Sức mạnh lớp tàu chiến Mỹ thách thức Trung Quốc trên Biển Đông
Chiến hạm Fort Worth Mỹ điều tới gần Trường Sa để thách thức tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc thuộc loại tàu tấn công ven biển (LCS), có kích thước nhỏ, hoạt động gần bờ và trang bị hỏa lực đủ mạnh để chặn địch tiếp cận bờ biển.
Tàu chiến đấu ven biển USS Fort Worth (LCS-3) có thể hoạt động ở tốc độ thấp phù hợp với các chiến dịch ven biển hoặc di chuyển nhanh để tránh hoặc truy đuổi tàu nhỏ, tàu ngầm.
Hải quân Mỹ hôm 13/5 thông báo USS Fort Worth đã hoàn thành đợt tuần tra kéo dài một tuần trên Biển Đông. USS Forth Worth bị tàu chiến Trung Quốc theo dõi chặt chẽ khi thực hiện hoạt động trên.
Theo Hải quân Mỹ, USS Fort Worth đã nhiều lần đi qua Biển Đông, nhưng cuộc tuần tra này đánh dấu lần đầu tiên một LCS hoạt động ở vùng biển quốc tế gần quần đảo Trường Sa.
Trong ảnh, thủy thủ ra hiệu giúp một trực thăng AH-1 Corba hạ cánh xuống USS Fort Worth.
USS Forth Worth được bàn giao cho Hải quân Mỹ tháng 9/2012. Tàu dài 119 m, mớn nước 4 m, tốc độ tối đa khoảng 74 km/h. Thủy thủ đoàn chính gồm từ 35 đến 50 người.
Trong ảnh, thành viên bộ phận Chiến đấu Trên biển, Biệt đội 1, thuộc USS Fort Worth kéo thang dây lên tàu trong một cuộc diễn tập tiếp cận, tìm kiếm và chiếm giữ.
Căng thẳng trên Biển Đông những tháng gần đây tăng cao do Trung Quốc xây dựng nhiều cơ sở, trong đó có một sân bay dài hơn 3 km, trên 7 khu vực bị cải tạo tại quần đảo Trường Sa.
Video đang HOT
Trong ảnh, thủy thủ trên USS Fort Worth chuẩn bị cho máy bay không người lái MQ-8B Scout cất cánh thực hiện nhiệm vụ.
Hải quân Mỹ thông báo USS Fort Worth cùng các tàu LCS khác sẽ ghé thăm Biển Đông thường xuyên hơn.
Trong ảnh là thành viên Biệt đội Chiến đấu Trên biển Số 4 của USS Fort Worth.
Thủy thủ trên tàu nạp đạn nổ mạnh, gây cháy, vào súng cỡ nòng 30 mm. USS Fort Worth còn được trang bị các súng cỡ nòng 50 mm, 57 mm, thủy lôi cùng một số loại tên lửa.
USS Fort Worth thuộc lớp Freedom, một trong hai lớp LCS của Hải quân Mỹ. LCS có mớn nước từ 4,2 m đến 4,5 m, tốc độ 40 hải lý/giờ (74 km/h). Tàu được thiết kế để hoạt động trong môi trường ven biển hoặc nước nông giống như tên gọi của nó.
Trong ảnh là một xuồng bơm hơi chuẩn bị tiếp cận tàu USS Freedom (LCS-1) trong đợt tập trận ngoài khơi Nam California. USS Freedom là LCS đầu tiên, được biên chế cho Hải quân Mỹ năm 2008.
USS Independence (LCS-2) là tàu chiến đầu tiên thuộc lớp Independence, lớp LCS thứ hai của Hải quân Mỹ. Tàu lớp này có chiều dài 127 m, rộng 31,6 m, giãn nước 3.100 tấn, tốc độ tối đa 81 km/h, thủy thủ đoàn chính gồm 40 người.
Trong ảnh, USS Independence thao diễn cùng hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan (CVN-76) trong Tập trận Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) 2014.
USS Independence thể hiện khả năng chuyển hướng ở ngoài khơi thành phố San Diego, bang California. Lớp Independence được mô tả là “ván trượt phản lực quân sự có boong cho máy bay và súng”.
USS Independence (trái) và tàu USS Coronado (LCS-4), lớp Independence, di chuyển trên Thái Bình Dương.
Tên lửa tấn công Kongsberg phóng từ tàu USS Coronado trong cuộc thử nghiệm ngoài khơi Nam California hồi tháng 9/2014.
