Sức sống mãnh liệt dưới làng hầm Vĩnh Linh
Đế quốc Mỹ càng điên cuồng trút xuống mảnh đất Vĩnh Linh (Quảng Trị, nơi đầu Vĩ tuyến 17) hơn nửa triệu tấn bom đạn với ảo vọng phải biến đất này trở về thời kỳ đồ đá thì con người và mảnh đất nơi đây càng bất khuất, kiên cường.
Với ý chí tồn tại mãnh liệt và khát vọng chiến thắng, quân và dân Vĩnh Linh quyết tâm một tấc không đi, một ly không rời, mỗi làng, mỗi xã là một pháo đài chiến đấu. Những năm tháng kháng chiến chống Mỹ, cả Vĩnh Linh rầm rộ tiến sâu vào lòng đất… tạo nên một kỳ tích của quân và nhân dân lũy thép anh hùng.
Địa đạo Vịnh Mốc nằm trên địa phận thôn Vịnh Mốc và thôn Sơn Hạ, xã Vĩnh Thạch (nay là xã Kim Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) với một hệ thống địa đạo liên hoàn có tổng chiều dài đường hầm 1.044,77m. Tiêu biểu cho hệ thống làng hầm Vĩnh Linh trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Địa đạo Vịnh Mốc có tất cả 13 cửa ra vào, 7 cửa hướng ra phía biển và 6 cửa thông lên đồi. Toàn bộ đường hầm chia làm 3 tầng nối thông với nhau qua trục chính dài 780m (tầng 1 cách mặt đất 8 – 10m, tầng 2 cách 11 – 15m, tầng 3 cách khoảng 23m).
Bên trên là hệ thống giao thông hào nối thông các làng hầm, địa đạo với nhau tạo thành hệ thống làng hầm liên hoàn trong khu vực. Từ năm 1965 – 1968, toàn huyện Vĩnh Linh đã đào được hơn 2.000km giao thông hào.
Hệ thống giao thông hào được nối từ nhà ra đồng, từ hầm này đến hầm khác, từ thôn này đến thôn khác, xã này đến xã khác… không chỉ phục vụ việc đi bộ mà kể cả việc đi lại bằng xe đạp dưới giao thông hào nhằm đề phòng và giảm thiểu rủi ro khi bom đạn dội xuống.
Cứ khoảng 50m chiều dài đường hầm lại có một giếng thông hơi, vừa giúp lưu thông không khí vừa là khoảng không để đưa đất đá từ lòng địa đạo ra bên ngoài.
Video đang HOT
Địa đạo Vịnh Mốc được đào từ tháng 4/1966 đến tháng 12/1967. Trong thời gian gần 2 năm, với 18.000 ngày công đã vận chuyển khoảng 6.000m3 đất đá ra bên ngoài chỉ bằng sức lực, đôi bàn tay, trí óc của con người nơi đây.
Đây là một trong những địa đạo có cấu trúc, quy mô lớn về chiều dài lẫn độ sâu, cách mặt đất từ 10 – 23m; chiều cao đường hầm từ 1,6 – 1,9m, rộng từ 0,9 – 1,2m. Từ trục chính tỏa ra nhiều nhánh, mỗi nhánh thông với một cửa ra vào.
Hai bên trục đường hầm, cứ cách 3 – 5m có những ô được đào sâu vào trong vách để tạo ra các căn hộ, nơi ở và sinh hoạt cho gia đình.
Địa đạo là hình ảnh thu nhỏ của một làng quê được kiến tạo dưới lòng đất. Đường hầm chính là đường làng, các ô đất là căn hộ gia đình, đủ sinh hoạt cho 4 người.
Sâu dưới hàng chục mét đã trở thành một không gian sinh tồn, với những nhà hộ sinh là nơi cất tiếng khóc chào đời của những đứa trẻ. Trong những năm tháng chiến tranh, đã có hơn 60 trẻ em sinh ra trong lòng địa đạo. Giữa tiếng bom vang là tiếng khóc chào đời, tiếng cười trẻ thơ như chứng minh cho sức sống bất diệt của con người Vĩnh Linh anh hùng.
