Sức mạnh kinh người lựu pháo 152mm Nga chống quân IS
Mặc dù Bộ Quốc phòng Nga chưa công bố chính thức nhưng nhiều khả năng loại lựu pháo Msta B 152mm đã được triển khai chống phiến quân IS.
Mặc dù Bộ Quốc phòng Nga chưa công bố chính thức nhưng nhiều khả năng loại lựu pháo Msta-B 152mm đã được triển khai chống phiến quân IS.
Dù vô tình hay cố ý nhưng Bộ Quốc phòng Nga đã để lộ vị trí một đơn vị pháo binh của nước này tại tỉnh Homs, phía Tây Syria, trong một cuộc họp báo vào hôm 17/1, và đơn vị pháo binh này của Nga tại Syria được trang bị lựu pháo Msta-B 152mm. Trong ảnh là bản đồ phân bố các đơn vị Nga tại Homs được công bố hôm 17/11.
Hình ảnh được cho là trận địa pháo Msta-B của Nga tại Homs.
Lựu pháo 2A65 Msta-B được Quân đội Liên Xô đưa vào trang bị từ năm 1987. Mặc dù thời điểm đó Quân đội Liên Xô đã sở hữu khá nhiều các dòng pháo phản lực phóng loạt có hỏa lực áp đảo các loại pháo kéo thông thường nhưng 2A65 “Msta-B” vẫn được trọng dụng vì khả năng vượt trội của nó.
2A65 Msta-B được Cục thiết kế Titan của Liên Xô phát triển từ năm 1976 đến 1986 trước khi được chọn làm mẫu pháo tiêu chuẩn cho các đơn vị pháo binh Liên Xô và sau này là Nga.
Hiện tại Quân đội Nga đang sở hữu ít nhất 750 đơn vị pháo 2A65 Msta-B trong biên chế, ngoài khả năng bắn các loại đạn pháo 152mm thông thường, nó còn được cho là có khả năng triển khai cả vũ khí hạt nhân chiến thuật.
Về mặt thiết kế 2A65 Msta-B có hình dáng tương tự như các dòng pháo kéo từng được Liên Xô chế tạo, với nòng pháo 152mm được lắp loa giảm giật ba khoang và cơ chế nạp đạn pháo bán tự động với đầu đạn và liều phóng nạp riêng rẽ, thiết bị giảm giật thủy lực và bộ phận làm mát bằng chất lỏng cho thiết bị giảm giật.
Video đang HOT
Pháo kéo 2A65 “Msta-B” 152mm được trên khung bệ bánh lốp cùng với hai càng pháo, khi càng pháo được hạ xuống thì một trụ thủy lực dưới bệ pháo sẽ được nâng lên giúp giữ ổn định toàn bộ khung thân pháo khi khai hỏa.
Về đạn pháo 152mm, 2A65 “Msta-B” có thể bắn chung đạn với dòng pháo tự hành MSTA-S như đạn pháo OF-45, đạn pháo tăng tầm OF72, OF58 và OF73 với tầm bắn tối đa là gần 29km .Ngoài ra nó còn có thể bắn được cả đạn chống tăng OF-23 với tầm bắn khoảng 26km hay các loại đạn pháo thông minh Krasnopol dẫn đường bằng laser.
Ngoài biến thể pháo kéo, pháo chính 152mm của 2A65 “Msta-B” cũng được Quân đội Liên Xô sử dụng để phát triển mẫu pháo tự hành 2S19 “Msta-S” 152mm. Dòng pháo tự hành này được đưa vào trang bị chỉ sau hai năm sau khi 2A65 “Msta-B” được đưa vào hoạt động chính thức.
2A65 “Msta-B” được đặt trên khung gầm xe tăng chiến đấu chủ lực T-80, nó có tầm bắn tối đa là 29km và có thể lên tới 36km với đạn tăng tầm. Tốc độ bắn của 2A65 “Msta-B” có thể đạt tới 8 phát/phút.
Trà Khánh
Theo_Kiến Thức
Top 10 pháo tự hành bánh lốp nguy hiểm nhất thế giới (2)
Việt Nam được cho là dành sự quan tâm lớn tới pháo tự hành bánh lốp Caesar 155mm do Pháp chế tạo.
Vị trí thứ 6 thuộc về pháo tự hành bánh lốp Caesar 155mm - một trong những cái tên nổi tiếng trong ngành công nghiệp quốc phòng Pháp có khả năng cơ động nhanh dễ triển khai. Nó được Quân đội Pháp đưa vào trang bị từ năm 2000, bên cạnh đó nó cũng được xuất khẩu cho một số quốc gia như Thái Lan và Ả Rập Xê-út.
Caesar được phát triển nhằm thay thế cho mẫu pháo tự hành F3 155mm được trên khung gầm bánh xích hạng nhẹ AMX-13 đã lỗi thời của Quân đội Pháp. Caesar được trang bị hệ thống nạp đạn bán tự động và sử dụng các loại đạn pháo 155mm theo chuẩn NATO, tầm bắn tối đa của nó với đạn tăng tầm là 43km. Đặc biệt, Caesar cũng có thể bắn được cả đạn chống tăng dẫn đường với tầm bắn hiệu quả 34km. Tuy nhiên số lượng đạn pháo 155mm Caesar có thể mang theo khá hạn chế chỉ 18 viên.
Theo thiết kế, Caesar có thể triển khai và tấn công mục tiêu trong vòng 1 phút với kíp chiến đấu 6 binh sĩ và toàn bộ hệ thống pháo 155mm của nó được đặt trên khung gầm bánh lốp đặc chủng 6x6. Do có trọng lượng khá thấp chỉ tầm gần 18 tấn Caesar có thể dễ dàng được vận chuyển bằng các loại máy bay vận tải quân sự hạng trung.
