Sức mạnh truyền thông trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao
Phát biểu tại Hội thảo “Thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp công nghệ cao và sản phẩm an toàn miền Trung – Tây Nguyên” do Bộ NNPTNT, UBND TP Đà Nẵng phối hợp với Báo NTNN/ Dân Việt tổ chức, nhà báo Lưu Quang Định – Tổng Biên tập Báo NTNN/Dân Việt nhấn mạnh, sẽ đẩy mạnh truyền thông về lĩnh vực này.
Truyền thông giúp nông dân hiểu rõ hơn về công nghệ cao
Theo nhà báo Lưu Quang Định – Tổng Biên tập Báo NTNN/ Dân Việt: “Nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) trong những năm qua luôn là lĩnh vực được Chính phủ quan tâm, dành nhiều nguồn lực để đầu tư. Cụ thể, ngày 17.12.2012, Thủ tướng Chính phủ đã thông qua Quyết định 1895 về Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC.
Mục tiêu của Chương trình nhằm thúc đẩy phát triển và ứng dụng có hiệu quả CNC trong lĩnh vực nông nghiệp, góp phần xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực, thực phẩm quốc gia cả trước mắt và lâu dài”.
Quang cảnh Hội thảo NNCNC do Báo NTNN/ Dân Việt tổ chức tại Đà Nẵng
Nhà báo Lưu Quang Định còn cho biết: Tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên, thời gian qua, nhiều địa phương đã triển khai các chương trình phát triển NNCNC, nông nghiệp an toàn khá quyết liệt và bước đầu đem hiệu quả thiết thực, điển hình như tại Đà Nẵng, Quảng Nam, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Gia Lai…
“Có thể nói rằng, NNCNC luôn là chủ đề được Nhà nước quan tâm đầu tư, từ lâu nay, Báo NTNN/Dân Việt đã xác định đây là một vấn đề trọng tâm cần đẩy mạnh truyền thông trên tất cả các ấn phẩm, cũng như tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị chuyên sâu về chủ đề này.
Cụ thể, trên Báo NTNN ra hàng ngày, báo đã mở chuyên trang Nông nghiệp CNC và Địa chỉ xanh xuất bản 3 kỳ/tuần. Nội dung của chuyên trang tập trung vào tuyên truyền các chính sách phát triển nông nghiệp CNC của Chính phủ, ngành nông nghiệp, các mô hình ứng dụng CNC vào sản xuất đạt hiệu quả, đặc biệt là chân dung những “nông dân 4.0″.
“Các chuyên trang cũng phản ánh các mô hình sản xuất nông sản an toàn, chất lượng cao; cũng như cung cấp danh sách các địa chỉ sản xuất nông sản an toàn để người tiêu dùng biết đến và tìm mua sản phẩm” – Nhà báo Lưu Quang Định nhấn mạnh.
Video đang HOT
Nhà báo Lưu Quang Định – Tổng Biên tập Báo NTNN/ Dân Việt phát biểu tại Hội thảo NNCNC
Nhà báo Lưu Quang Định cho biết thêm: Sau khi có chính sách của Chính phủ về gói tín dụng ưu đãi 100.000 tỷ cho nông nghiệp công nghệ cao, Báo NTNN đã tổ chức nhiều sự kiện, diễn đàn, cuộc thi liên quan đến chủ đề này.
Cụ thể, ngày 4.7.2017, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân VN phối hợp với Ngân hàng Nhà nước và Bộ NNPTNT phối hợp với Báo NTNT/ Dân Việt tổ chức thành công Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư tín dụng NNCNC”.
Sau hội thảo, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cam kết sẽ có những chính sách và chỉ đạo để nới lỏng hơn nữa các thủ tục, nhằm tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp, người nông dân có thể tiếp cận được nguồn vốn tín dụng ưu đãi một các nhanh nhất.
Tiếp đến ngày 14.10.2017, Trung ương Hội ND Việt Nam, Bộ NNPTNT, Bộ Công Thương, Bộ KH&CN phối hợp với Báo NTNN đã tổ chức thực hiện Diễn đàn Nông dân quốc gia với chủ đề “Nông dân sẵn sàng cho nông nghiệp 4.0″, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ.
“Phát biểu kết luận diễn đàn, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã đánh giá cao chủ đề mà Ban Tổ chức đã lựa chọn, cũng như cách thức tổ chức diễn đàn theo hướng mở, trao đổi, gợi mở được nhiều vấn đề mà các đại biểu quan tâm.
