Sức mạnh của núi rừng đất Việt
Những ngày này, chúng ta đã thấy những vận động viên người dân tộc đến từ các bản làng xa xôi ở Sơn La tham dự đấu trường SEA Games 31. Sức mạnh tiềm tàng của họ đã mang về những tấm huy chương vàng (HCV) rất đặc biệt.
Lò Thị Hoàng ôm mẹ khóc nức nở sau khi giành chiến thắng.
Trước ngày thi đấu áp chót vào ngày 18/5, điền kinh Việt Nam ra quân với nhiều sự kỳ vọng, trong đó có Ngần Ngọc Nghĩa (100m nam), Lò Thị Hoàng (ném lao) hay Phạm Thị Hồng Lệ (10.000m nữ)… Lò Thị Hoàng đã không phụ lòng những người yêu mến điền kinh Việt Nam khi cô đạt thành tích lên đến 56,37m ở lượt ném thứ 2, đồng thời phá kỉ lục SEA Games là 55,97m. Cô gái người Sơn La đánh bại đối thủ đáng gờm người Thái Lan (VĐV đã giành HCV ở SEA Games 2019 ở Philippines 3 năm trước). Lò Thị Hoàng nhận được sự ủng hộ từ khán giả khi họ liên tiếp vỗ tay, ủng hộ tinh thần để cô làm nên kỳ tích.
Cô gái người Sơn La cho biết: “Tôi rất bất ngờ với thành tích này vì 2 VĐV Thái Lan rất mạnh. Họ đã đoạt HCV ở kỳ SEA Games trước và những kỳ SEA Games trước thì mình toàn thua Thái Lan thôi. Thời gian trước SEA Games thì tôi bị chấn thương, thành tích yếu, lại dịch bệnh nên không được tham dự giải, không có giải trong nước nên không kiểm tra được thành tích của mình. May mắn là thầy cô và gia đình luôn động viên, bên cạnh tôi”.
Được biết, tháng 7 này là đúng tròn 10 năm Lò Thị Hoàng theo nghiệp thể thao, đã có nhiều vất vả và chấn thương nhưng cô đã vượt qua. Nói về vai trò của gia đình đối với thành công lịch sử với bản thân chiều 18/5, Lò Thị Hoàng cho biết: “Với tôi thì vai trò của mẹ không thể kể hết. Khi tôi mệt mỏi, không tập luyện được, áp lực nhiều cái quá thì tôi lại gọi về cho mẹ tôi để nhận được sự động viên, bảo ban. Việc bố mẹ tôi từ Sơn La xuống xem tôi thi đấu là động lực lớn với tôi. Tấm HCV này xin dành tặng bố mẹ tôi”.
Điền kinh Việt Nam đã vượt chỉ tiêu HCV có từ 15 HCV đặt ra trước SEA Games 31. Lò Thị Hoàng đã mang về tấm HCV thứ 17 cho điền kinh Việt Nam. Ngay sau khi biết mình nhận HCV, Lò Thị Hoàng đã lao lên khán đài ôm bố mẹ khóc nức nở như con trẻ.
Ngày 17/5, tại nhà thi đấu Tây Hồ, Hà Nội, nơi các VĐV thi đấu nội dung môn Taekwondo tại SEA Games 31, nữ võ sĩ Bạc Thị Khiêm, cô gái dân tộc Thái ở huyện Quỳnh Nhai, VĐV đội tuyển Taekwondo Việt Nam đã thi đấu xuất sắc, giành chiến thắng áp đảo trước đối thủ Silvana Lamanda người Indonesia, giành HCV hạng cân 67kg nữ, bảo vệ thành công HCV SEA Games.
Vào cái ngày mà Khiêm giành HCV, đến tận 21h đêm cả gia đình vẫn nán lại bên ngoài Nhà thi đấu Tây Hồ đợi cô con gái. Cả gia đình ôm chặt lấy nhau, nói với nhau bằng tiếng Thái với những lời khích lệ mạnh mẽ. Ông Bạc Cầm Vững, bố của Khiêm cho biết, cả nhà đã bắt xe khách đi từ huyện miền núi Quỳnh Nhai, Sơn La xuống Thủ đô Hà Nội ngót nghét 400km, tức mất gần nửa ngày trời di chuyển về Thủ đô. Họ không muốn ăn tối và đợi gặp con sau khi có được tấm HCV. “Chúng tôi không đói đâu, mà đang mừng lắm, vui không thể tả nỗi” – ông Bạc Cầm Vững chia sẻ với gương mặt rạng ngời, chân thật.
