Sức mạnh siêu phẩm phòng không mới của Nga
Trong triển lãm quân sự RAE-2013, Nga đã trình làng biến thể mới nhất của hệ thống phòng không tích hợp tối tân Tunguska-M1.
2S6M1 Tunguska M1 là biến thể mới nhất của hệ thống phòng không tích hợp 9K22 Tunguska. Hệ thống được đặt trên khung gầm xe bánh xích GM-5975 với khả năng cơ động cao hơn.
Tunguska-M1 là một hệ thống phòng không di động tích hợp pháo – tên lửa. Hệ thống có khả năng cơ động linh hoạt trên nhiều địa hình khác nhau.
Video đang HOT
Điểm nổi bật ở biến thể Tunguska-M1 là hệ thống được trang bị radar tìm kiếm mục tiêu mới ăngten hình elip. Ở biến thể cũ, ăng ten của hệ thống có dạng hình parapol.
Theo tạp chí quân sự Ausairpower, loại radar mới trang bị trên Tunguska-M1 có tên 1RL144M, cung cấp khả năng giám sát 360 độ, và phát hiện mục tiêu trong bán kính 20 km.
Radar mới được trang bị bộ vi xử lý tín hiệu kỹ thuật số giúp hệ thống phản ứng nhanh hơn với các mục tiêu khác nhau, bao gồm các mục tiêu nhỏ, bay nhanh, bay thấp.
Tunguska-M1 được trang bị 2 pháo bắn siêu nhanh 2A38M 30 mm, với tốc độ bắn tới 5.000 phát/phút, tầm bắn tối đa lên đến 4 km. Đặc biệt, sức mạnh vượt trội của Tunguska-M1 nằm ở 8 tên lửa 9M311M1 với tầm bắn 10 km.
9M311 M1 là tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn 2 giai đoạn, được dẫn hướng theo cơ chế bán tự động bằng sóng vô tuyến. Độ lệch giữa tên lửa và mục tiêu được theo dõi bằng hệ thống quang học và cả hệ thống radar. Tên lửa được trang bị đầu nổ laser cận đích mới, cho phép tiêu diệt hiệu quả các mục tiêu như tên lửa hành trình.
Theo nhà sản xuất, Tunguska-M1 đạt hiệu suất chiến đấu gấp 1,5 lần so với Tunguska-M. Khả năng tác chiến của hệ thống hoàn toàn ngang ngửa với Pansir-S1.
Theo Tri thức
Trung Quốc khoe hệ thống tên lửa tấn công - chiến thuật mới
Hôm nay (16/10), lần đầu tiên Trung Quốc tiết lộ hệ thống tên lửa tấn công - chiến thuật mới DF- 15C. Các tính năng chính của hệ thống mới này trái ngược với mô hình cơ bản DF-15, tên lửa được trang bị một đầu đạn hạt nhân đã được nâng cấp.
Theo các chuyên gia về quân sự Carlo Kopp và Peter, trên cơ sở kết quả kiểm tra và các hệ thống dữ liệu vệ tinh mà tên lửa mới có thể bắn trúng mục tiêu với độ chính xác lên đến 30 mét. Ở một phạm vi khoảng 650 km.
Hệ thống tên lửa DF-15C mới của Trung Quốc.
Tên lửa mang đầu đạn hạt nhân của hệ thống DF-15C.
Các tên lửa với đầu đạn hạt nhân được vệ tinh và các Radar chủ động dẫn đường, đảm bảo tăng độ chính xác. Hệ thống tên lửa này có thể được sử dụng để tấn công các cơ sở quan trọng như sân bay, các tòa nhà hành chính quan trọng và trung tâm công nghiệp của đối phương.
DF- 15C có thể mang một đầu đạn hạt nhân công suất 50 - 350kiloton hoặc được trang bị nhiều loại đầu đạn phi hạt nhân.
Đặc biệt khi phóng tên lửa, các đầu đạn có thể phát điện tạo ra nhiễu vô tuyến để làm gián đoạn thông tin liên lạc và hệ thống kiểm soát của đối phương. Đây là một đăc tính quan trọng để tên lửa có thể xuyên thủng hệ thống phòng thủ tên lửa của kẻ thù.
Theo Người đưa tin
Mỹ đánh chặn tên lửa ở Thái Bình Dương Bộ Quốc phòng Mỹ hôm qua (18/9) cho biết, nước này vừa đánh chặn thành công một tên lửa đạn đạo tầm ngắn trong một cuộc thử nghiệm khả năng phòng thủ tên lửa ở Thái Bình Dương. Ảnh minh hoạ Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết trong một tuyên bố rằng, đó là "một cuộc thử nghiệm hoạt động thực tế, trong...