Sức nóng EURO 2020 kéo loạt bài ca sân cỏ “hồi sinh” trên BXH âm nhạc tại Anh
Không chỉ có các cầu thủ lần lượt mang thành tích về cho nước nhà, những bài hát chủ đề bóng đá cũng đang ra sức “ghi bàn” trên bảng xếp hạng Official Singles Chart.
Tuy được tổ chức muộn hơn dự kiến do ảnh hưởng của đại dịch, giải bóng đá EURO 2020 vẫn được người hâm mộ trên toàn thế giới mong chờ và theo dõi từng ngày. Trong bối cảnh tình yêu bóng đá trong mỗi người như bừng cháy hơn bao giờ hết sau thời gian dài bị dịch bệnh hạn chế, mọi tin tức, đề tài xoay quanh giải vô địch bóng đá châu Âu này cũng thu hút sự chú ý của công chúng hơn mọi khi, bao gồm cả âm nhạc. Theo đó, các cổ động viên đã tìm lại các bài ca bóng đá mà mình yêu thích trên các nền tảng âm nhạc và đưa chúng trở lại BXH Official Singles Chart tại Anh.
Các ca khúc cổ động bóng đá đang xuất hiện trở lại trên BXH âm nhạc tại Anh trong khoảng thời gian giải đấu EURO 2020 đang diễn ra.
Theo cập nhật mới nhất về BXH đĩa đơn giữa tuần tại Anh (Official Singles Chart Update), ca khúc “ Three Lions” của David Baddiel, Frank Skinner và The Lightning Seeds vừa tăng 16 hạng để giành vị trí No.6. Bài hát được phát hành lần đầu vào năm 1996, đánh dấu cột mốc giải EURO năm ấy được tổ chức ở Anh. Tháng 6/1996, “Three Lions” từng giành vị trí No.1 trên BXH này. Với tốc độ tăng hạng hiện tại, ca khúc hoàn toàn có khả năng trở lại ngôi quán quân của mình sau 25 năm trong những tuần tới.
Trong khi đó, “Vindaloo” – màn hợp tác giữa bassist Alex James (ban nhạc Blur), nam diễn viên Keith Allen và nghệ sĩ Damien Hirst dưới danh nghĩa nhóm nhạc Fat Les hiện đang ở vị trí No.40. Đây là lần đầu tiên ca khúc này trở lại Top 40 BXH Official Singles Chart kể từ năm 2010 khi giành No.32 trong khoảng thời gian giải World Cup diễn ra. Ban nhạc Rock đến từ Anh New Order cũng đang góp mặt tại No.57 với ca khúc chính thức cho World Cup 1990 – “World In Motion”.
MV “Three Lions” – David Baddiel, Frank Skinner và The Lightning Seeds.
Ở những vị trí còn lại, “Olé (We Are England ‘21)” – ca khúc chỉ vừa được phát hành vào ngày 25/6 vừa qua bởi bộ đôi nghệ sĩ Rap Krept & Konan xuất hiện tại No.73. Tuy nhiên, các cổ động viên đội tuyển Anh đã chọn “Sweet Caroline” – bản nhạc ra mắt năm 1969 của nam ca sĩ Neil Diamonds làm bài ca ăn mừng chiến thắng sau khi đánh bại đội tuyển Đức vào tuần trước. Ca khúc hiện đang giữ vị trí No.85 trên Official Singles Chart Update.
Mặt khác, “Bad Habits” của Ed Sheeran chính là sản phẩm đang dẫn đầu BXH giữa tuần và được dự đoán sẽ giành No.1 hai tuần liên tiếp khi Official Singles Chart chính thức cho tuần này được công bố vào thứ Sáu.
Bỗng dưng trở thành 'thánh ca' bóng đá
Đối với những cổ động viên bóng đá thực thụ, không có gì cảm động hơn là được cất lên bài ca của đội mình trên khán đài.
Nhưng thực tế, nhiều ca khúc vẫn được hát vang tại các sân vận động lại không hề liên quan đến bóng đá. Bởi, chúng "bỗng dưng" được người hâm mộ lựa chọn để trở thành "thánh ca" trên khán đài.
Và, khi giải bóng đá vô địch châu Âu EURO 2020 đã khởi tranh, hãy cùng Thể thao và Văn hóa điểm lại một số ca khúc thuộc trường hợp này.
