Sức mạnh của truyền thông chính nghĩa
Tới chúc mừng tập thể CBCS Báo An ninh Thủ đô nhân Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21-6, Trung tướng Tô Lâm – Thứ trưởng Bộ Công an biểu dương chủ trương của Ban Biên tập Báo ANTĐ là quan tâm, phát triển hơn nữa Báo ANTĐ điện tử trong thời gian tới. Thứ trưởng Tô Lâm nêu bật thế mạnh của loại hình thông tin này: Đó là Báo ANTĐ điện tử sẽ phủ sóng thông tin không chỉ ở phạm vi Thủ đô mà trên toàn quốc, ra thế giới.
Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh trả lời đầy thuyết phục bằng tiếng Anh
trên kênh truyền hình CNN về tình hình Biển Đông
Nhận định của Trung tướng Tô Lâm là hoàn toàn có cơ sở. Bởi những ngày này, Việt Nam bằng sức mạnh của truyền thông chính nghĩa, đã thuyết phục cho dư luận thế giới thấy rõ thực chất tình hình căng thẳng ở Biển Đông, cũng như thấy rõ sự khẩn trương, minh bạch của Chính phủ Việt Nam trong công tác bảo đảm ANTT, tạo môi trường làm ăn kinh doanh thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài.
Nói đến sức mạnh của các loại hình truyền thông trong kỷ nguyên toàn cầu hóa hiện nay thì không thể không nhắc đến sức lan truyền với tốc độ chóng mặt của truyền hình, báo điện tử và mạng xã hội. Và quả thật, Việt Nam đã sử dụng mọi kênh truyền thông để bảo vệ chủ quyền bất khả xâm phạm với đầy đủ sự tỉnh táo, trung thực và chính nghĩa của mình.
Chẳng thế mà Truyền hình Mỹ CNN dẫn lời Sam Bateman, thành viên cấp cao của Chương trình an ninh hàng hải của trường Nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam (RSIS) thuộc Đại học Công nghệ Namyang, Singapore nhận định rằng: “Trung Quốc đang cố bắt kịp Việt Nam trong cuộc chiến dư luận”. Bởi liên tục trong những tuần vừa qua kể từ khi Trung Quốc gây hấn, hạ đặt giàn khoan trái phép vào sâu trong vùng biển thuộc quyền chủ quyền và thềm lục địa của Việt Nam, chúng ta dùng chính truyền thông để tố cáo Trung Quốc và kêu gọi được dư luận quốc tế ủng hộ mạnh mẽ những nỗ lực bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông.
“Trung Quốc đang cố bắt kịp Việt Nam nhưng không thành. Tôi nghĩ Việt Nam đã giành ưu thế vượt trội trong trận chiến dư luận suốt nhiều tuần kể từ khi căng thẳng nổ ra trên Biển Đông”, ông Bateman nói sau khi Trung Quốc đề nghị Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki Moon lưu hành văn bản vu cáo Việt Nam.
Phóng viên nước ngoài đi cùng tàu Kiểm ngư và Cảnh sát biển Việt Nam tác nghiệp
tại Hoàng Sa trong những ngày Biển Đông “dậy sóng”
Video đang HOT
Để thuyết phục cho thế giới thấy sự chính nghĩa của Việt Nam trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền, chúng ta đã biết tận dụng thế mạnh của mọi loại hình truyền thông: từ báo in, báo điện tử, truyền hình, mạng điện thoại di động, mạng xã hội. Việt Nam tiếp tục kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của mình bằng biện pháp hòa bình. Và một trong 3 biện pháp được Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ trong cuộc đấu tranh này là: Đấu tranh bằng dư luận, thông tin trung thực cho nhân dân và cộng đồng quốc tế hiểu rõ hành vi xâm phạm của Trung Quốc cũng như các biện pháp đấu tranh hòa bình của Việt Nam; kêu gọi cộng đồng quốc tế lên án mạnh mẽ hành vi vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế của Trung Quốc.
