Sức mạnh đáng gờm của quân đội quốc gia Đông Nam Á cực thân với Mỹ
Trong khu vực Đông Nam Á, Quân đội Thái Lan có mối quan hệ quân sự mật thiết nhất với nước Mỹ. Trong biên chế Lực lượng Vũ trang Hoàng gia Thái Lan có đa dạng các vũ khí, khí tài hiện đại, ấn tượng cả về số lượng lẫn số lượng.
Lực lượng Vũ trang Hoàng gia Thái Lan là tên gọi chính thức của Quân đội Hoàng gia Thái Lan là một trong những lực lượng quân sự lâu đời nhất và cũng là lực lượng hùng mạnh nhất khu vực Đông Nam Á hiện nay, có mối quan hệ mật thiết với nước Mỹ. Nguồn ảnh: Wiki
Quân đội Thái Lan được thành lập vào năm 1852 với ngày truyền thống 18/1 hàng năm. Theo hiến pháp năm 1997 của Thái Lan, việc phục vụ trong quân đội là nghĩa vụ đối với mọi công dân nam từ độ tuổi 21, những ai chưa trải qua một khóa đào tạo phải tham gia phục vụ trong quân đội. Những người tình nguyện phải tham gia từ 6 đến 18 tháng phục vụ trong quân đội tùy thuộc vào trình độ giáo dục của họ, trong khi đó những đối tượng như vậy nếu bị gọi một cách ngẫu nhiên sẽ phải phục vụ 24 tháng trong quân đội. Nguồn ảnh: Wiki
Tại khu vực Đông Nam Á thì Quân đội Thái Lan có mối quan hệ quân sự mật thiết nhất với nước Mỹ. Đáng lưu ý, trong cuộc chiến tranh xâm lượ c Việt Nam, Thái Lan từng đưa một số đơn vị sang tham chiến bên cạnh đồng minh Mỹ. Nguồn ảnh: Wiki
Quân đội Thái Lan hiện có ba quân chủng chính gồm: Lục quân Hoàng gia; Hải quân Hoàng gia và Không quân Hoàng gia. Trong đó, Quân chủng Lục quân là thành tố lớn nhất và lâu đời nhất trong lực lượng vũ trang hoàng gia với 142 năm tuổi – thành lập ngày 8/5/1874. Quân số hiện nay ước tính 190.000 binh sĩ thường trực, được tổ chức thành 4 quân đoàn chủ lực với chừng 15 sư đoàn bộ binh, kỵ binh…Nguồn ảnh: Wiki
Binh chủng tăng – thiết giáp của Quân đội Thái Lan được biên chế khoảng 700 xe tăng, tuy nhiên chiếm đa số là tăng hệ cũ như M41 Bulldog, M48/60 Patton. Từ năm 2010 đến nay Quân đội Thái Lan nỗ lực hiện đại hóa với việc mua mấy chục chiếc tăng mới T-84 Oplot-T và VT-4. Nguồn ảnh: Wiki
Video đang HOT
Số lượng xe thiết giáp thì lớn gấp 2-3 lần với khoảng 2.400 chiếc gồm các dòng xe bọc thép xuất xứ từ Mỹ, Ukraine và Trung Quốc. Trong đó, loại hiện đại nhất là BTR-3E1 được mua từ Ukraine với số lượng khoảng 223 chiếc. Loại này hứa hẹn sẽ là “xương sống” lực lượng thiết giáp Thái Lan khi mà Bangkok đã mua giấy phép sản xuất trong nước. Nguồn ảnh: Wiki
Lực lượng pháo binh hoàng gia ở mức trung bình trong khu vực với khoảng 600 khẩu, dù cho có nhiều loại pháo hiện đại, tầm bắn xa nhưng số lượng rất ít ỏi. Nguồn ảnh: Wiki
Đáng chú ý, Lục quân Thái Lan cũng được tổ chức riêng lực lượng không quân với quy mô một sư đoàn biên chế hầu hết là các máy bay trực thăng tấn công – vận tải, số lượng ước tính 200 chiếc. Nguồn ảnh: Wiki
Trang bị súng ống tiêu chuẩn dành cho 190.000 binh sĩ Lục quân Thái Lan là khẩu M16 của Mỹ. Ngoài ra, các đơn vị tinh nhuệ được trang bị thêm khẩu IMI TAR-21 hiện đại của Israel. Nguồn ảnh: Wiki
Hải quân Hoàng gia Thái Lan cũng là lực lượng lâu đời nhất ở khu vực Đông Nam Á với tuổi đời 132 năm (được thành lập ngày 8/4/1887). Quân số thường trực của hải quân hoàng gia lên tới 71.000 người gồm 18.000 lính thủy đánh bộ. Và được trang bị lực lượng tàu chiến rất mạnh lên tới 130 chiếc gồm nhiều tàu hộ vệ tên lửa cỡ lớn, tàu tấn công nhanh, tàu đổ bộ lớn…Nguồn ảnh: Wiki
Đáng chú ý, Hải quân Hoàng gia Thái Lan hiện là lực lượng duy nhất ở khu vực Đông Nam Á được trang bị tàu sân bay. Đó là chiếc HTMS Charki Naruebet – tàu sân bay nhỏ nhất thế giới có lượng giãn nước chỉ hơn 10.000 tấn. Tuy nhiên, do tình hình kinh tế không tốt mà kể từ khi đưa vào hoạt động năm 1997 tới nay, hoạt động của HTMS Charki Naruebet là không ổn định. Nguồn ảnh: Wiki