Video đang HOT
Trước đó, trưa 16/5, ở trận chung kết hạng 70 tới 75kg nữ môn Pencak silat tại SEA Games 31, VĐV Quàng Thị Thu Nghĩa cũng đến từ Sơn La đã đánh bại VĐV Siti Rahmah Binti Mohamed Nasir (Malaysia) với tỷ số 39 – 32 để giành tấm HCV cho Pencak silat Việt Nam. Đây là tấm HCV đầu tiên của Pencaksilat Việt Nam tại SEA Games 31…
Có thể nói, những cô gái đến từ Tây Bắc, nếu họ không tham dự SEA Games có lẽ chúng ta khó biết họ là ai, nhưng khi đã thi đấu vì nước nhà, họ đã làm nên những điều lớn lao mà ít ai ngờ tới. Sức mạnh đó, sức mạnh của núi rừng đất Việt, khó có đối thủ nào cản nổi…
Sự phi thường của những cô gái bé nhỏ
Nguyễn Thị Oanh và Phạm Thị Hồng Lệ là những cô gái nhỏ nhắn, nhưng lại nắm giữ kỷ lục ở các nội dung khắc nghiệt của môn điền kinh.
Người hâm mộ điền kinh Việt Nam vẫn chưa thể nào quên được hình ảnh Nguyễn Thị Oanh gục ngã ở vạch đích khi về nhất ở chung kết 3.000 m chướng ngại vật (CNV) hay Phạm Thị Hồng Lệ phải truyền nước khi hoàn thành phần thi marathon tại SEA Games 2019.
Những cô gái chỉ cao chưa đến 1,6 m đó đang là niềm hy vọng vàng của điền kinh Việt Nam tại kỳ Đại hội thể thao Đông Nam Á trên sân nhà vào tháng 5 tới.
Phá bỏ giới hạn
Nguyễn Thị Oanh là vận động viên điền kinh thành công nhất của đoàn Việt Nam tại SEA Games 30 khi giành 3 HCV, phá một kỷ lục Đại hội ở nội dung 3.000 m chướng ngại vật với thời gian 10 phút 0 giây 02 (10:00.02). Năm đó, Oanh xuất sắc được bình chọn là Vận động viên tiêu biểu toàn quốc.
"Tôi thích nội dung chướng ngại vật nhất. Đúng như cái tên, trong tập luyện, thi đấu và cuộc sống, mỗi chướng ngại vật đều phải cố gắng kiên trì và mạnh mẽ để vượt qua. Trong thi đấu cũng vậy, để vượt qua mỗi chướng ngại vật, tôi đều phải dùng sức mạnh lớn hơn bình thường. Khi cảm giác mình vượt qua những chướng ngại vật rồi, tuy có thể kiệt sức, mệt mỏi, đổ ngã nhưng lúc đó tôi rất hạnh phúc vì đã vượt qua được nó", Oanh chia sẻ.
Cô gái nhỏ nhắn với biệt danh "Ốc tiêu" đã khiến người hâm mộ thán phục khi thâu tóm 3 HCV dù lịch thi đấu có phần bất lợi, phải thi 2 nội dung trong cùng một ngày.
Oanh với những bước chạy không biết mệt mỏi. Ảnh: Thế Anh.
Đam mê với điền kinh từ nhỏ, nhưng có lúc Oanh tưởng chừng phải nghỉ thi đấu do mắc bệnh, bị teo cơ và sút còn 44 kg. Bác sĩ đã yêu cầu Oanh dừng tập luyện, nhưng tình yêu mãnh liệt với điền kinh thôi thúc cô xỏ giày, tiếp tục chạy. Sau những nỗ lực, Oanh đã trở lại rồi có tên trong đội tuyển quốc gia và đem vinh quang về cho tổ quốc.
"Khi biết phải dừng tập luyện, tôi rất buồn. Cảm giác như thiếu đi một hương vị gì đó trong cuộc sống. Môn này rất vất vả nhưng khi không còn tập luyện và theo đuổi nó nữa, tôi cảm thấy trống vắng rất nhiều. Thế nên chắc là từ đó, tình yêu tôi dành cho điền kinh là rất lớn", Oanh chia sẻ.
"Khi cảm thấy bản thân mệt mỏi hay chán nản, tôi luôn nhìn vào những tấm gương khó khăn hơn mình, những người phải dùng nghị lực nhiều hơn mình. Tôi thấy những vận động viên khuyết tật, họ còn không đủ sức khỏe như mình, thiếu thốn nhiều mặt, cả về hình thể hay thể lực mà họ vẫn có thể vượt qua, tập luyện, thi đấu giành thành tích cao. Từ đó, tôi nghĩ họ làm được thì mình cũng làm được. Tôi đã lựa chọn điền kinh rồi thì phải dành trọn tình yêu cho nó, sống hết mình, cháy hết mình với đam mê".
Đồng đội của Oanh trên tuyển là Phạm Thị Hồng Lệ cũng để lại nhiều dấu ấn với ý chí quyết tâm phi thường. Trong những ngày hè nóng bức tại Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia (Nhổn), khi đồng đội còn đang say giấc, Lệ đã dậy từ 3h để chuẩn bị đồ đạc rồi ra sân tập.
"Thực đơn" mỗi buổi tập của cô gái quê Bình Định là khoảng 15-20 km. Lệ thậm chí chỉ cần ăn một chiếc bánh ngọt và uống một cốc sữa để hoàn thành giáo án.