Đã là chính nghĩa thì chẳng ngán ngại trước bất cứ một thế lực cường quyền nào. Và truyền thông chính nghĩa của chúng ta đã thể hiện sức mạnh khi thuyết phục cộng đồng quốc tế. Truyền thông Việt Nam lên tiếng, truyền thông thế giới cùng cộng hưởng, sức lan truyền không có biên giới. Đấy chính là những hình ảnh Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam, Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ, Đại sứ Việt Nam tại Liên hợp quốc trả lời trực tiếp bằng tiếng Anh với Truyền hình CNN, Hãng thông tấn AP thể hiện quan điểm và chủ quyền của Việt Nam một cách thuyết phục và truyền cảm.
Tính chính nghĩa khi có sự cộng hưởng của các loại hình truyền thông đã tạo nên những sức mạnh khó cưỡng nổi. Nhận ra điều này và vận dụng bài bản sức mạnh của truyền thông chính nghĩa chính là một kinh nghiệm quý báu, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia và chủ quyền Tổ quốc.
Theo ANTD
Trung Quốc đặt giàn khoan mới cách đảo Cồn Cỏ 130 hải lý
Theo như Trung Quốc công bố thì vị trí giàn khoan mới sẽ hạ đặt cách các đảo của Việt Nam là đảo Cồn Cỏ chừng 130 hải lý, đảo Lý Sơn khoảng 140 hải lý.
Ngày 19-6, thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm, Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, cho hay, theo thông tin mà Cục Hải sự Trung Quốc công bố thì giàn khoan mới mà nước này đang kéo ra biển Đông sẽ hạ đặt tại thềm lục địa của Trung Quốc.
Tọa độ dự kiến hạ đặt giàn khoan này là 17 độ 14,1 vĩ bắc, 109 độ 31 kinh đông trên biển Đông.
Giàn khoan Nam Hải số 9 của Trung Quốc
Vị trí này cách các đảo của Việt Nam là đảo Cồn Cỏ chừng 130 hải lý, đảo Lý Sơn khoảng 140 hải lý. Hiện Việt Nam vẫn theo dõi sát sao tình hình và đã có những phương án dự liệu luôn sẵn sàng các kịch bản đối phó với nhiều tình huống có thể xảy ra.
Lãnh đạo Cảnh sát biển cũng cho biết thêm, giàn khoan Nam Hải 9 là loại giàn nửa chìm nửa nổi thuộc Tổng công ty dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC). Giàn khoan này bắt đầu di chuyển từ tọa độ 17 độ 38 vĩ bắc, 110 độ 12,3 kinh đông đến vị trí mới từ ngày 18-6. Dự kiến, hôm nay 20-6 giàn khoan Nam Hải 9 sẽ đến vị trí dự kiến hạ đặt.
Nếu chiến tranh, Trung Quốc sẽ chiếm Kobe của Nhật?
Nếu chiến tranh giữa Trung Quốc và Nhật Bản bùng nổ, Kobe, thành phố lớn thứ 6 Nhật Bản, sẽ là mục tiêu tấn công đầu tiên của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, theo nhận định của tuần san Shukan Gendai.
Kobe là mục tiêu tấn công đầu tiên của Trung Quốc bởi vì thành phố này là nơi có hai nhà sản xuất tàu ngầm lớn của Nhật Bản, tuần san Shukan Gendai (Nhật Bản) ngày 18-6 dẫn lời nhận định của chuyên gia quân sự Nhật Mitsuhiro Sera.
Đồng quan điểm với ông Sera, một quan chức giấu tên thuộc Lực lượng phòng vệ Nhật Bản tiết lộ ông cũng sẽ chọn tấn công Kobe đầu tiên nếu ông là một viên tướng Trung Quốc.
Mitsubishi và Kawasaki là hai nhà sản xuất tàu ngầm cho Lực lượng phòng vệ trên biển của Nhật Bản, đặt các nhà máy đóng tàu của họ ở thành phố Kobe, theo Shukan Gendai.
Tờ "Thời báo Hoàn cầu" của Trung Quốc cũng có bài bình luận cho rằng nếu PLA đánh vào Kobe sẽ khiến Nhật Bản suy yếu vì tàu ngầm đóng vai trò quan trọng trong hải chiến.
Căng thẳng đang leo thang giữa hai nước liên quan đến tranh chấp lãnh thổ ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông, Sera cho biết các chiến đấu cơ của PLA thường bay cách máy bay chiến đấu Nhật ít nhất 800 m khi đối đầu trên không.
