Sức mua hàng hóa tăng gấp hai, ba lần trong ngày cận Tết
Ngày 30/1 (tức 28 tháng Chạp), ghi nhận tại thị trường TP Hồ Chí Minh cho thấy, người dân tấp nập mua sắm hàng hóa thiết yếu phục của gia đình trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.
Đặc biệt, nhiều người dân tập trung mua sắm những nhóm ngành hàng Tết, nên đẩy sức mua tăng gấp hai, ba lần so với thời điểm đầu tháng 1/2022.
Nhân viên siêu thị tại Thành phố Hồ Chí Minh liên tục cung ứng hàng hóa lên quầy, kệ.
Tại hệ thống bán lẻ của Tổng công ty Thương mại Sài Gòn – Trách nhiệm Một thành viên (Satra), ngay từ thời điểm mở cửa kinh doanh đã nhộn nhịp khách hàng đến mua sắm. Điển hình, siêu thị Satramart – Siêu thị Sài Gòn, quận 10, Tp. Hồ Chí Minh, khách hàng tập trung đông ở các khu vực rau củ, quả; bánh, kẹo, mứt; nước giải khát; quần áo, giày dép…
Theo đó, đơn hàng của mỗi khách hàng cũng tăng lên bình quân từ 2-5 triệu đồng/khách hàng; trong đó, có những khách hàng mua sắm giỏ quà Tết có tổng đơn hàng lên đến gần 10 triệu đồng.
Còn tại hệ thống bán lẻ của Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Tp. Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) cho thấy, khách hàng ưu tiên mua sắm những sản phẩm Việt như trái cây chưng Tết các loại; rau ăn lá; thịt gia súc, gia cầm; thực phẩm chế biến và sơ chế sẵn… Đặc biệt, Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 nối liền ngày cuối tuần nên kỳ nghỉ tương đối dài ngày, người dân cũng có nhu cầu dự trữ lương thực, thực phẩm để tổ chức sum họp gia đình, người thân, bạn bè…
Đại diện một số nhà bán lẻ trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh cho biết, nguồn cung hàng hóa tiêu dùng thiết yếu phục vụ Tết
Nguyên đán Nhâm Dần 2022 dồi dào, với đa dạng hoạt động giảm giá, khuyến mãi sâu nên đã góp phần kích cầu tiêu dùng. So với hàng hóa nội địa, một số hàng hóa nhập khẩu có phần hạn chế nguồn cung nên giá cả tăng đáng kể so với thời điểm bình thường.
Có thể kể đến mặt hàng táo các loại nhập khẩu từ Mỹ, Nam Phi, Australia… phổ biến được mua sắm chưng Tết có giá tăng từ 20.000-50.000 đồng/kg, tùy theo loại. Hay mặt hàng lê Hàn Quốc, nho Mỹ, kiwi New Zealand… cũng có giá tăng nhẹ so với ngày thường.
Dự kiến sức mua hàng Tết sẽ tăng trong những ngày trước thềm năm mới, hầu hết nhà bán lẻ tại Tp. Hồ Chí Minh đều tăng cường nguồn nhân lực phục vụ tại điểm bán để vừa đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, vừa đảm bảo biện pháp phòng chống dịch COVID-19. Bên cạnh đó, nhiều nhà bán lẻ bố trí lực lượng nhân sự điều tiết hoạt động mua sắm của người dẫn diễn ra theo đúng quy định.
Video đang HOT
Ghi nhận tại mạng lưới chợ truyền thống trên địa bàn Tp. Hồ Chí Mính, hàng hóa tiêu dùng thiết yếu Tết không chỉ nhập chợ dồi dào, mà một số mặt hàng còn được kinh doanh phổ biến trên các tuyến đường thuộc khu vực trung tâm thành phố. Cụ thể, mặt hàng hoa tươi cắt cành, cây cảnh, trái cây… đổ về thị trường thành phố bán buôn sôi động, chủ yếu nông – đặc sản đến từ khắp mọi miền đất nước.