Bằng sự tài tình, khéo léo những con người vùng đất lửa đã tạo nên những chiếc giếng âm trong lòng đất phục vụ cho việc nấu ăn, sinh hoạt. Đến giờ này, những dòng nước vẫn trong lành và chưa khi nào cạn.
Trung tâm địa đạo Vịnh Mốc là hội trường với sức chứa khoảng 40 – 80 người, được coi là ngôi nhà chung của mọi người, nơi thường diễn ra các cuộc hội họp, sinh hoạt văn nghệ.
Một cửa địa đạo Vịnh Mốc mở ra hướng biển, vừa giúp lấy không khí trong lành từ đại dương vừa giúp quân và dân quan sát, chiến đấu.
Trong gần 2.000 ngày đêm (1965 – 1972) tồn tại dưới lòng đất, quân và dân Vĩnh Linh tổ chức đánh địch ngay trên quê hương, vận chuyển, tập kết đạn dược, lương thực và hàng trăm chuyến tàu cảm tử chi viện cho đảo tiền tiêu Cồn Cỏ (ảnh tư liệu). Theo quyết định số 2408/QĐ-TTg ngày 31/12/2014 Thủ tướng Chính phủ đã công nhận Di tích lịch sử Địa đạo Vịnh Mốc và Hệ thống làng hầm Vĩnh Linh là di tích Quốc gia đặc biệt.
Trong hệ thống làng hầm Vĩnh Linh, đã có 114 địa đạo với tổng chiều dài trên 40km đã được đào bằng cuốc, xẻng thô sơ và cả tay trần.
Nơi đây, sự sống đã lặn sâu xuống lòng đất, những đứa trẻ thơ vẫn sinh ra và lớn lên dưới mưa bom, bão đạn.
Theo thống kê, từ năm 1964 đến năm 1972, đế quốc Mỹ đã ném xuống Vĩnh Linh hơn 668.000 tấn bom các loại. Trong đó, có những loại có mức độ công phá và sát thương lớn như bom đào, bom khoan, bom bi, bom napan… Tính bình quân, mỗi người dân ở khu vực này phải hứng chịu 7 tấn bom và 10 quả đại bác.
Đàm phán đổ vỡ, Taliban và phe kháng chiến Afghanistan giao tranh khốc liệt
Phe kháng chiến ở thành trì Panjshir của Afghanistan tuyên bố đã tiêu diệt hàng chục tay súng Taliban và thu giữ một số khí tài của lực lượng này sau các cuộc giao tranh trong bối cảnh đàm phán đổ vỡ.
Lực lượng kháng chiến ở Panjshir (Ảnh: AFP).
Đàm phán đổ vỡ
Hãng tin TOLONews ngày 1/9 dẫn lời ông Amir Khan Motaqi, một đại diện cấp cao của Taliban, cho biết các cuộc đàm phán giữa tổ chức này với lực lượng kháng chiến ở tỉnh Panjshir đã thất bại. Lãnh đạo Taliban đổ lỗi cho phe kháng chiến khiến đàm phán đổ vỡ vì không muốn giải quyết tình hình một cách hòa bình.
Ông Motaqi nói, Taliban đã nhiều lần tìm cách đàm phán với các chỉ huy Mặt trận Kháng chiến Quốc gia Afghanistan (NRF), "nhưng không có kết quả".
Đại diện của Taliban cho biết thêm, lực lượng của Taliban đang chuẩn bị bao vây thành trì Panjshir từ các hướng khác nhau nhưng vẫn tìm cách tránh xung đột leo thang. "Chúng tôi vẫn cố đảm bảo sẽ không có chiến tranh và vấn đề ở Panjshir sẽ được giải quyết một cách hòa bình, ổn thỏa", ông Motaqi nói.