Tàu tấn công ven biển tương lai USS Grabielle Giffords (LCS-10), lớp Independence, chuẩn bị hạ thủy tại xưởng đóng tàu Austal hồi tháng 2.
Như Tâm
Ảnh: US Navy
Theo VNE
Báo Trung Quốc dọa chiến tranh hạt nhân với Mỹ ở Biển Đông
Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quôc ngày 15.5 đã hung hăng cảnh cáo nguy cơ xảy ra chiến tranh hạt nhân sau khi Mỹ đề xuất cho tàu chiến và máy bay trinh sát áp sát các đảo nhân tạo Bắc Kinh xây phi pháp ở Biển Đông.
Tàu tác chiến cận bờ USS Fort Worth (LCS 3) tuần tra gần quần đảo Trường Sa, phía sau bên trái là tàu hộ vệ tên lửa Yancheng (FFG 546) của Trung Quốc bám theo, ngày 11.5.2015 - Ảnh: Hải quân Mỹ
Báo Wall Street Journal (My) mới đây dẫn lời một quan chức quốc phòng giấu tên của Mỹ tiết lộ rằng Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter đã yêu cầu Lầu Năm Góc soạn phương án mở rộng hoạt động tuần tra tại Biển Đông, bao gồm cả việc cho máy bay trinh sát bay trên các đảo nhân tạo do Trung Quôc xây phi pháp và điều tàu chiến áp sát trong phạm vi bán kính 12 hải lý (22 km) của các hòn đảo này.
Trong bài xã luận đăng ngày 15.5, Thời báo Hoàn Cầu (ấn bản phụ của Nhân dân Nhật báo) cho rằng nếu Nhà Trắng thông qua đề xuất nói trên, "Mỹ sẽ biến Biển Đông thành một thùng thuốc súng".
"Washington sẽ quá ngây thơ nếu nghĩ rằng Trung Quôc sẽ kiên nhẫn kiềm chế trong trường hợp này. Mỹ nên nhớ Trung Quôc là một cường quốc có vũ khí hạt nhân, và quân đội Mỹ chẳng có đường nào để triển khai những hành động liều lĩnh tại Biển Đông", báo Hoàn Cầu lớn giọng nói.
"Với việc Trung Quôc ở gần Biển Đông hơn và quyết tâm bảo vệ chủ quyền của mình, Mỹ, mặc dù có đội quân hùng mạnh nhất thế giới, cũng sẽ không có cơ hội áp đảo Trung Quôc. Ngoài ra, xung đột kéo dài cuối cùng sẽ tước đi quyền bá chủ của Mỹ đối với những quốc gia khác trong khu vực, vốn chỉ là nạn nhân của cuộc chiến", theo Thời báo Hoàn Cầu.
Tờ báo Trung Quôc này còn khẳng định Bắc Kinh "không có ý định trở thành phía thách thức, nhưng Trung Quôc sẽ không tránh né bất kỳ thách thức nào nhằm vào chủ quyền lãnh thổ của mình từ phía Mỹ".
Thời báo Hoàn Cầu còn "khuyên răn" rằng "Chúng tôi yêu cầu Mỹ nên suy nghĩ kỹ trước khi thực thi chính sách châu A-Thai Binh Dương mang tính giữ thể diện này".
Trong bài xã luận, tờ báo Trung Quôc cũng dẫn lời ông Jin Canrong, một chuyên gia Trung Quốc chuyên nghiên cứu nước Mỹ, nhận định: "Nếu đề xuất của Lầu Năm Góc được thông qua, Trung Quôc chắc chắn sẽ có biện pháp đáp trả, chẳng hạn như dùng vũ lực xua đuổi tàu và máy bay Mỹ đi. Mỹ cần nhận ra rằng đại đa số các nước ASEAN không muốn Mỹ phá hủy sự ổn định của khu vực".
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
Trung Quốc đơn phương cấm đánh bắt cá ở Biển Đông từ trưa nay Trung Quốc thông báo lệnh cấm đánh bắt cá thường niên do nước này đơn phương áp đặt ở Biển Đông có hiệu lực từ 12h trưa nay 16/5. Trung Quốc áp đặt lệnh cấm đánh bắt nhưng vẫn cho các tàu nước này tới Trường Sa. Ảnh: Xinhua Xinhua cho biết lệnh cấm đánh bắt do Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đưa...