Phó Thủ tướng cũng cho biết, chiến lược phát triển đất nước của Đảng trong giai đoạn hiện nay là phát huy trí tuệ, thành quả công nghệ của thế giới nhưng đồng thời vẫn phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động, nhất là ở khu vực nông thôn để tăng thu nhập cho nông dân.
Do đó, Phó Thủ tướng đề nghị Trung ương Hội ND Việt Nam nghiên cứu, tổ chức Diễn đàn nông dân lần thứ 3 về chủ đề này để phát triển đời sống nông dân bền vững” – Nhà báo Lưu Quang Định chia sẻ.
“Xuất khẩu” nông dân để học hỏi
Nhà báo Lưu Quang Định cho biết thêm, song song với các hoạt động tổ chức sự kiện, diễn đàn; trong 3 năm vừa qua, Báo NTNN đã tổ chức được 4 đoàn nông dân Việt Nam xuất sắc đi tìm hiểu, học tập mô hình nông nghiệp công nghệ cao tại các nước và khu vực: Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan. Đã có gần 100 lượt nông dân tham dự vào các chuyến tham quan, học tập mô hình nông nghiệp công nghệ cao ở nước ngoài.
Tại các chuyến đi này, các nông dân xuất sắc đã được đến tham quan các trung tâm, viện nghiên cứu nông nghiệp hàng đầu; thăm các mô hình nhà lưới, nhà kính hiện đại bậc nhất ở các nước, khu vực.
Nông dân các tỉnh, thành đang tham quan mô hình sản xuất rau theo mô hình công nghệ cao.
Sau các chuyến thăm, nhiều nông dân đã bày tỏ sự hài lòng và ý nghĩa trong việc tổ chức các chuyến tham quan do Báo NTNN tổ chức. Đã có nhiều nông dân sau khi về nước đã có thêm động lực, góc nhìn và tiếp cận được với những công nghệ mới để ứng dụng vào sản xuất. Đặc biệt, trong chuyến thăm Nhật Bản được tổ chức tháng 4.2018 mới đây, Báo NTNN đã đứng ra làm cầu nối trong việc tổ chức tiêu thụ nông sản Việt Nam với tỉnh Chiba (Nhật Bản).
“Trong thời gian tới, Báo NTNN/ Dân Việt sẽ tiếp tục tổ chức nhiều chủ đề để tuyên truyền về nông nghiệp công nghệ cao, cũng như tổ chức các sự kiện liên quan. Mục đích của việc truyền thông này là nhằm tạo sự đồng thuận, thống nhất trong dư luận; thúc đẩy nhanh hơn nữa quá trình ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp.
“Tại hội thảo lần này, chúng tôi rất mong nhận được thêm nhiều ý kiến chia sẻ của các đại biểu để làm thế nào, công tác truyền thông về NNCNC có sự lan tỏa hơn nữa, hiệu quả cao hơn” – Nhà báo Lưu Quang Định mong muốn.
Theo Danviet
"Đỏ mắt" tìm "nông dân trí thức" làm nông nghiệp công nghệ cao
Dù đã tuyển dụng đầu vào là kỹ sư sản xuất nông nghiệp, nhưng doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao vẫn phải đầu tư hàng tỷ đồng để đào tạo lại.
Đào tạo từ "số 0"
Ông Võ Quan Huy - Giám đốc Công ty TNHH Huy Long An, Mỹ Bình, xã Hiệp Hòa, huyện Đức Hòa (Long An) trăn trở: "Chúng tôi đang thiếu cả nhân lực phổ thông và trí thức. Với những doanh nghiệp lực lớn, nguồn tài chính dồi dào họ có thể thuê chuyên gia, hoặc người lao động nước ngoài. Nhưng với những doanh nghiệp nhỏ như chúng tôi khá vất vả. Như kỹ sư ra trường, tuyển được vào rồi, phảỉ đào tạo lại hoàn toàn vì chương trình học trong nhà trường không khớp với thực tế".
Nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những rào cản trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Ảnh: IT
Năm 2017, Bộ NNPTNT đặt ra mục tiêu hoàn thành kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho hơn 290.000 người, trong đó đào tạo trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng là hơn 210.000 người; đào tạo trình độ trung cấp và cao đẳng là 80.000 người, nhằm thực hiện chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, công nghệ cao, ứng phó biến đổi khí hậu, bảo an đảm an sinh xã hội.
