Sức sống mới ở Nam Yang
Nam Yang là một trong 3 xã đầu tiên của huyện Đak Đoa đã “về đích sớm” trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM). Hiện nay, chính quyền và người dân trong xã đang tập trung duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt được nhằm đảm bảo giữ vững xã NTM trong những năm tiếp theo.
Người dân là chủ thể
Là một trong những xã có điều kiện phát triển kinh tế nông nghiệp với các loại cây có giá trị kinh tế cao như hồ tiêu, cà phê, năm 2011, Nam Yang là một trong những xã được UBND tỉnh chọn làm xã điểm xây dựng NTM giai đoạn 2011-2014.
Ngay sau đó, UBND xã đã khảo sát và đánh giá hiện trạng nông thôn, thành lập Ban chỉ đạo xây dựng NTM của xã; tuyên truyền, vận động người dân nắm bắt các chủ trương của Nhà nước; đưa ra bàn bạc thực hiện từng nội dung trong đề án xây dựng NTM của xã để người dân cùng tham gia góp ý, từ đó, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của người dân.
Một trong những thuận lợi của xã là phần lớn dân cư là người Kinh, trình độ dân trí đồng đều, cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư xây dựng từ trước khi có Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM.
Video đang HOT
Hồ tiêu là cây trồng chủ lực ở Nam Yang. Ảnh: N.D
Để chương trình đi vào thực tiễn, UBND xã Nam Yang đã đẩy mạnh công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, trong đó, ưu tiên tái canh cà phê và trồng mới hồ tiêu. Đến nay, diện tích cà phê trên địa bàn xã đạt 730 ha, hồ tiêu khoảng 209 ha. Xã cũng tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi từ sản xuất theo chiều rộng sang đầu tư phát triển theo chiều sâu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thâm canh để tăng năng suất, thu nhập trên một đơn vị diện tích. Từ đó, nhiều hộ dân trong xã đóng góp của cải và ngày công để làm đường giao thông nông thôn, hệ thống kênh mương thủy lợi…
Từ khi thực hiện xây dựng NTM đến nay, xã huy động nhân dân thực hiện được 4,336 km đường giao thông nông thôn, 0,9 km kênh mương nội đồng, số tiền nhân dân đóng góp trên 1,2 tỷ đồng cùng 1.797 ngày công; chưa kể tiền đóng góp mua bàn ghế cho trường mẫu giáo, đường vào trường, hàng rào…
Bên cạnh đó, hàng năm, dựa trên điều kiện thực tế, xã đăng ký thực hiện 4-5 tiêu chí đạt chuẩn NTM. Do có chủ trương, giải pháp đúng đắn và được người dân hưởng ứng tích cực nên xã đã sớm hoàn thành 19/19 tiêu chí theo Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM.
Ông Nguyễn Thông-Trưởng thôn 2 cho biết: Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, những năm qua, bà con trong thôn rất phấn khởi và tích cực tham gia đóng góp vật chất. Cả thôn có 258 hộ chủ yếu sản xuất nông nghiệp nhưng khi có chủ trương làm đường giao thông nông thôn cùng hệ thống điện đường thắp sáng, 100% bà con trong thôn đều hưởng ứng mạnh mẽ. Nhiều hộ tự nguyện phá bỏ những hàng cà phê, hồ tiêu giá trị cao của gia đình để nhường đất mở rộng tuyến đường chính đi vào thôn từ 3,5 mét lên 5 mét giúp việc đi lại và vận chuyển hàng hóa được thuận lợi. Hiện nay, bà con trong thôn đang tiếp tục đầu tư để nhựa hóa tuyến đường này.
Nâng cao chất lượng các tiêu chí
Sau 5 năm thực hiện chương trình xây dựng NTM, bộ mặt nông thôn Nam Yang đã thay đổi rõ nét khi những con đường bê tông, nhựa hóa được phủ kín các thôn; hệ thống điện đường thắp sáng hàng đêm đã được lắp đặt trên các trục đường chính và trước nhà. Trong những năm tới, xã Nam Yang tiếp tục xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng các tiêu chí.
Bí thư Đảng ủy xã Nam Yang Nguyễn Văn Trung cho hay: Từ khi được công nhận là xã đạt chuẩn NTM, người dân và chính quyền vẫn đang tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt được. Trong đó, xã tập trung xây dựng trường mẫu giáo đạt chuẩn cấp độ 1 vào năm 2017; hệ thống điện, đường, được người dân đầu tư khắp các tuyến đường thôn.