Có lượng giãn nước lớn thứ 2 trong số các tàu chiến Thái Lan là tàu đổ bộ đa năng HTMS Angthong (7.600 tấn) nhập khẩu từ Singapore. Con tàu này cũng là sự hỗ trợ lớn cho lực lượng lính thủy đánh bộ Thái Lan vốn có quân số đông đảo – đến 18.000 người. Nguồn ảnh: Wiki
Thủy quân Lục chiến Thái Lan hiện được tổ chức một Bộ tư lệnh cấp sư đoàn, 3 trung đoàn lính thủy với 9 tiểu đoàn; một trung đoàn pháo binh với 3 tiểu đoàn pháo mặt đất và một tiểu pháo phòng không; một tiểu đoàn đột kích và một tiểu đoàn trinh sát. Trang bị có khoảng 100 xe bọc thép lội nước, gần 100 khẩu pháo…Nguồn ảnh: Wiki
Không quân Hoàng gia Thái Lan cũng là lực lượng lâu đời nhất Đông Nam Á, được thành lập ngày 2/11/1913 (102 năm) với quân số hiện tại là 45.000 người, trang bị 288 máy bay, được tổ chức thành 11 không đoàn và 3 liên đội bay thuộc trường sĩ quan không quân. Nguồn ảnh: Wiki
Trang bị máy bay chiến đấu của Không quân Hoàng gia Thái Lan gồm 87 máy bay các loại, nòng cốt là 30 tiêm kích F-5E và 53 tiêm kích đa năng F-16. Loại tiêm kích hiện đại nhất là JAS-39 Gripen chỉ có 8 chiếc. Nguồn ảnh: Wiki
Không quân vận tải Thái Lan ở mức trung bình với tầm 50 chiếc, nòng cốt là 12 máy bay vận tải C-130H. Nguồn ảnh: Wiki
PV
Theo kienthuc
Thủ tướng Mahathir cảnh báo khả năng Malaysia bị trừng phạt thương mại
Nhằm mục đích giảm thiểu tác động của cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, ông Mahathir cho rằng ngoài nỗ lực tự thân, Malaysia đang tìm kiếm sự phối hợp từ các nước láng giềng ASEAN.
Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Theo Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad, nguy cơ nước này bị trừng phạt thương mại là có thể xảy ra trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ gia tăng.
Phát biểu tại phiên khai mạc Hội nghị Praxis do Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (ISIS) Malaysia tổ chức trong hai ngày 21-22/10, người đứng đầu chính phủ Malaysia cho biết Malaysia là quốc gia lệ thuộc vào xuất khẩu, cho nên, có thể bị tổn thương bởi đòn trừng phạt thương mại trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ gia tăng thể hiện qua chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
Tuy không đề cập tới nơi xuất phát của các đòn trừng phạt thương mại nhằm vào quốc gia Đông Nam Á này, nhưng ông Mahathir bản thân cảm thấy thất vọng vì những người đề xuất thương mại tự do lại đang "thả phanh" cho các hoạt động thương mại hạn chế ở "quy mô lớn."
Theo ông Mahathir, điều không may là Malaysia bị kẹt ở giữa (chiến tranh thương mại Mỹ-Trung).
Về mặt kinh tế, Malaysia kết nối với cả hai thị trường (Mỹ và Trung Quốc).
Về mặt tự nhiên, Malaysia bị cuốn vào giữa vì lý do địa lý. Thậm chí, có những ý kiến cho rằng Malaysia sẽ là mục tiêu cho các lệnh trừng phạt.
Nhằm mục đích giảm thiểu tác động của cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, ông Mahathir cho rằng ngoài nỗ lực tự thân, Malaysia đang tìm kiếm sự phối hợp từ các nước láng giềng ASEAN./.
Theo Hà Ngọc (TTXVN/Vietnam )
Tổng thống Indonesia tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ thứ hai Tổng thống Indonesia Joko Widodo ngày 20/10 đã tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ 2 kéo dài 5 năm, đảm nhiệm vai trò lãnh đạo nền dân chủ lớn thứ 3 thế giới sau nhiệm kỳ đầu tiên với dấu ấn là chi tiêu mạnh tay cho cơ sở hạ tầng. Tổng thống Indonesa Joko Widodo ngày 20/10 đã tuyên thệ nhậm chức....