Sức mạnh thanh kiếm cong huyền thoại của đế chế Ai Cập cổ đại
Thanh kiếm Khopesh trứ danh được các binh sĩ Ai Cập tinh nhuệ sử dụng trong nhiều trận chiến, góp phần không nhỏ vào những thắng lợi, mở rộng lãnh thổ của đế chế này.
Chiến binh Ai Cập cầm trên tay thanh kiếm Khopesh.
Theo Ancient Origins, Ai Cập cổ đại chứa đựng cả một kho tàng quý giá, nổi danh là vùng đất của trí tuệ, ẩn chứa nhiều bí mật và công nghệ quân sự Ai Cập cũng không phải là ngoại lệ.
Thanh kiếm Khopesh được người Ai Cập sử dụng ở thời Đồ Đồng, là thanh kiếm cổ xưa nhất xuất hiện ở Bắc Phi, góp phần không nhỏ vào việc hình thành nên đế chế Ai Cập hùng mạnh.
Khopesh là một thanh kiếm lưỡi cong, hình dạng lưỡi liềm, phần lưỡi dao nối với tay cầm có móc. Một số học giả coi Khopesh là thanh kiếm lưỡi liềm. Nó được tìm thấy trên khắp thung lũng sông Nile, phía đông châu Phi, Trung Đông.
Thanh kiếm Khopesh có liên quan chặt chẽ đến Ai Cập, dù nguồn gốc của nó không phải ở đây. Nó được phát minh ở Lưỡng Hà (Mesopotamia) vào giai đoạn năm 2000 trước Công nguyên.
Video đang HOT
Thanh kiếm Khopesh được đem đến Syria, từ đó du nhập vào Ai Cập vào khoảng năm 1550 trước CN, trong thời kỳ Vương quốc mới.
Một thanh kiếm Khopesh cổ.
Vào thời kỳ đó, vũ khí kim loại đầu tiên là rìu đồng nhưng có nhiều nhược điểm. Sự xuất hiện của thanh kiếm Khopesh đã làm thay đổi hoàn toàn quan niệm về vũ khí. Khopesh được đánh giá là vũ khí đầu tiên ở Ai Cập chuyên sử dụng cho mục đích chiến đấu.
Rèn Khopesh rất phức tạp nên chỉ những lực lượng tinh nhuệ nhất của pharaoh mới được trang bị. Sức hủy diệt của Khopesh lại cực kỳ khủng khiếp. Lưỡi cong của nó có thể tạo ra những vết chém có độ rách rất rộng khiến cho đối phương mất máu đến chết. Lưỡi cong cũng giúp một cú chém của thanh kiếm này tạo ra sát thương cao nhất.
Trải qua thời gian, người Ai Cập đã chứng minh Khopesh là thứ vũ khí vô cùng đáng sợ và linh hoạt, giúp họ giành chiến thắng quyết định trên chiến trường. Trong giai đoạn tồn tại của thanh kiếm Khopesh, đế chế Ai Cập trỗi dậy mạnh mẽ nhất, vươn tầm ảnh hưởng ra khắp thế giới.
Vài trăm năm sau, vào khoảng thế kỷ thứ 6 trước CN, người Hy Lạp bắt đầu sử dụng vũ khí có lưỡi gọi là machaira hoặc kopis. Một số học giả cho rằng tên kopis có thể bắt nguồn từ chữ khopesh của Ai Cập.
Người Hittites, đối thủ đáng gờm của người Ai Cập cũng sử dụng thanh kiếm hình dáng giống như Khopesh. Nhưng không rõ họ có sao chép thanh kiếm Kopesh của Ai Cập hay không.
Những thanh kiếm cong tương tự như Khopesh cũng được tìm thấy ở phía đông và trung châu Phi. Các nền văn hóa khác còn sử dụng dao găm với phần lưỡi cong như thanh kiếm Kopesh.
Theo Danviet
Tìm được men từ thời Ai Cập cổ đại 5.000 năm trước, mang về làm ra bia
Bia của các vị hoàng đế Ai Cập giờ đây đã không còn là bí mật.
Các nhà khoa học làm bia từ men 5.000 năm tuổi.
Các nhà nghiên cứu Israel mới đây đã nấu thành công loại bia từ men thu được trong những chiếc bình gốm cổ đại phát hiện tại Ai Cập, Philistine và Israel. Nhiều chiếc bình có niên đại trên 5.000 năm, tức là từ thời các Pharaoh. Bia là một thành phần quan trọng trong chế độ ăn hàng ngày của người Ai Cập cổ đại.
Các nhà nghiên cứu từ Cơ quan Cổ vật Israel cùng 4 trường đại học khác đã nghiên cứu men tìm thấy trong 21 mảnh vỡ của các bình gốm cổ đại. Qua nghiên cứu này, các nhà khoa học mong muốn tạo ra loại bia tương đồng với thức uống của người Ai Cập cổ đại và tìm hiểu về "gu" thưởng thức bia của họ.
"Điều chúng tôi khám phá ra là men có thể tồn tại trong một thời gian vô cùng dài mà không cần thức ăn. Ngày nay chúng ta có thể tách được những sinh vật sống này từ những lỗ nano nhỏ của bình gốm và nghiên cứu tính chất của chúng", nhà nghiên cứu Michael Klutstein thuộc Đại học Hebrew cho biết.
Men thu được từ các mảnh gốm cổ đại.
Ông Shmuel Naky thuộc Trung tâm Bia Jerusalem cho biết men đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo ra hương vị của bia. "Chúng tôi đang cố gắng tái tạo hương vị mà những người sống tại đây đã thưởng thức từ hàng nghìn năm trước".
Sau khi thưởng thức, các nhà khoa học cho biết bia của các Pharaoh có vị cay, vị hoa quả và hương vị vô cùng phức tạp. Kết quả phân tích cho thấy AND của loại men này khác so với loại men được dùng để sản xuất bia ngày nay. Men bia là vi sinh vật có tác dụng lên men đường thành cồn. Quá trình lên men này có tác dụng quyết định trong việc tạo ra hương vị của bia.
Theo Danviet
Nguồn gốc ngoài hành tinh của trang sức vàng trong lăng mộ vua Ai Cập Nguồn gốc của món trang sức bằng thủy tinh màu vàng, được cho là biểu tượng của Pharaoh Ai Cập cổ đại Tutankhamun, mới đây đã được giải mã. Thủy tinh màu vàng được pharaoh Ai Cập dùng làm đồ trang sức có nguồn gốc ngoài hành tinh. Theo Daily Star, pharaoh Ai Cập Tutankhamun khi còn sống từng đeo một chiếc vòng...