Sức mạnh ít biết pháo hạm AK-726 trên tàu chiến Việt Nam
Pháo hạm AK-726 được trang bị đến hai nòng pháo cỡ 76,2mm có thể tấn công nhiều mục tiêu trên biển, trên đất liền và trên không.
Pháo hạm AK-726 được trang bị chủ yếu trên các tàu chiến săn ngầm Project 159A/AE có trong biên chế Lữ đoàn 171, Vùng 2 Hải quân. Các tàu này được thiết kế cho nhiệm vụ phòng không, chống hạm tàu mặt nước (cự ly gần) và có thể pháo kích bờ biển trong các chiến dịch đổ bộ tái chiếm đảo, bờ biển…
AK-726 là tên gọi của cả một hệ thống pháo hạm (gồm nhiều thành phần từ bệ pháo tới hệ thống điện, radar…) có thể được vận hành tự động hoàn toàn, dẫn bắn bằng radar hoặc có thể vận hành thủ công (với 3-4 chiến sĩ). Hệ thống pháo hạm này được Liên Xô phát triển từ 1954-1959, chính thức triển khai trên các tàu chiến Liên Xô và các nước XHCN anh em sau này từ năm 1963. Ảnh: Pháo hạm AK-726 trên tàu khu trục của Hải quân Romania đang khai hỏa.
Ước tính, 104 khẩu đã được sản xuất từ 1958-1964 trang bị trên hơn 10 lớp tàu chiến do Liên Xô và một vài quốc gia XHCN Đông Âu sản xuất. Không chỉ nằm trên các tàu chiến nhỏ, AK-726 từng được sử dụng trên cả tàu sân bay Project 1143 Kiev của Liên Xô. Ảnh: Pháo hạm AK-726 trên tàu hộ vệ săn ngầm 159AE của Hải quân Việt Nam.
Trên mỗi tàu hộ vệ 159AE của Việt Nam được lắp đến hai bệ pháo AK-726, mỗi bệ có trọng lượng 821kg, chiều dài nòng 4,48m.
Video đang HOT
Pháo hạm AK-726 được trang bị hệ thống pháo nòng kép cỡ 76,2mm có tuổi thọ mỗi nòng khoảng 3.000-5.000 viên (bắn số lượng chừng ấy là phải thay thế).
Tốc độ bắn ước tính 45 phát/phút mỗi nòng – chậm so với pháo hạm AK-176 hiện đại. Chính vì tốc độ bắn chậm nên AK-726 được đánh giá là không thể làm nhiệm vụ đánh chặn tên lửa diệt hạm.
Góc nâng hạ nòng bằng tay -5 đến 85 độ, bằng hệ thống thủy lực -2 đến 84 độ.
Các chiến sĩ đang vào bên trong tháp pháo AK-726.
Hệ thống pháo hạm AK-726 được vận hành kết hợp với hệ thống điều khiển hỏa lực Fut-B cho phép pháo có thể bắn hạ máy bay bay với tốc độ 350-650 m/s ở độ cao 500m tới 6km, tầm bắn 18,3km.
Nó có thể sử dụng để tấn công mục tiêu trên biển với cự ly bắn ước đạt 8,2km.
Theo Kiến Thức
Ấn Độ bán máy bay chiến đấu, tên lửa và nâng cấp tàu chiến cho Việt Nam
Không chỉ xúc tiến hợp đồng bán tên lửa hành trình chống hạm siêu thanh BrahMos, Ấn Độ còn đẩy mạnh việc chào bán nhiều vũ khí mang tính tấn công cho Việt Nam.
Ấn Độ bán máy bay chiến đấu, tên lửa và nâng cấp tàu chiến cho VN
Theo phương tiện truyền thông Ấn Độ, nước này đang đàm phán với Việt Nam để bán tên lửa diệt hạm siêu thanh BrahMos, máy bay tuần tra trên biển, ngư lôi hạng nặng, tiêm kích LCA Tejas và tàu tuần tra, đồng thời nâng cấp hệ thống vũ khí cho tàu chiến Việt Nam.