Ông Sera cho biết, thời gian gần đây Trung Quốc đã thay đổi chiến lược, điều chiến đấu cơ bay áp sát máy bay chiến đấu Nhật quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Tàu tuần duyên và máy bay Trung Quốc - Nhật Bản thường xuyên "đụng độ", chơi trò "mèo vờn chuột" gần quần đảo tranh chấp này.
Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ sẽ tập trận chung ở tây Thái Bình Dương
Cuộc tập trận mang tên Malabar 2014 giữa hải quân ba nước Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ sẽ diễn ra ở khu vực tây Thái Bình Dương vào cuối tháng 7-2014.
Theo báo Times of India (Ấn Độ) cho biết, hải quân Ấn Độ sẽ gửi 4-5 tàu chiến, bao gồm tàu khu trục lớp Rajput và tàu khu trục nhỏ tàng hình lớp Shivalik, tham gia tập trận.
Hiện vẫn chưa thể xác nhận Nhật Bản và Mỹ sẽ điều động các tàu chiến gì. Nhưng các tàu chiến Nhật, Mỹ sẽ tham gia một cuộc tập trận với Nga trước khi đến tây Thái Bình Dương vào cuối tháng 7-2014 để tham gia Malabar.
Cuộc tập trận của ba nước này là nhằm để "dằn mặt" và ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc ở khu vực tây Thái Bình Dương.
Lần đầu tiên Nhật Bản và Ấn Độ tham gia tập trận Malabar hồi 2007 ở vịnh Bengal, mặc dù cách xa bờ biển Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh đã lên tiếng phản đối.
Cuộc tập trận Malabar năm nay có thể sẽ khiến Trung Quốc "tức giận" bởi vì căng thẳng Nhật Bản - Trung Quốc leo thang do tranh chấp lãnh thổ ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Mỹ và Philippines sẽ tập trận hải quân bắn đạn thật trong tháng này
Lính Mỹ và Philippines sẽ tập trận hải quân trong tháng này ở gần bãi cạn tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc trên biển Đông.
Theo Reuters đưa tin, năm tàu chiến, bao gồm tàu khu trục có tên lửa dẫn đường, khoảng 1.000 binh sĩ hai nước sẽ tham gia cuộc tập trận bắn đạn thật kéo dài một tuần ngoài khơi đảo Luzon.
Cuộc tập trận diễn ra gần các tàu tuần duyên Trung Quốc đang tuần tra quanh bãi cạn Scarborough trên biển Đông. Trung Quốc được cho là chiếm bãi cạn này từ Philippines vào năm 2012.
Ông Rommel Rodriguez, người phát ngôn hải quân Philippines, cho biết đây là cuộc tập trận thường niên, nhằm tăng cường năng lực tham chiến cho lực lượng hai nước trong những chiến dịch đổ bộ và trên biển.
Tàu khu trục USS Halsey được trang bị tên lửa dẫn đường sẽ có mặt tại căn cứ quân sự của Philippines ở vịnh Subic vào ngày 26-6 để tham gia tập trận, cùng hai tàu chiến Mỹ khác là USNS Safeguard và USS Ashland.
Manila sẽ điều động tàu chiến BRP Ramon Alcaraz, vốn là một tàu tuần duyên cũ của Mỹ cung cấp cho Philippines, một tàu chiến lớp Peacock và các trực thăng.
Ngày 19-6 Manila tuyên bố sẽ đề nghị Tòa án Liên Hiệp Quốc về luật Biển (ITLOS) xúc tiến giải quyết sớm đơn kiện của Philippines liên quan đến yêu sách "đường lưỡi bò" của Bắc Kinh nuốt trọn gần cả biển Đông trong năm 2014 hoặc đầu năm 2015. Philippines đã nộp đơn kiện Trung Quốc từ năm 2013.
Theo ANTD
Quyết không để một tấc đất, tấc biển nào của Tổ quốc bị xâm phạm Trả lời báo chí ngày 20-6, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định, kiên quyết không để một tấc đất, tấc biển nào của Tổ quốc bị xâm phạm. Đối với bất cứ người Việt Nam nào, chủ quyền lãnh thổ quốc gia là thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Trước tình hình dư luận trong nước, quốc tế, nhiều đại...