng.
Một hôm bà sui “tây” mời cả nhà đến nhà riêng để dùng bữa tối. Thấy cháu ngoại bé tí đã phải ngồi riêng một ghế, ngực đeo tạp dề, tay cầm thìa xúc thức ăn từ đĩa rồi đưa lên miệng, nhưng cứ gần đưa đến miệng thì thức ăn lại rơi hết ra ngoài, có lúc thằng bé phải bỏ cả thìa để bốc bằng tay, lúc thì cho lên miệng, lúc thì ném xuống sàn nhà.
Chứng kiến cảnh cháu ngoại tự ăn, bà Tiến xót ruột chạy đến cầm thìa xúc một miếng thật to định đưa vào miệng cháu thì bị bà sui “tây” chặn lại, bà ấy không nói gì mà chỉ lắc đầu, ý muốn nhắc nhở bà Tiến cứ để cháu tự ăn.
Trên đường về nhà con rể, bà Tiến không ngừng “tra tấn” Nhàn: “Bà nội chăm cháu kiểu này thì chết, bảo sao mặt thằng bé quắt thế, cháu đã lười ăn thì bà phải dỗ cháu ăn bằng được chứ, đằng này…”.
Lúc này Nhàn cũng không biết giải thích với mẹ thế nào, hôm trước bà nội Sammy cũng phàn nàn: “Sao bà ngoại Sammy lạ thế thế hả con? Phải để thằng bé tự ăn tự uống chứ. Có hôm bà ấy còn đuổi thằng bé khắp nhà để ép nó ăn nữa. Mẹ không hiểu được bà ngoại Sammy”.
Muốn đầu tư vào công việc cho con chồng
Chúng tôi đến với nhau khi cả hai đã một lần đổ vỡ. Tôi nuôi con trai, còn hai con riêng của anh ở với mẹ ở tỉnh khác.
Chúng tôi có một con chung 5 tuổi. Tôi luôn nghĩ mình có 4 người con chứ không phải hai. Vì vậy, mối quan hệ của 4 đứa trẻ và hai bà mẹ khá tốt.
Dù ở xa nhưng vợ chồng tôi đều quan tâm đến hai con của anh. Thu nhập của tôi gấp 5 lần chồng, hàng tháng tôi trực tiếp gửi tiền học cho hai con anh. Giờ các con anh đã trưởng thành. Cháu lớn học xong đại học, công việc ổn định và đã lập gia đình. Cháu bé học nghề làm đẹp và đang làm cho trung tâm mà cháu học nghề. Tiền học nghề của cháu bé cũng do vợ chồng tôi lo.
Hai năm trước, cháu nói muốn ra nước ngoài định cư với người bà con bên ngoại, nghề cháu đang làm rất hot bên nước ngoài và thu nhập cao. Bước đầu cháu định đi theo diện du lịch, du học, dần dần mới được định cư; thủ tục do người bên ngoại của cháu bảo lãnh. Điều kiện để đi được là phải chứng minh tài chính như đứng tên nhà đất, tiền trong tài khoản, hộ chiếu đi du lịch từ 3 quốc gia trở lên... Tôi bàn với chồng lo cho cháu. Tôi đã ngồi nói chuyện với mẹ cháu và hỏi về tài chính của chị, chị bảo không có đồng nào. Vì vậy, việc lo cho cháu hoàn toàn do vợ chồng tôi lo.
Vợ chồng tôi và cháu nói chuyện về việc cho cháu ra nước ngoài khá nghiêm túc. Bắt đầu từ kế hoạch đi du lịch nước ngoài, tôi chỉ cho cháu 10 triệu mỗi chuyến, đi quốc gia nào do cháu tự chọn. Kinh phí quá 10 triệu cháu phải tự bù. Việc đó diễn ra khá thuận lợi cho đến khi tôi gặp để bàn đến việc cho cháu đứng tên căn nhà mà hai vợ chồng đang cho thuê và chuyển tiền vào tài khoản cho cháu. Sau một năm gặp lại, tôi thấy cháu thay đổi khá nhiều. Cháu thẩm mỹ mũi, mắt, cằm rất nét nhưng nhìn không còn xinh tự nhiên nữa. Chồng tôi rất giận và quyết định không lo cho cháu nữa. Tôi cũng không ngờ anh quyết định vậy, thuyết phục anh thế nào cũng không lay chuyển được. Anh đã nói một câu: "Không ai hiểu mẹ con nó bằng anh, em đừng cố gắng làm gì".
Trong một dịp nhà chồng có việc, đông đủ anh chị em, tôi đã xin ý kiến mọi người, ai cũng đồng tình với chồng tôi. Mọi người bảo cháu thẩm mỹ lúc này là không phù hợp, không biết lo cho bản thân, ỷ lại vào vợ chồng tôi. Đúng ra tiền đi thẩm mỹ thì cho vào tài khoản hoặc tự chủ lo đi du lịch để giảm gánh nặng cho vợ chồng tôi, bởi thực tế cháu đã xinh và cao ráo rồi. Hơn nữa mẹ cháu cũng chỉ lo cho bản thân; sau khi cháu lớn học xong đại học, cháu bé đi học nghề thì chẳng thấy chị làm gì kiếm tiền. Ngày nào cũng thấy chị đăng hình lên mạng xã hội về việc đi ăn, đi chơi, hát hò với những bộ trang phục bắt mắt, tươi tắn, mát mẻ. Cuối cùng chồng tôi đã nói cho cháu biết việc ra nước ngoài sẽ dừng lại. Cụ thể cuộc nói chuyện đó tôi không rõ vì không tham gia. Cháu có nhắn tin cho tôi nói rất buồn, tôi chỉ biết động viên cháu cố gắng thôi.
Tôi đang định đầu tư cho cháu mở cửa tiệm làm đẹp riêng để không phải đi làm thuê nữa, giờ cháu là thợ chính, giỏi nghề. Thế nhưng dịch bùng phát lần hai nên tôi dừng lại, không bàn với chồng chuyện này. Biết tin này chắc cháu mừng lắm nhưng không biết chồng tôi đã hết giận cháu chưa, cũng chẳng biết anh có đồng ý đầu tư cho cháu không. Tiền đầu tư này, tôi không cho cháu mà chỉ cho mượn. Cháu phải làm giấy vay tiền không lãi của tôi. Sau 2 năm, cháu phải trả dần cho tôi mỗi tháng. Tôi muốn làm vậy để cháu có trách nhiệm với chính mình, cố gắng tính toán trong chi tiêu để trả nợ. Hy vọng cháu hiểu được tấm lòng tôi. Rất mong độc giả ủng hộ tôi hoặc cho lời khuyên để làm sao thấu tình đạt lý. Xin chân thành cảm ơn.
Gửi anh - người dưng sẽ thành người thân của em Em sinh ra và lớn lên ở một vùng quê yên bình nơi miền Trung nắng gió, hiện làm việc và định cư ở Sài thành tấp nập. Có lẽ ông Tơ bà Nguyệt quá bận rộn bỏ quên em mất rồi nên 33 mùa xuân qua đi mà em vẫn chưa tìm thấy anh. Liệu rằng ở đâu đó anh có đang...