Phương tiện truyền thông Ấn Độ không e ngại chỉ ra nước này xác định tiếp tục cung cấp vũ khí hiện đại với giá ưu đãi "ngoài sức tưởng tượng" để tăng cường sức mạnh cho Quân đội Việt Nam.
Đầu tiên, Ấn Độ sẽ tiến hành nâng cấp tàu săn ngầm Petya cho Hải quân Việt Nam. Đây là tàu chiến cũ mà Việt Nam trang bị từ Liên Xô cũ, nên hệ thống vũ khí đã có phần lạc hậu, cần được hiện đại hóa để đáp ứng yêu cầu tác chiến của hải quân.
Dự án nâng cấp bao gồm hệ thống sonar mới, thiết bị phóng ngư lôi, hệ thống kiểm soát hỏa lực và hệ thống phóng rocket chống ngầm. Lô nâng cấp đầu tiên gồm 2 tàu hộ vệ, trị giá ước tính khoảng 30 triệu USD.
Hai là, dưới sự hỗ trợ tài chính của Ấn Độ, Việt Nam sẽ trang bị ít nhất 10 tàu tuần tra mới, đồng thời Việt Nam còn sẽ tiếp nhận ít nhất 10 máy bay tuần thám có khả năng giám sát và trinh sát trên biển tương đối mạnh, tổng trị giá hợp đồng là 90 triệu USD, dự kiến trong 3 tháng tới sẽ có những thông tin mang tính đột phá.
Đáng chú ý là, ngư lôi hạng nặng Varunastra sản xuất trong nước mới được trang bị cho Hải quân Ấn Độ cũng sẽ được chào bán tới Việt Nam. Chúng có thể thực hiện nhiệm vụ chống hạm và chống ngầm, chỉ cần một quả là có thể nhấn chìm một tàu chiến loại 5000 tấn.
Tiêm kích LCA Tejas của Ấn Độ.
Cuối cùng là, Ấn Độ cho biết đã làm tốt công tác chuẩn bị để bán tiêm kích LCA Tejas cho các quốc gia bằng hữu. Theo tuyên bố của Ấn Độ, dòng máy bay chiến đấu do họ chế tạo này có thể sánh ngang với F-16 Block52 của Mỹ và JAS-39 Gripen của Thụy Điển.
Hiện đã có các nước như Việt Nam, Ai Cập và Sri Lanka quan tâm đến loại chiến đấu cơ này, đặc biệt là Việt Nam. Chuyên gia Ấn Độ cho rằng, nếu Việt Nam mua máy bay Tejas sẽ có thể tiến hành các nhiệm vụ trên biển xa, kể cả tấn công các căn cứ hải quân và không quân ven bờ của đối phương.
Theo chuyên gia quân sự, việc Ấn Độ bán vũ khí với quy mô lớn cho Việt Nam đang được giới chức Trung Quốc rất chú ý, cho dù các trang bị do nước này chế tạo không được đánh giá cao về mức độ tối tân, nhưng việc sở hữu chúng sẽ giúp Quân đội Việt Nam kết hợp hài hòa giữa khả năng phòng thủ và tấn công trả đũa.
Theo Soha News
Nga công bố thời gian bàn giao hai tàu chiến cho Việt Nam Nga sẽ bàn giao hai tàu hộ vệ cho Việt Nam trong khoảng 3, 4 tháng tới. Một tàu chiến của Nga. Ảnh: Tass Hai tàu hộ vệ Project 11.661 lớp Gepard-3.9 được đóng bởi nhà máy đóng tàu Zelenodolsk của Nga sẽ được chuyển giao cho Việt Nam vào tháng 8 và tháng 9, Tass dẫn lời giám đốc điều hành nhà...