Theo anh Minh Trí, chủ vựa bưởi da xanh trên đường Phạm Văn Đồng, thành phố Thủ Đức, mặt hàng bưởi da xanh phục vụ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 có nguồn cung dồi dào nên giá thấp hơn mùa Tết năm trước từ 10.000-15.000 đồng/kg. Tùy theo chủng loại như bưởi da xanh đặc sản Bến Tre chỉ có giá bán lẻ là 40.000-45.000 đồng/kg, bưởi da xanh loại 1 là 35.000-40.000 đồng/kg; còn lại các loại thuộc vùng, miền khác có giá phổ biến 30.000 đồng/kg.
Riêng mặt hàng hoa tươi cắt cành có xuất xứ từ Đà Lạt, Lâm Đồng có giá tăng ở một số mặt hàng như hướng dương 25.000 đồng/bông, tulip 110.000 đồng/bó 5 cành, ly ly kép 250.000-350.000 đồng/3 cành… Đặc biệt, năm nay thị trường Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 ưa chuộng các chủng loại hoa như bán theo cành lớn như đào, tuyết mai…
Diễn biến ở chiều hướng trái ngược, mặt hàng hoa chậu, cây cảnh chưng Tết có giá bán ổn định, gồm: sống đời 60.000-110.000 đồng/chậu, vạn thọ 250.000-500.000 đồng/cặp, cúc mâm xôi 200.000-900.000 đồng/cặp, cúc các loại 350.000-600.000 đồng/cặp… (tuỳ theo kích cỡ). Đồng thời, dự báo sức mua sẽ tăng cao trong hôm nay và sáng mai, khi người dân đã hoàn tất dọn dẹp nhà cửa và bắt đầu mua sắm trang trí Tết.
Hòa trong không khí kinh doanh mùa Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, nhiều nhóm ngành hàng như thời trang may mặc, giày dép, túi xách, mỹ phẩm, nước hoa… cũng đồng loạt giảm giá “xả hàng” trong những ngày cuối năm. Theo đó, những chuỗi cửa hàng hoặc cửa hàng đơn lẻ đều treo biển khuyến mãi lên 50%, mua 1 tặng1, giảm giá cho sản phẩm thứ 2…
Ngoài ra, một số chợ thuộc mạng lưới chợ truyền thống như Thạnh Đông Tây, Bến Thành, Bà Chiểu… cũng kéo dài thời gian hoạt động và mở chợ đêm để kinh doanh các mặt hàng thời trang và đặc trưng Tết. Song song đó, những chợ phiên trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh thu hút số lượng lớn người dân thành phố đến mua sắm hàng hóa tiêu dùng thiết yếu Tết bánh, kẹo, mứt, đồ khô, trái cây…
Đánh giá về thị trường hàng hóa tiêu dùng thiết yếu Tết tại Tp. Hồ Chí Minh, chị Thủy Tiên, ngụ tại quận Phú Nhuận cho rằng, mùa Tết năm nay có hàng hóa tiêu dùng thiết yếu đa dạng chủng loại và phong phú sản phẩm. Đặc biệt, với thói quen hình thành sau thời gian giãn cách xã hội như mua sắm giãn cách, mua sắm trực tuyến (online)… đã giúp giảm quá tải ở nhiều điểm bán lẻ.
“Cùng với đó, ngày càng nhiều nhà bán lẻ và đơn vị kinh doanh đa kênh bán hàng và tăng tiện ích cho khách hàng như thanh toán không tiền mặt, giao hàng tận nơi… đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân mua sắm Tết. Đồng thời, giảm bớt áp lực và thời gian mua sắm Tết cho người dân”, chị Thủy Tiên chia sẻ thêm.