Từ "Youre Never Walk Alone" và những khoảnh khắc "nổi da gà"
Một trong những bài hát được fan bóng đá yêu thích nhất mọi thời là You're Never Walk Alone. Ca khúc này phát triển khi được người hâm mộ câu lạc bộ Liverpool ở Anh sử dụng. Giai điệu ban đầu bắt nguồn từ vở nhạc kịch Carousel của Rogers và Hammerstein, một câu chuyện về tình yêu trong thời kỳ hỗn loạn. Bài hát đầy hy vọng này được giới thiệu ở phần cuối của một vở nhạc kịch đầy bi kịch.
Việc ca khúc sến sẩm này lọt vào thế giới khắc nghiệt của bóng đá Anh có thể là nhờ ban nhạc Gerry & the Pacemakers của Anh. Ban nhạc đã phát hành bản cover ca khúc vào năm 1963 và nó đã đạt vị trí số 1 trên bảng xếp hạng tiếng Anh. Cùng năm đó, lần đầu tiên nó được phát qua loa tại sân vận động Anfield.
Cờ chính thức của Câu lạc bộ Liverpool với tên ca khúc "Youre Never Walk Alone"
Vài tuần sau, Youre Never Walk Alone được phát lại - và điều đó đủ để thu hút người hâm mộ. Các tín đồ của Liverpool bắt đầu thường xuyên hát nó để cổ vũ đội bóng của họ. Giai điệu chậm rãi, nhẹ nhàng này trở thành một trong những "thánh ca" bóng đá khác thường nhất.
Youre Never Walk Alone đã tạo ra nhiều khoảnh khắc nổi da gà trong lịch sử bóng đá. Nó đã được hát trong trận chung kết FA Cup năm 1989, chỉ vài tuần sau thảm kịch ở sân vận động Hillsborough, trong đó hơn 90 cổ động viên của FC Liverpool đã chết trong đám đông.
Theo cựu danh thủ Tommy Smith, giọng ca chính Gerry Marsden đã tặng cho huấn luyện viên của Liverpool - Bill Shankly - bản thu âm đĩa đơn cover của mình trước mùa giải vào mùa Hè năm 1963 và Shanks đã rất kinh ngạc về những gì ông nghe được. Shankly đã chọn bài hát làm bài hát thứ 8 và cũng là lựa chọn cuối cùng của ông cho Desert Island Discs của BBC vào đêm trước trận chung kết FA Cup năm 1965.
Khi người hâm mộ Liverpool hát Youre Never Walk Alone tại sân vận động Wembley trong trận thắng Leeds ở Chung kết FA Cup 1965, nhà bình luận Kenneth Wolstenholme gọi đó là "giai điệu đặc trưng của Liverpool".
Fan của Liverpool dâng cao biểu tượng cờ của đội bóng
"Không có một câu lạc bộ nào ở châu Âu có bài hát như Youre Never Walk Alone . Không có một câu lạc bộ nào trên thế giới đoàn kết với người hâm mộ như vậy. Tôi ngồi đó nhìn các cổ động viên Liverpool và họ khiến tôi rùng mình. Một khối lượng 40.000 người đã trở thành một lực lượng đứng sau đội của họ" - cựu cầu thủ kiêm huấn luyện viên bóng đá Hà Lan Johan Cruyff bày tỏ cảm xúc khi những người hâm mộ Liverpool hát Youre Never Walk Alone ở hiệp 1 trong trận Chung kết UEFA Champions League 2005 tại Istanbul, lúc đó Liverpool đang bị thua với tỉ số 0-3.
Youre Never Walk Alone nhanh chóng lan rộng ra ngoài Liverpool. Năm 2009, ca khúc này được hát trong đám tang của cựu thủ môn tuyển quốc gia Đức Robert Enke, người đã tự tử sau khi mắc chứng trầm cảm. Và khi Liverpool và Borussia Dortmund gặp nhau ở Europa League vào năm 2016, cổ động viên của cả 2 đội đều hát bài này.
Các đội bóng khác hiện sử dụng bài hát này bao gồm TSV 1860 Munich, Club Brugge KV của Bỉ và KV Mechelen, FC Tokyo của Nhật Bản, CD Lugo của Tây Ban Nha và PAOK của Hy Lạp.
Cổ động viên của Câu lạc bộ bóng đá Tây Ban Nha Villarreal với biểu ngữ có tên bài hát "Yellow Submarine"
... Cho tới những ca khúc bóng đá "bất đắc dĩ"
Trước tiên phải kể đến Yellow Submarine của Beatles. Ca khúc này được Paul McCartney và John Lennon sáng tác và nằm trong album Revolver được Beatles phát hành hồi năm 1966. Đĩa đơn Revolver, được Beatles coi như một sự phản đối công khai cuộc chiến tranh do Mỹ gây ra ở Việt Nam, đã đứng đầu trên các bảng xếp hạng ở Vương quốc Anh và một số quốc gia châu Âu khác.