Một trong những mẫu pháo tự hành bánh lốp thành công của Trung Quốc cho thị trường xuất khẩu là SH-1 155mm. Được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2007 nhưng SH-1 đã nhanh chóng tìm được những khách hàng đầu tiên của mình khi dành được hợp đồng xuất khẩu sang Pakistan và Myanmar.
SH-1 được Tập đoàn công nghiệp quốc phòng Norinco của Trung Quốc phát triển. Tuy nhiên nó không được đưa vào trang bị cho Quân đội Trung Quốc và chỉ sử dụng đạn pháo 155mm theo tiêu chuẩn NATO. Theo giới thiệu của Norinco, SH-1 có tầm bắn tối đa với đạn tăng tầm lên tới 53km và có thể sử dụng các loại đạn pháo dẫn đường chính xác do Trung Quốc phát triển.
Một hệ thống pháo tự hành SH-1 có thể mang theo 25 đạn pháo 155m, nó được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực, hệ thống định vị mục tiêu và dẫn đường tiên tiến. SH-1 có kíp chiến đấu gồm 5 binh sĩ và đặt trên khung gầm bánh lốp đặc chủng 6x6 được bọc thép.
Vị trí thứ 7 trong bảng xếp hạng là pháo tự hành DANA 152mm do Tiệp Khắc chế tạo. Nó được thiết kế để thay thế dòng pháo tự hành bánh xích 2S3 Akatsiya của Liên Xô có trong Quân đội Tiệp Khắc lúc đó. Không giống như nhiều mẫu pháo tự hành thời điểm đó, DANA 152mm được đặt trên khung gầm bánh lốp đặc chủng được bọc thép. DANA được đưa vào sản xuất hàng loạt vào năm 1984 với số lượng lên tới 750 hệ thống và vẫn đang phục vụ tại quốc gia khác nhau như Czech, Slovakia, Ba Lan và Libya.
Pháo tự hành DANA chủ yếu bắn đạn pháo 152mm của Liên Xô và đạn pháo 152mm do Tiệp Khắc sản xuất, tầm bắn hiệu quả của nó khá hạn chế chỉ tầm 18km và 20km với đạn pháo tăng tầm. Một hệ thống pháo tự hành DANA có thể mang theo tới 60 đạn pháp 152mm trong đó 40 viên được đặc trong hệ thống nạp đạn tự động.
Hệ thống nạp đạn tự động chính là lợi thế lớn nhất của DANA và nó là một trong những mẫu pháo tự hành đầu tiên trên thế giới trang bị hệ thống này. Đa phần các mẫu pháo tự hành do Tiệp Khắc phát triển đều sử dụng khung gầm bánh lốp do khả năng cơ động của chúng cũng như ít tốn kém trong quá trình phát triển và bảo trì như khung gầm bánh xích.
Tổ hợp pháo tự hành phòng thủ bờ biển Bereg: là mẫu pháo tự hành được Liên Xô phát triển từ những năm 1980, nó được thiết kế như một hệ thống hỏa lực hổ trợ cho tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển di động. Hiện tại chỉ còn một số ít tổ hợp pháo Bereg vẫn còn trong biên chế Quân đội Nga từ năm 2003.
Nhiệm vụ chính của Bereg là ngăn chặn lực lượng tàu nổi và tàu đổ bộ của đối phương với tầm bắn hiệu quả lên tới 20km, bên cạnh đó nó cũng có thể được triển khai để tiêu diệt các mục tiêu mặt đất. Bereg được trang bị một pháo chính 130mm có thể bắn nhiều loại đạn khác nhau kể cả đạn pháo dẫn đường bằng laser với tầm bắn tối đa 27km và mỗi tổ hợp có thể mang theo 40 đạn pháo 130mm.
Toàn bộ tổ hợp của Bereg được đặc trên khung gầm đặc chủng MAZ-543M 8x8 có khả năng cơ động cao thời gian triển khai nhanh, kíp chiến đấu của tổ hợp pháo tự hành phòng thủ bờ biển Bereg gồm 8 binh sĩ.
Đứng vị trí thứ 10 là một mẫu pháo tự hành khác của Israel mang tên Semser, cũng do công ty quốc phòng Soltam phát triển dành cho Quân đội Kazakhstan.
Semser được trang bị hệ thống pháo 122mm được phát triển dựa trên mẫu lựu pháo D-30 do Liên Xô thiết kế, nhằm tận dụng số lượng lớn pháo D-30 và đạn dược vẫn còn trong biên chế của Quân đội Kazakhstan. Do đó tầm bắn của Semser khá hạn chế chỉ tầm 15km.
Pháo tự hành Semser cũng được Soltam trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực tích hợp toàn bộ hệ thống này được đặt trên khung gầm xe tải đặc chủng KamAZ-6350 8x8. Tuy nhiên trong quá trình đưa vào trang bị Semser lại bị Quân đội Kazakhstan đánh giá là hoạt động kém hiệu quả so với các nguyên mẫu ban đầu.
Theo_Kiến Thức
5 vũ khí nguy hiểm nhất của NATO Tiêm kích F-16, lựu pháo tự hành PZH-2000, tàu ngầm Type-212 là ba trong những vũ khí đáng sợ của khối quân sự NATO. F-16 là tiêm kích chủ lực của NATO. Ảnh: National Interest Tiêm kích F-16 Tiêm kích F-16 hiện phục vụ trong quân đội nhiều quốc gia thuộc Khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) như Bỉ, Đan Mạch,...