Sudan kêu gọi Nam Sudan kích hoạt cơ chế chung giải quyết tranh chấp Abyei
Chính quyền Sudan ngày 9/4 đã kêu gọi Nam Sudan kích hoạt các cơ chế chung giữa hai nước để đạt được mục tiêu hòa bình và ổn định ở khu vực biên giới Abyei đang tranh chấp.
Ông Mohamed Hamdan Dagalo – Phó Chủ tịch Hội đồng Chủ quyền Chuyển tiếp Sudan. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Phát biểu tại cuộc họp của Ủy ban Giám sát chung Abyei (AJOC) của Sudan và Nam Sudan được tổ chức ở thủ đô Khartoum (Sudan), ông Mohamed Hamdan Dagalo – Phó Chủ tịch Hội đồng Chủ quyền Chuyển tiếp Sudan – đã nhấn mạnh sự cần thiết phải tiếp tục điều phối và hợp tác giữa hai nước láng giềng để xây dựng lòng tin và trao đổi quan điểm về biện pháp thiết lập cơ sở vững chắc dành cho giải pháp cuối cùng đối với vấn đề Abyei.
Ông Dagalo bày tỏ: “Bất chấp những điều kiện nguy cấp mà Sudan đang phải trải qua, quyết định triệu tập cuộc họp này là ưu tiên hàng đầu do tính nhạy cảm của vấn đề khu vực và sự đau khổ của nhân dân trong khu vực… Các cơ chế chung phải được kích hoạt cùng với nỗ lực tạo dựng môi trường thuận lợi để góp phần tăng cường an ninh, phát triển và ổn định vì lợi ích của các cộng đồng trong khu vực”.
Video đang HOT
Quan chức Sudan cũng hối thúc cộng đồng quốc tế hợp tác nhiều hơn nữa và đóng vai trò vượt ra ngoài phạm vi viện trợ nhân đạo nhằm triển khai các dự án phát triển trong khu vực.
Hiện nay, Sudan và Nam Sudan đang tranh chấp chủ quyền đối với khu vực Abyei giàu tài nguyên dầu mỏ ở biên giới chung giữa hai nước. Đây là một trong những trở ngại lớn nhất cản trở tiến trình giải quyết bất đồng giữa Khartoum và Juba.
Năm 2011, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ) đã thành lập Phái bộ An ninh lâm thời của LHQ tại khu vực Abyei (UNISFA).
Tháng 9/2012, Sudan và Nam Sudan đã ký hiệp định hợp tác toàn diện tại thủ đô Addis Ababa của Ethiopia dưới sự bảo trợ của Liên minh châu Phi. Hiệp định này bao gồm một gói các thỏa thuận liên quan đến an ninh, tình trạng công dân, biên giới và các vấn đề kinh tế cùng những chủ đề khác liên quan đến dầu mỏ và thương mại.
Gần 130.000 người tại vùng Sừng châu Phi đối mặt với nạn đói
Ngày 10/3, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo gần 130.000 người ở vùng Sừng châu Phi đang đối mặt với cái chết cận kề do nạn đói nghiêm trọng.
Phụ nữ và trẻ em tại trại tị nạn Kebribeyah, miền đông Ethiopia. Ảnh: AFP/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại châu Phi dẫn số liệu của WHO cho biết khoảng 48 triệu người ở vùng Sừng châu Phi (bao gồm Djibouti, Ethiopia, Kenya, Somalia, Nam Sudan, Sudan và Uganda) đang đối mặt với cuộc khủng hoảng an ninh lương thực trầm trọng. Các hộ gia đình tại đây không còn gì để ăn và cạn kiệt cả tiền tiết kiệm lẫn tài sản. Trong số này, 6 triệu người đang đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực khẩn cấp và 129.000 người đang ở mức thảm họa, mức độ tồi tệ nhất. Trong số 129.000 người này có 96.000 người ở Somalia và 33.000 người ở Nam Sudan.
Phát biểu với các phóng viên tại Geneva qua liên kết video từ Nairobi (thủ đô Kenya), người phụ trách sự cố của WHO về cuộc khủng hoảng sức khỏe ở vùng Sừng châu Phi, bà Liesbeth Aelbrecht, cho biết: "Người dân đang phải đối mặt với nạn đói và nhìn cái chết tiến đến gần mình". Cũng theo bà Aelbrecht, đa số các địa điểm trong khu vực đang phải chống chọi với đợt hạn hán tồi tệ nhất trong ít nhất 40 năm qua, trong khi các nơi khác bị ảnh hưởng bởi lũ lụt dẫn đến nạn đói lan rộng. Khu vực này cũng ghi nhận số trẻ em suy dinh dưỡng cao nhất trong nhiều năm cùng sự bùng phát dịch bệnh gia tăng.
Theo số liệu thống kê, khoảng 11,9 triệu trẻ em dưới 5 tuổi trong khu vực có nguy cơ bị suy dinh dưỡng cấp tính trong năm nay. Khu vực cũng đang đối mặt với một loạt dịch bệnh truyền nhiễm như dịch sởi, tả, sốt rét, sốt xuất huyết, viêm gan E và viêm màng não. Bà Aelbrecht nhấn mạnh số đợt bùng phát dịch bệnh ở vùng Sừng châu Phi đã lên mức cao chưa từng có trong thế kỷ này, đẩy hệ thống y tế ở 7 quốc gia trong vùng vào tình cảnh khó khăn. Bà Aelbrecht cho rằng tần suất các đợt bùng phát dịch bệnh có thể liên quan trực tiếp đến các hiện tượng khí hậu khắc nghiệt.
Vùng Sừng châu Phi là một trong những khu vực dễ bị tổn thương nhất trước biến đổi khí hậu, với các cuộc khủng hoảng ngày càng thường xuyên và dữ dội.
Đã 5 mùa mưa liên tiếp ở khu vực này không có mưa, khiến hàng triệu gia súc chết, mùa màng bị tàn phá và buộc hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa để tìm nước và thức ăn ở nơi khác. Bà Aelbrecht cảnh báo: "Với việc biến đổi khí hậu đã trở thành hiện thực, chúng ta phải chuẩn bị cho những trường hợp khẩn cấp như vậy xảy ra với tần suất ngày càng tăng". Cũng theo quan chức này, hiện cần rất nhiều nguồn lực để ngăn chặn bệnh dịch và tử vong lan rộng. Theo ước tính của WHO, số tiền viện trợ trong năm nay lên tới 178 triệu USD.
Sudan, Ethiopia nhất trí giải quyết các tranh chấp thông qua cơ chế chung Ngày 26/1, Sudan và Ethiopia đã nhất trí giải quyết các tranh chấp biên giới cũng như vấn đề Đập thủy điện Đại Phục hưng (GERD) trên sông Nile Xanh, thông qua các cơ chế chung và đối thoại trực tiếp. Toàn cảnh đập thủy điện Đại Phục Hưng (GERD) ở Guba, Ethiopia. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại châu...