Sudan rút cảnh sát khỏi khu vực tranh chấp Abyei
Ngày 1/6, Sudan cho biết đã rút lực lượng cảnh sát khỏi khu vực tranh chấp Abyei, loại bỏ một trở ngại đang có nguy cơ làm rắc rối tiến trình đàm phán hòa bình với láng giềng Nam Sudan.
Tổng thống Sudan Omar al-Bashir (phải) và Tổng thống Nam Sudan Salva Kiir. Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Vấn đề Abyei là một bài toán khó giải quyết giữa Sudan và Nam Sudan, hai nước từng suýt rơi vào một cuộc chiến toàn diện hồi tháng trước khi căng thẳng biên giới leo thang dẫn tới giao tranh.
Video đang HOT
Trước đó, theo yêu cầu của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cũng như Liên minh châu Phi (AU), Nam Sudan đã rút toàn bộ quân khỏi Abyei.
Ngày 31/5, Sudan tuyên bố cũng đã thực hiện động thái tương tự song vẫn giữ lại lực lượng cảnh sát. Tuy nhiên, một ngày sau đó, hãng thông tấn quốc gia Sudan SUNA dẫn lời người phát ngôn quân đội nước này nói rằng việc đưa lượng cảnh sát ở Abyei (gồm 169 người) ra khỏi khu vực này đã hoàn tất trong chiều 1/6.
Đây được xem là câu trả lời của Khartoum cho việc ngày 1/6, Nam Sudan cho biết đã khiếu nại Sudan lên Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc, kêu gọi cơ quan quyền lực này áp đặt trừng phạt Khartoum vì vẫn duy trì hiện diện ở Abyei cũng như tiếp tục các đợt không kích vào lãnh thổ Nam Sudan.
Khiếu nại trên dẫn chứng hơn 100 cuộc tấn công vào các làng xã, thị trấn của Nam Sudan kể từ tháng 11 năm ngoái.
Việc Sudan khẳng định đã rút toàn bộ quân đội và cảnh sát khỏi Abyei hứa hẹn tạo không khí thuận lợi cho tiến trình đàm phán đang được nối lại.
Ngày 30/5, các nhà đàm phán hàng đầu của Sudan và Nam Sudan đã có cuộc gặp tại thủ đô Addis Ababa của Ethiopia để tiến hành cuộc đàm phán đầu tiên kể từ khi giao tranh đẫm máu bùng phát hồi tháng trước.
Những cuộc đàm phán do AU khởi xướng này đã bị đình trệ thời gian qua do các vụ đụng độ ác liệt tại khu vực biên giới hai nước, tình trạng đối đầu tồi tệ nhất kể từ khi Nam Sudan tuyên bố độc lập vào tháng 7/2011.
Tuy nhiên, theo nhận định của giới ngoại giao, sẽ khó có bước đột phá nhanh chóng trong đàm phán bởi hai bên có nhiều bất đồng từ tranh chấp biên giới, phí xuất khẩu dầu mỏ cho đến vấn đề Abyei, khu vực màu mỡ nhiều đồng cỏ cũng như có trữ lượng dầu mỏ./.
Theo TTXVN
LHQ yêu cầu Sudan rút toàn bộ quân khỏi Abyei
Ngày 17/5, cựu Tổng thống Nam Phi Thabo Mbeki, nhà trung gian hòa giải của Liên minh châu Phi (AU), đã đến thủ đô Khartoum của Sudan để giúp đẩy nhanh việc nối lại đàm phán giữa nước này và Nam Sudan, vốn bị ngừng trệ sau cuộc giao tranh đẫm máu ở biên giới giữa hai nước hồi tháng trước.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Sudan Al-Obeid Meruh, sau các cuộc tiếp xúc với giới chức cấp cao của nước chủ nhà. Dự kiến, ông Mbeki cũng sẽ đến thủ đô Juba của Nam Sudan.Trước đó, ngày 2/5, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã ra Nghị quyết yêu cầu hai nước trên trong vòng hai tuần lễ phải tái khởi động tiến trình đàm phán hòa bình vô điều kiện do AU làm trung gian, nếu không sẽ phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc hơn. Tuy nhiên, yêu cầu này hiện vẫn chưa được đáp ứng.
Trong một diễn biến liên quan, ngày 17/5, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lại ra Nghị quyết, yêu cầu Sudan ngay lập tức phải rút toàn bộ quân khỏi Abyei, vùng lãnh thổ tranh chấp với Nam Sudan, đồng thời hoan nghênh Nam Sudan đã làm như vậy. Ngoài quyết định kéo dài sứ mệnh của lực lượng giữ gìn hòa bình Liên hợp quốc tại Abyei thêm sáu tháng.
Nghị quyết cũng kêu gọi hai bên thành lập ngay chính quyền cùng lực lượng cảnh sát tại vùng lãnh thổ này theo đúng thỏa thuận hồi tháng Sáu năm ngoái giữa hai bên.
Trước đó, Bộ Ngoại giao Sudan khẳng định nước này sẽ chỉ rút quân khỏi Abyei sau khi một hội đồng hành chính chung được thành lập để điều hành khu vực này. Trong khi đó, Nam Sudan cáo buộc nước láng giềng gây trở ngại cho việc thành lập cơ quan trên.
Trong một phản ứng đầu tiên sau khi Nghị quyết trên được thông qua, Đại diện thường trực của Nam Sudan tại Liên hợp quốc Francis Nazario, tuyên bố nước này sẵn sàng khởi động đàm phán với Sudan về vấn đề Abyei cũng như các vấn đề khác, và cam kết tiếp tục hợp tác với Hội đồng bảo an, các phái bộ giữ gìn hòa bình Liên hợp quốc, AU và các đối tác khác, vì hòa bình và ổn định trong khu vực.
Về phần mình, Phó đại diện thường trực của Sudan tại Liên hợp quốc Idris Ismail Faragalla Hassan cho biết đã gửi Công hàm cho Chủ tịch Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, khẳng định sẽ tiếp tục các cam kết quốc tế của nước này trong quan hệ với Nam Sudan.
Ông Hassan cũng chỉ trích cách thức tiếp cận từng phần của Nam Sudan trong khi Sudan muốn tiếp cận toàn diện các vấn đề gây mâu thuẫn và tranh cãi giữa hai nước./.
Theo TTXVN
Nam Sudan: 37 người bị bắn chết tại cuộc đàm phán hòa bình It nhât 37 ngươi đa bi băn chêt trong cuôc đâu sung tai môt cuôc đam phan vê hoa binh ơ Nam Sudan. Giơi chưc ơ 3 bang va Liên hơp quôc đa nhom hop ơ thi trân xa xôi Mayendit tai bang Hơp nhât (Unity), nhăm tim cach thao gơ căng thăng liên săc tôc. Nhưng ngươi bi băn chêt trong cuôc...