Tương tự, những người dân khác tại Tp. Hồ Chí Minh cũng cho biết, với nguồn cung hàng hóa tiêu dùng thiết yếu nhập về thị trường thành phố dồi dào, giá cả phải chăng, nên hạn chế được bớt viễn cảnh chen chút mua sắm Tết. Mặt khác, người dân không lo khan hiếm hàng hóa tiêu dùng thiết yếu trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.
Không chỉ tập trung hết tổng lực phục vụ thị trường Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, nhiều nhà bán lẻ trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh như Saigon Co.op, Satra, LOTTE Mart, Aeon Mall… còn chủ động thông báo đến người dân thời gian hoạt động trước, trong và sau Tết. Trong đó, hệ thống bán lẻ Satra sẽ đóng cửa lúc 12 giờ trưa ngày 31/1 và mở cửa trở lại vào ngày 2/2/2022 (tương ứng với ngày 29 tháng Chạp và Mùng 2 Tết).
Hệ thống siêu thị Co.opmart, Co.opXtra cũng thông báo tăng giờ mở cửa phục vụ Tết, cũng phục vụ khách hàng từ nay đến 12 giờ trưa ngày 31/1. Đồng thời, từ Mùng 2 đến Mùng 5 Tết chỉ hoạt động buổi sáng, Mùng 6 Tết hoạt động nguyên ngày bình thường.
Siêu thị "găm sẵn" hàng chục nghìn tỷ đồng tiền hàng cung ứng cho thị trường Tết Nguyên đán Nhâm Dần
Ông Phạm Văn Duy - Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản thông tin, ước tính nhu cầu thực phẩm dịp Tết Nguyên đán trung bình tăng từ 15-20% tùy từng sản phẩm.
"Găm sẵn" hàng chục nghìn tỷ đồng tiền hàng cung ứng cho thị trường Tết Nguyên đán
Theo ông Duy, thị trường trong nước có dư địa rất lớn trong dịp Tết Nguyên đán, tạo nhiều cơ hội cho các đơn vị có thể quảng bá, tiêu thụ sản phẩm với giá thành tốt nhất... Do đó, các địa phương nên có phương án chủ động kết nối, thông tin rộng rãi để việc tiêu thụ đạt được giá trị cao nhất.
WinCommerce của Tập đoàn Masan, đơn vị sở hữu hệ thống bán lẻ WinMart/WinMart dự báo sức mua Tết Nhâm Dần 2022 sẽ giảm nhẹ so với cùng kỳ Tết 2021. Do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhiều người bị giảm thu nhập, tỷ lệ thất nghiệp cao dẫn đến khách hàng thắt chặt chi tiêu. Người tiêu dùng sẽ có xu hướng chỉ tập trung chủ yếu vào các mặt hàng cơ bản như: Hàng tươi sống, thực phẩm thiết yếu và một số mặt hàng có tính thời vụ như bánh kẹo, bia, nước giải khát, rượu,... phục vụ cho việc đón tết.
Người dân bắt đầu mua sắm nhiều hơn tại các siêu thị trên địa bàn TP.Hà Nội. Ảnh: V.N
Bà Tạ Thị Minh Hợp - Giám đốc cung ứng hệ thống bán lẻ WinMart/WinMart cho biết: Nhằm đảm bảo cung ứng đầy đủ và đa dạng hàng hóa với tiêu chí "Tươi ngon thượng hạng" cho dịp Tết Nguyên đán sắp tới, chúng tôi đã làm việc với các nhà cung ứng lớn ngay từ tháng 9, 10, chốt sản lượng cho tất cả các mặt hàng chủ lực.
Lượng hàng hoá hệ thống WinMart/WinMart chuẩn bị cho giai đoạn Tết sẽ tăng 40 - 50% so với lượng bán bình quân, tập trung vào các nhóm hàng tươi sống, thực phẩm và đồ dùng thiết yếu, các mặt hàng thời vụ tết.