Trong một bài phát biểu được ghi âm nhắn gửi cho những người Afghanistan ở thành trì Panjshir, ông Motaqi kêu gọi lực lượng phản kháng ở đây hạ vũ khí. "Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan là nhà cho tất cả người dân Afghanistan", ông Motaqi nói.
Tuy nhiên, phe kháng chiến ở Panjshir - lãnh thổ còn lại duy nhất ở Afghanistan không do Taliban kiểm soát - tuyên bố không đầu hàng khi Taliban chưa chấp thuận đề nghị về việc lập một chính phủ toàn diện, tôn trọng các quyền cơ bản của người dân Afghanistan.
NRF cho biết, đến nay, Taliban chỉ đề nghị cho họ nắm một đến hai ghế trong chính quyền mới sắp được thành lập, nhưng NRF đã từ chối đề nghị này. "Sau khi đàm phán đổ vỡ và Taliban tiếp tục tấn công, chúng tôi cho rằng đàm phán đã kết thúc, cuộc chiến chống Taliban sẽ tiếp tục diễn ra ở Panjshir và các khu vực khác của Afghanistan", thông cáo ngày 1/9 của NRF cho biết.
Giao tranh khốc liệt
Trong bối cảnh đàm phán sụp đổ, các cuộc giao tranh giữa Taliban và phe kháng chiến càng trở nên khốc liệt ở quanh thành trì Panjshir. Trái với tuyên bố của Taliban rằng lực lượng này đang bao vây phe kháng chiến, NRF cho biết đã tiêu diệt "hàng chục" tay súng Taliban ở làng Shotul, Golbahar ở phía nam thung lũng Panjshir.
Ông Bismillah Mohammadi, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Afghanistan đang tham gia phong trào kháng chiến, cho biết: "Tối qua, những kẻ khủng bố Taliban đã tấn công Panjshir nhưng đã bị đánh bại và buộc phải rút lui với tổn thất nặng nề". Theo lời ông Mohammadi, NRF đã tiêu diệt 34 tay súng Taliban và khiến ít nhất 65 tay súng bị thương.
Thông báo trên Twitter, NRF cũng cho biết: "Đừng tin vào những lời truyền bá của kẻ thù. Tất cả các cuộc tấn công (của Taliban) từ 6 hướng ở Panjshir đã bị NRF đập tan, Taliban đã phải hứng chịu tổn thất nặng nề. Họ có vũ khí hiện đại nhưng không có chiến lược".
Một nguồn thạo tin nói với hãng thông tấn TASS của Nga rằng: "Hiện tại, giao tranh vẫn diễn ra ở các cửa ngõ vào Panjshir. Taliban không thể phá vỡ tuyến phòng thủ nên buộc phải rút dần".
Taliban đang xúc tiến thành lập chính phủ mới ở Afghanistan sau khi giành quyền kiểm soát quốc gia Trung Á này hôm 15/8. Hiện chưa rõ Taliban có đưa ra nhượng bộ nào với phe kháng chiến khi nội các mới dự kiến được công bố trong vài ngày tới hay không.
Panjshir là vùng lãnh thổ cuối cùng ở Afghanistan không do Taliban kiểm soát (Ảnh: Dailymail).
Phe kháng chiến nêu điều kiện "nhường" quyền lực cho Taliban Thủ lĩnh phe kháng chiến chống Taliban đã nêu điều kiện để từ bỏ cuộc đối đầu với lực lượng này tại Afghanistan. Thủ lĩnh phong trào kháng chiến Ahmad Massoud (Ảnh: Reuters). Trong cuộc phỏng vấn được công bố ngày 30/8 trên tạp chí Foreign Policy , Ahmad Massoud, thủ lĩnh phong trào kháng chiến, tuyên bố sẽ từ bỏ cuộc chiến...