Chẳng hạn với việc nuôi tôm, ông Huy phải liên kết với Trường ĐH Nông Lâm Huế, đưa luôn vào chương trình học mô hình thử nghiệm từ lúc đào vuông tôm, thả giống, chăm sóc cho tới thu hoạch. Cả một chu kỳ trọn vẹn như vậy hết khoảng 6 tháng. Khi những kỹ sư này ra trường mới có thể bắt nhịp được ngay với hoạt động sản xuất.
Chưa hết, lao động phổ thông cũng là vấn đề nan giải. Bởi lao động phổ thông các doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao chủ yếu nhận lại từ các khu công nghiệp công nghiệp. "Những người này có tính kỷ luật kém, hay thay đổi nhảy việc. Khi vào làm, chúng tôi đã đóng bảo hiểm và đào tạo nhưng làm được thời gian họ lại nhảy việc. Với chi phí đội lên như vậy, doanh nghiệp nào có trường vốn mới chịu nổi. Sau khi đào tạo lại, chúng tôi phải xây nhà ở và tăng các chế độ phúc lợi để giữ người" - ông Huy cho hay.
Tương tự như vậy, bà Trần Kim Liên - Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Giống cây trồng T.Ư cũng gặp khó với nguồn lao động. "Chúng tôi đã đầu tư 270 tỷ, tương đương gần 11 triệu USD cho sản xuất nông nghiệp, trong đó nông nghiệp công nghệ cao chiếm 4 triệu USD. Nhưng chính sách hỗ trợ để đào tạo quản trị công nghệ cao thì hầu không có. Hiện đội ngũ kỹ sư ra trường gần như không biết gì về quản trị nhà kính, các điều kiện bảo vệ thực vật, cây trồng. Chúng tôi phải thuê chuyên gia quốc tế để đào tạo lại. Tất cả tính vào chi phí sản xuất nên đẩy giá thành sản phẩm lên cao, khó cạnh tranh trên thị trường" - bà Liên chia sẻ.
Thiếu "nông dân trí thức"
Tới năm 2020, Việt Nam phấn đấu có 10 khu nông nghiệp công nghệ cao, phát triển nông nghiệp loại này đang là mục tiêu của nhiều tỉnh, thành. Nhưng hiện cả nước mới có 13 trường đại học, cao đẳng có ngành đào tạo về nông, lâm nghiệp; 60% trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, trung cấp nghề, trung tâm nghề có dạy nghề nông, lâm nghiệp. Số cử nhân, kỹ sư, thạc sĩ khối ngành nông, lâm nghiệp ra trường hàng năm không cung ứng đủ nhu cầu xã hội vốn đang tăng lên rất nhanh.
Theo bà Trần Kim Liên, các cơ sở đào tạo nhân lực nông nghiệp công nghệ cao ở nước ta đang hết sức chắp vá, thiếu một sự hợp tác điều phối vĩ mô giữa các trường đại học đào tạo về nông nghiệp tích hợp cùng với các ngành khoa học kỹ thuật công nghệ khác để chuẩn bị nhân lực lãnh đạo quản lý, khoa học kỹ thuật.
"Với hơn 10 trường đại học đào tạo về nông ngiệp, so với các nước là ít, nhưng nếu có mở thêm lại khó tuyển sinh, vì nhiều sinh viên không muốn theo nghề nông. Vậy ai sẽ là người trực tiếp chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp công nghệ cao cho nông dân? Ai là người lao động trực tiếp trong doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao?" - ông Võ Quan Huy đặt câu hỏi. Theo ông Huy, lĩnh vực này phải được vận hành bởi "nông dân trí thức", nhưng trên 97% lao động nông nghiệp hiện nay chưa qua đào tạo. Do đó, đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp công nghệ cao và đào tạo nghề cho người dân là việc cấp thiết, vì người nông dân vừa là người lao động nhưng cũng là những chuyên gia trên đồng ruộng.
Trong lúc chờ cơ chế hỗ trợ, các doanh nghiệp cũng đang tự tìm nguồn nhân lực chất lượng cao theo cách của mình. Tuy nhiên, nhiều trường chỉ muốn đào tạo cho nhanh để tuyển sinh lớp mới vào. "Đó là vấn đề xã hội, không thể thay đổi một sớm một chiều nhưng vẫn cần sự quan tâm nhiều hơn từ phía nhà nước" - ông Võ Quan Huy đề xuất.
Theo Danviet
Cho vay ứng dụng công nghệ cao chưa có sức lan tỏa Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng, do vẫn còn không ít khó khăn, hạn chế, nên những nỗ lực triển khai các chủ trương, chính sách tín dụng của ngành Ngân hàng chưa góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên. Cụ thể, vấn đề quy hoạch, chiến lược phát huy thế mạnh...