Nhằm chia sẻ với người tiêu dùng, kích cầu mua sắm, WinCommerce tập trung vào các chương trình khuyến mại với nhóm hàng thiết yếu, tổ chức các hội chợ - lễ hội nông sản; cung cấp các giỏ quà tết chỉ từ 299.000 đồng/giỏ. Năm nay, hệ thống WinMart còn chú trọng khai thác các đặc sản vùng miền, sản phẩm OCOP để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng.
Để đảm bảo lượng hàng hóa thiết yếu phục vụ người tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần, ngành công thương và các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội đã chủ động kết nối cung cầu, dự trữ hàng hóa, không để xảy ra tình trạng tăng giá đột biến.
Ước tính, lượng hàng hóa dự trữ của các doanh nghiệp trên địa bàn trị giá khoảng 39.000 tỷ đồng.
Khách hàng mua sắm tại siêu thị Vinmart
Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) Vũ Thanh Sơn thông tin, để đảm bảo nhu cầu tiêu dùng tăng cao trong dịp tết, Hapro đã dự trữ lượng hàng hóa trị giá gần 1.000 tỷ đồng. Các mặt hàng tăng cường dự trữ gồm, gạo, thịt bò, thịt lợn, gia cầm, thực phẩm chế biến, rau củ, trái cây tươi tăng 7 - 15% so với Tết 2021.
Bên cạnh đó, các mặt hàng có nhu cầu cao trong dịp tết như nông lâm sản khô (măng, miến, mộc nhĩ...), bánh mứt kẹo, rượu bia, nước giải khát, hoa tươi, may mặc, điện máy cũng được các doanh nghiệp nhập về nhiều hơn.
Để bảo đảm nguồn cung nông sản cho thị trường, Phó Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn, cho biết: Hà Nội đã xây dựng được 141 chuỗi liên kết, trong đó có 59 chuỗi có nguồn gốc động vật, 82 chuỗi có nguồn gốc thực vật.
Các chuỗi đang cung ứng 1.370 loại sản phẩm cho 110 siêu thị, 1.400 cửa hàng kinh doanh tổng hợp, 300 cửa hàng chuyên kinh doanh nông lâm thủy sản trên địa bàn. Cùng với đó, Hà Nội đã chủ động liên kết với 21 tỉnh, thành phố cung cấp nguồn thực phẩm sạch từ các chuỗi cho thị trường Hà Nội.
Giám đốc Hợp tác xã Hoàng Long (huyện Thanh Oai) Nguyễn Trọng Long thông tin: Chuỗi chăn nuôi bảo đảm an toàn thực phẩm A-Z của HTX đang nuôi 500 lợn nái, 5.000 lợn thịt để từ nay đến Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, sẽ cung cấp khoảng 150-200 tấn thịt lợn cho thị trường Hà Nội.
Theo Sở NNPTNT Hà Nội, hiện nay số lượng chuỗi liên kết nông sản của Hà Nội đang đứng đầu cả nước, nhưng vẫn còn chưa tương xứng với tiềm năng. Một số chuỗi chưa hoàn chỉnh, quy mô nhỏ và còn xảy ra tình trạng đứt gãy, gián đoạn...; nhiều sản phẩm nông nghiệp chưa có nhãn mác, thương hiệu, không tiêu thụ được ở các kênh phân phối lớn.
Được biết, Hà Nội đang triển khai Chương trình phối hợp về bảo đảm an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng, giá trị chuỗi cung ứng nông lâm thủy sản giữa Hà Nội với các tỉnh, thành phố giai đoạn 2021-2025. Theo đó, số chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn sẽ tăng ít nhất 10%/năm...
Doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh khởi động mùa kinh doanh hàng Tết 2022 Từ đầu tháng 12/2021 đến nay, doanh nghiệp trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh đã rục rịch khởi động mùa kinh doanh Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Đồng thời, nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh lần lượt tung ra thị trường đa dạng sản phẩm phục vụ thị trường hàng hóa Tết và triển khai kế hoạch giảm giá hàng...