Phải thừa nhận rằng ca khúc nổi tiếng với giọng ca của tay trống Ringo Starr rất đơn giản. Song xét cho cùng, cựu thành viên Beatles này chưa bao giờ hát hay. Nhưng hầu hết những người hâm mộ bóng đá cũng vậy. Đoạn điệp khúc của Yellow Submarine được coi là hoàn hảo cho bầu không khí ở sân vận động và phần ca từ có thể dễ dàng được điều chỉnh cho phù hợp với trận đấu. Câu lạc bộ bóng đá Tây Ban Nha Villarreal thậm chí còn tiến xa hơn khi sử dụng Yellow Submarine làm biệt danh cho đội bóng của mình - họ thường thi đấu trong trang phục màu vàng.
Tiếp đến đến là Guantanamera của ca sĩ kiêm nhà soạn ca khúc Cuba Joseito Fernandez (1908-1979). Bài hát này đã tồn tại gần 90 năm. Lời bát hát kể về một cô gái Guantanamo, người mà Fernandez có mối quan hệ lãng mạn và theo như lời bài hát, đã rời bỏ ông. Trong câu chuyện, cô gái đưa cho chàng trai một ổ bánh mỳ sandwich vào ngày khai trương đài phát thanh mà anh ta làm việc, anh đã thoáng nhìn cô gái trong khi ăn và một anh bạn đã giật ổ bánh mỳ, chửi rủa và bỏ đi. Chàng trai không bao giờ gặp lại cô gái nữa. Sau này, phần lời này ít được hát.
Guantanamera lần đầu tiên trở thành bài hát của người hâm mộ tại World Cup 2002 được tổ chức ở Nhật Bản và Hàn Quốc. Ban nhạc Rocca đã trở thành "hiện tượng một hit" (one-hit-wonder) với giai điệu từ tác phẩm cổ điển của Cuba. Tuy nhiên, hầu hết mọi người chỉ nhớ đến điệp khúc: "Chỉ có một Rudi Vller" - nhắc đến một huyền thoại bóng đá Đức. Người hâm mộ đã hát Guantanamera thường xuyên đến nỗi nó được mệnh danh là câu nói của năm vào năm 2002.
Và Nel Blu Dipinto Di Blu được biết đến là Volare cũng thường được hát tại các sân vận động mỗi khi có giải bóng đá diễn ra. Ca khúc này được ca sĩ kiêm nhạc sĩ Italy Domenico Modugno thu âm và phát hành dưới dạng đĩa đơn vào ngày 1/2/1958.
Volare đã có 5 tuần liên tiếp đứng đầu Billboard Hot 100 vào tháng 8-9/1958, và sau đó trở thành đĩa đơn quán quân của Billboard trong năm. Năm 1959, tại Lễ trao giải Grammy thường niên lần thứ nhất, bản thu âm của Modugno đã trở thành tác phẩm đầu tiên đoạt giải Grammy ở cả hạng mục Thu âm của năm và Bài hát của năm.
Bài hát sau đó đã được dịch sang một số thứ tiếng và được nhiều nghệ sĩ biểu diễn thu âm. Đáng nói, đoạn điệp khúc của Volare thường được vang lên mỗi khi một đội nào đó lọt vào vòng chung kết.
Cuối cùng là Go West nằm trong album phòng thu thứ 4 cùng tên của ban nhạc disco Mỹ Village People, được phát hành năm 1979. Ca khúc này thành công trong khung cảnh nhạc disco cuối thập kỷ 1970.
Go West được xem là bài "thánh ca" của sân vận động và đã thành công ở nhiều câu lạc bộ và quốc gia khác nhau vì nó rất phù hợp để thay đổi. Mặc dù các đội có thể là kẻ thù không đội trời chung trên sân cỏ, nhưng ít nhất một số trong số các đội có điểm chung là yêu thích Go West.
Gerry Marsden hát "Youre Never Walk Alone" tại trận chung kết giữa Liverpool và Everton tại giải FC-FA CUP năm 1989:
Danh ca mù hát khai mạc Euro 2020 Andrea Bocelli gửi gắm thông điệp về sự tích cực trước giờ khai mạc Euro 2020. Theo Telegraph , Andrea Bocelli - giọng ca khiếm thị nổi tiếng người Italy - đã biểu diễn ca khúc Nessun dorma ( Đừng để ai ngủ ) của Giacomo Puccini tại Lễ khai mạc UEFA Euro 2020 ở Stadio Olimpico, Rome rạng sáng ngày 12/6 (giờ...