Sức mạnh vũ khí: Nga hiện đại hóa loại pháo mạnh nhất thế giới
Nga đã hoàn thành việc nâng cấp hiện đại hóa đại bác Malka, một trong loại pháo mạnh nhất thế giới, mẫu pháo đầu tiên đã sẵn sàng để trang bị cho quân đội, bộ phận báo chí của tập đoàn Uralvagonzavod (thành viên của Rostec) thông báo với Sputnik.
“ Công ty Uraltransmash (công ty con của Uralvagonzavod) đã hoàn thành việc đại tu hiện đại hóa pháo tự hành 2S7M Malka”, tập đoàn cho biết.
Tập đoàn lưu ý rằng sản phẩm mới đã cải tiến hộp số, cơ chế phân phối hỏa lực và bộ cấp điện, hiện đại hóa thiết bị quan sát, thiết bị liên lạc nội bộ và trạm phát thanh. Ngoài ra, linh kiện nhập khẩu được thay thế bằng linh kiện sản xuất trong nước.
“Quá trình hiện đại hóa cải thiện tính năng tự hành, khả năng tác chiến và cơ động, quản lý chỉ huy và tất cả các tính năng cơ bản của pháo”, bộ phận báo chí cho biết.
Tập đoàn cho biết loại pháo cải tiến này đã vượt qua chu trình thử nghiệm đầy đủ đạt kết quả tốt, bao gồm kiểm tra tính năng cơ động, độ vững chắc của khung gầm, bộ phận cấp và phân phối điện. Ngoài ra, trong quá trình thử nghiệm cũng đã kiểm tra độ tin cậy của cơ chế nạp đạn, độ bền của súng pháo 2A44 và hệ thống điều khiển hỏa lực.
“Mẫu pháo đầu tiên chuẩn bị được biên chế cho quân đội Nga, xí nghiệp đã sẵn sàng đưa hệ thống pháo tự hành 2S7M Malka vào sản xuất hàng loạt”, bộ phận báo chí cho biết.
2S7M Malka là phiên bản nâng cấp hiện đại của pháo 2S7 Pion dược sản xuất từ thập niên 1980, cho đến nay vẫn là một trong những loại pháo mạnh nhất trên thế giới. 2S7 là pháo tự hành của Liên Xô được trang bị súng pháo cỡ nòng 203 mm. Loại pháo này được trang bị cho quân đội năm 1975, đến năm 1983 được nâng cấp lần đầu tiên. Pháo được dùng dể tiêu diệt những hạng mục và mục tiêu quan trọng của kẻ địch nằm sâu trong chiến tuyến ở khu vực phòng thủ chiến thuật.
Video đang HOT
Pháo có thể bắn đạn nổ mạnh, cũng như đạn phản lực chủ động. Tuy nhiên ưu thế chính của loại vũ khí này là khả năng sử dụng đạn xuyên bê tông và đạn hóa học, cũng như loại đạn chuyên dụng mang đầu đạn hạt nhân.
Bí mật quân sự: Pháo tự hành tạo mưa lửa đáng gờm nhất thế giới
Pháo tự hành - "cánh tay nối dài" của lục quân quân đội bất kỳ quốc gia nào - yểm trợ hỏa lực trực tiếp cho xe tăng và bộ binh trong chiến đấu.
Pháo tự hành hiện đại có khả năng tự bảo vệ tốt, tầm xa và độ chính xác cao. Về những khẩu pháo tự hành đáng gờm nhất - theo tài liệu Sputnik.
2S35 "Koalitsiya-SV"
2S35 "Koalitsiya-SV" lần đầu tiên được giới thiệu trước công chúng tại cuộc diễu binh Chiến thắng ở Moskva ngày 9 tháng 5 năm 2015. Được thiết kế để phá hủy vũ khí hạt nhân chiến thuật, pháo, súng cối, xe tăng và các phương tiện bọc thép khác, nhân lực, hệ thống phòng không, tên lửa, sở chỉ huy, cũng như phá hủy các công sự dã chiến và ngăn chặn sự cơ động của địch quân trong độ sâu phòng thủ. Hiện tại những khẩu pháo tự hành này đang trải qua các bài kiểm tra cấp nhà nước, hoàn thành vào năm 2020.
Theo dữ liệu từ các nguồn mở, Quân đoàn xe tăng cận vệ số 1 được triển khai tại Quân khu phía Tây sẽ nhận được những vũ khí đầu tiên. Phần tổ hợp pháo liên hoàn hiện đại nhất Koalitsiya-SV và bức kích pháo tự hành 152 mm. Hệ thống pháo 2S35 được chế tạo trên khung gầm xe tăng T-90. Vũ khí chính là pháo 2A88 cỡ 152 mm. Đạn được gửi đến rãnh bắn bằng cơ chế nạp khí nén. Tốc độ bắn hiện được giữ bí mật, chỉ biết rằng sẽ hơn mười phát mỗi phút. Cơ số đạn 70 viên bao gồm đạn nổ mạnh, cũng như đạn có điều khiển dựa trên cơ sở đạn của hệ thống Krasnopol. Tầm bắn tối đa 80 km (đạn dẫn đường).
Đội xe ba người. Pháo tự hành được trang bị hệ thống dẫn đường tự động, lựa chọn mục tiêu, điều hướng và định vị. Theo các đặc tính hiệu suất, 2C35 vượt qua đáng kể các sản phẩm nước ngoài tương tự. PzH 2000 Trước khi "Koalitsiya-SV" ra đời, pháo tự hành PzH 2000 của Đức được nhiều chuyên gia đánh giá tốt nhất trên thế giới, đã phục vụ trong Bundeswehr (quân đội Đức) và quân đội một số quốc gia khác kể từ năm 1998. Được trang bị pháo cỡ 155 mm, nòng dài 52, hệ thống định vị, điều khiển hỏa lực tự động, nạp đạn tự động. Cơ số đạn - 60 quả, trang bị hệ thống chữa cháy tự động, tự bảo vệ trước vũ khí hủy diệt hàng loạt. Bộ vỏ giáp chịu được đạn cỡ nòng lên tới 14,5 mm và mảnh đạn 152 mm. Ngoài ra, có hệ thống bảo vệ chủ động.