Việc tập luyện một trong những nội dung khắc nghiệt nhất của môn điền kinh khiến Hồng Lệ có những trải nghiệm khó quên. Đó là những lần bị chuột rút, nôn khan hay ngã quỵ vì kiệt sức.
"Tôi bị ít nhất 2 lần, ở SEA Games 30 và gần nhất là hôm tập luyện. Hôm đó, tôi chạy 30 km, thời tiết hơi oi. Khi tập xong trạng thái cũng bình thường. Lúc đi bộ thả lỏng thì choáng dần, đầu óc quay cuồng, bị chuột rút rồi ngã dần. Sáng hôm đó tôi có phần chủ quan khi chạy 30 km mà không nạp gel dù đã mang theo", Hồng Lệ nhớ lại.
"Đợt SEA Games, đầu óc tôi vẫn tỉnh táo một chút, chỉ là mệt quá không muốn mở mắt ra được nữa. Nhiều khi chúng tôi vẫn phải cố vì thi đấu với màu cờ sắc áo. Tôi phải cố nhiều lắm chứ. Nếu không, hôm đó tôi đã bỏ cuộc từ lâu rồi mà không đạt được giải", Hồng Lệ nói về sự nỗ lực để giành tấm HCĐ marathon.
Hồng Lệ với tấm HCĐ đáng nhớ tại SEA Games 30. Ảnh: Minh Chiến.
Những niềm hy vọng vàng
Trong 2 năm dịch Covid-19 ảnh hưởng mạnh, khiến điền kinh Việt Nam chủ yếu tập chay, không thể tham dự các giải quốc tế, Oanh vẫn tỏa sáng. Cô phá kỷ lục nội dung 10.000 m nữ đã tồn tại 17 năm ở giải vô địch quốc gia với thời gian 34 phút 8 giây 54, hơn kỷ lục cũ của đàn chị Đoàn Nữ Trúc Vân tới 40 giây.
Giải vô địch quốc gia 2020 cũng chứng kiến sự vượt trội của Oanh "ỉn" với 4 tấm HCV ở 4 nội dung tham dự. Ba nội dung còn lại cô về nhất là 1.500 m, 5.000 m và 3.000 CNV.
Và rồi một năm sau đó, Oanh phá thêm kỷ lục khác của Trúc Vân. Cô gái sinh năm 1995 chứng tỏ sức mạnh ở đường chạy 5.000 m khi cán đích đầu tiên với thời gian 15 phút 53 giây 48. Thành tích của Oanh phá sâu kỷ lục tồn tại 18 năm của Trúc Vân, lập năm 2003 với thời gian 16 phút 12 giây 73. Oanh cũng trở thành nữ vận động viên đầu tiên của Việt Nam chạy 5.000 m dưới 16 phút.
"Đây là niềm vui khó tả, kết quả tập luyện miệt mài của thầy trò tôi trong chặng đường vừa qua. Sáng thi 1.500 m xong, sức khỏe của tôi đã bị ảnh hưởng phần nào. Đến buổi chiều, tôi phải phân phối sức hợp lý nhất, để không bị quá ngợp ở khoảng cách nào đó trên một chặng đường. Khi đến những vòng cuối, tôi càng quyết tâm hơn dù kiệt sức. Tôi xóa tan suy nghĩ muốn buông xuôi khi bản thân đã nỗ lực và chỉ còn cách đích một đoạn", Oanh chia sẻ.
Cũng tại giải đấu trên sân Mỹ Đình cuối tháng 12/2021, Hồng Lệ đã phá kỷ lục của Oanh ở nội dung 10.000 m nữ. Oanh đã rút lui trước giờ thi đấu. Không có sự góp mặt của Oanh, thiếu đi đối thủ tạo áp lực, nhưng Hồng Lệ vẫn băng băng về đích để lập kỷ lục mới với thời gian 34 phút 1 giây 59. Cô gái nhỏ bé gục ngã ngay khi cán đích và phải nhờ đến sự chăm sóc của huấn luyện viên, đồng đội.
Sự vươn lên của Hồng Lệ ở nội dung này cũng giúp ban huấn luyện điền kinh Việt Nam có thêm tính toán cho SEA Games 31. Nhiều khả năng, Oanh sẽ dồn sức thi đấu 3 nội dung 1.500 m, 5.000 m và 3.000 m chướng ngại vật tại kỳ Đại hội trên sân nhà vào tháng 5 tới. Trong khi đó, Hồng Lệ bỏ nội dung marathon, tập trung cho 5.000 m và 10.000 m.
Những vận động viên Khánh Hòa chinh phục đấu trường SEA Games Lần đầu tiên Việt Nam đăng cai Đại hội Thể thao Đông Nam Á là kỳ SEA Games 22 vào năm 2003. Đến SEA Games lần thứ 31 này (diễn ra tháng 5-2022) Việt Nam sẽ đăng cai trở lại. Hơn 20 năm qua, từ năm 1999, thể thao Khánh Hòa có lúc thăng, lúc trầm, nhưng đã đóng góp những ngôi sao...