Hiện nay, xã cũng đang hướng dẫn bà con làm trụ treo cờ Tổ quốc thẳng hàng ở các thôn. Bên cạnh đó, người dân đang tự nguyện góp công làm hệ thống thoát nước trên trục đường liên xã. Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã cũng được đảm bảo. Dù đã có xe rác vào tận xã lấy rác nhưng xã đang xây dựng bãi rác tại khu đất Suối Tiên. Năm 2017, xã sẽ thực hiện điều chỉnh xây dựng chợ mới của xã…
Theo Nguyễn Diệp (Báo Gia Lai)
Nợ hàng chục nghìn tỷ đồng xây dựng nông thôn mới, tiền đâu để trả?
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã nêu một trong những vấn đề nổi cộm trong xây dựng nông thôn mới (NTM) là cả nước nợ đọng hơn 15 nghìn tỷ đồng, với 3637 xã có nợ trong số đó có 147 xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM, việc nợ này xử lý thế nào?
Ngày 5.10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về báo cáo kết quả giám sát chuyên đề: Việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM (giai đoạn 2010-2015) gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Bên cạnh những kết quả đạt được, một trong những tồn tại lớn nhất là số tiền nợ đọng của nhiều địa phương khi xây dựng NTM.
Theo tổng hợp số liệu báo cáo của Bộ NNPTNT, tính đến đầu năm 2016 số nợ đọng của các địa phương trong xây dựng NTM khoảng 15.277 tỷ đồng, trong đó 3 khu vực có mức nợ đọng cao nhất là Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, miền núi phía Bắc. Một số địa phương có nợ đọng lớn như Bắc Ninh 1.631 tỷ đồng, Thanh Hóa 1.547 tỷ đồng, Thái Bình 1.232 tỷ đồng, Vĩnh Phúc 919 tỷ đồng...
Ảnh minh họa
Nhìn nhận về khoản nợ này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, với hơn 15 nghìn tỷ đồng nợ đọng trong xây dựng NTM, có ý kiến cho rằng không phải lớn. Khoản nợ này nếu được đầu tư cho xây dựng cơ bản thì lành mạnh, nhưng không lành mạnh với nền tài chính quốc gia. Tức là địa phương đang nợ xây dựng cơ bản chưa xử lý xong nhưng vì việc phải cố gắng xây dựng các tiêu chí NTM lại nợ tiếp. "Cả nước nợ hơn 15 nghìn tỷ nhưng 3637 xã có nợ trong đó có 147 xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM, xử lý thế nào. Nếu kiến nghị sắp tới nguồn ngân sách nhà nước có nguồn trái phiếu hay nguồn gì cho đầu tư công lại ưu tiên giải quyết trả nợ thì sẽ không hợp lý, bất công với những xã khác. Nếu thế thì phong trào cứ vay nợ để đầu tư rồi sẽ được ưu tiên giải quyết nợ. Còn để địa phương đang nợ đó tự phải nỗ lực tìm nguồn kinh phí để giải quyết thấy Đoàn giám sát chưa có kiến nghị" - Chủ tịch Quốc hội đặt vấn đề.
Giải trình về thắc mắc của Chủ tịch Quốc hội, ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Trưởng đoàn giám sát cho biết, trong quá trình đi giám sát, làm việc với kiểm toán, có đặt vấn đề này. "Một trong những điều mà chúng tôi cũng rất băn khoăn là giải pháp để làm sao giải quyết được khoản nợ hơn 15 nghìn tỷ đồng nợ đọng tập trung vào một số địa phương. Các địa phương cũng nói rằng sẽ sử dụng quỹ đất của địa phương trong quá trình sau này sẽ đấu giá... trả nợ nhưng chúng tôi cũng rất băn khoăn trong vấn đề này..."- ông Thanh nói.
Ông Nguyễn Đức Hải, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho rằng, khoản nợ xây dựng NTM cũng là khoản nợ công và đề nghị Bộ Tài chính trong báo cáo trước Quốc hội về tình hình nợ công cần có phân tích kỹ hơn về khoản nợ xây dựng NTM.
Theo Danviet
Chính sách khuyến khích "treo" suốt 3 năm! Gần 3 năm trước, ngày 19.12.2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định 210 về chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp. Điều 12 của nghị định này quy định rõ: Nhà đầu tư có dự án trồng cây mắc ca có quy mô từ 50ha trở lên được ngân sách nhà nước hỗ trợ 15 triệu đồng/ha để xây dựng...