Pháo tự hành PzH 2000
NATO tiêu chuẩn. Có thể bắn ba viên đạn pháo vào một mục tiêu trong chín giây hoặc mười viên đạn mỗi phút. Phạm vi bắn tối đa của đạn nổ phân mảnh 30 km, và đạn phản lực chủ động - 40 km. Đội điều khiển năm người. Pháo tự hành PzH 2000 đã được quân đội Đan Mạch sử dụng từ năm 2006 ở Afghanistan, và Bundeswehr kể từ năm 2010. Thực tế chiến trường cho thấy một số thiếu sót, đặc biệt là khả năng chịu đựng kém trước nhiệt độ cao và bụi bặm ở Afghanistan.
M109 Pháo tự hành M109 đã phục vụ trong quân đội Mỹ từ năm 1963 - hơn nửa thế kỷ. Nhiều nỗ lực thay thế bằng vũ khí hiện đại hơn đã không thành công vì lý do kinh tế - việc hiện đại hóa các hệ thống hiện tại tỏ ra có lợi hơn. Bản sửa đổi mới nhất - M109A7 - đã được giới thiệu vào năm 2012, được trang bị thiết bị điều khiển hỏa lực kỹ thuật số và nạp đạn bán tự động tiên tiến. Hệ thống thủy lực được thay thế bằng điện, giúp tăng lượng đạn lên tới 40 quả. M109A7 được trang bị pháo 155 mm M284, tốc độ tối đa sáu viên đạn mỗi phút và tầm bắn xa tới 30 km. Đội xe bốn người.
Pháo tự hành M109 tham chiến lần đầu tiên ở Việt Nam và từ đó liên tục được sử dụng trong các cuộc xung đột vũ trang. Những phiên bản khác nhau được quân đội của hơn 20 nước sử dụng, tham chiến rộng rãi ở Trung Đông. Đặc biệt, đã được Israel và Iran sử dụng. Nhìn chung, qua nhiều thập kỷ hoạt động, M109 đã khẳng định mình là một vũ khí đáng tin cậy, chính xác với tiềm năng hiện đại hóa cao.
AS-90 Braveheart
Pháo tự hành AS-90 Braveheart từ năm 1992 đã thay thế tất cả các loại pháo khác - tự hành và pháo xe kéo, trong quân đội Anh, ngoại trừ pháo tên lửa phóng loạt. Đây là một chiếc xe bọc thép có bố cục cổ điển, được trang bị pháo cỡ nòng 155 mm. Những phiên bản đầu tiên có nòng dài 32, và bản sau đó có cỡ nòng dài 52. Đội xe năm người. Trong khoang chiến đấu là 48 viên đạn. Pháo tự hành AS-90 có khả năng sử dụng tất cả các loại đạn cỡ nòng 155 mm tiêu chuẩn NATO, bao gồm cả đạn có điều khiển.
Tầm bắn với đạn nổ phân mảnh - 30 km. Tốc độ bắn tối đa ba phát trong mười giây. Một biến thể pháo tự hành hoạt động trong điều kiện sa mạc đã được phát triển và thử nghiệm cải tiến hệ thống làm mát động cơ và hệ truyền động, hiện đại hóa thiết bị phụ trợ, máy điều hòa không khí cho khoang chiến đấu và các đường ray mới, rộng do Đức sản xuất. Một phiên bản sửa đổi khác đang phục vụ cho quân đội Ba Lan - cỗ máy có tháp pháo AS-90 trên khung gầm pháo tự hành K9 Thunder của Hàn Quốc.
PLZ-05
Pháo tự hành PLZ-05 của Trung Quốc, còn được gọi là Type-05, do công ty Norinco sản xuất từ năm 2005, phát triển từ PLZ-45, được quân đội Trung Quốc trang bị từ những năm 1990. Khung gầm bánh xích giống như pháo tự hành 2S19 Msta-S của Nga. Pháo tự hành Trung Quốc được trang bị pháo L-52 155 ly, tầm bắn tới 53 km với đạn phản lực chù động, 39 km với đạn thông thường và 20 km với đạn dẫn đường bằng laser.
Có bộ nạp tự động. Tốc độ bắn - tám viên mỗi phút. Đội xe bốn người. Vỏ giáp bảo vệ trước đạn và phân mảnh. Pháo tự hành PLZ-05 PLZ-05 có hệ thống điều khiển hỏa lực kỹ thuật số hai kênh với thiết bị chụp ảnh nhiệt và công cụ đo xa bằng laser. Tự động và rất nhanh chóng bắt mục tiêu. Đạn thông minh như GS1 và các đầu đạn dẫn đường bằng laser bắn trúng các mục tiêu khác nhau với độ chính xác rất cao.
Theo Danviet
Bí mật quân sự: Lý do Nhật muốn có tên lửa mang đầu đạn siêu thanh Bộ Quốc phòng Nhật Bản đang xem xét khả năng chế tạo tên lửa đạn đạo với triển vọng mang đầu đạn siêu thanh trong hai phiên bản, - như truyền thông Nhật Bản đưa tin. Nhật Bản sẽ tiến vào "câu lạc bộ" hẹp tiềm năng gồm bốn quốc gia sở hữu vũ khí siêu thanh của riêng họ. Phiên bản đầu...