Sức mạnh của nửa nhân loại
Phụ nữ chiếm tới 50% dân số toàn cầu. Vì thế, nếu biết tôn trọng quyền và phát huy hết tiềm năng của phụ nữ, thế giới sẽ giải quyết được rất nhiều thách thức đặt ra trên con đường phát triển.
Một khóa học xóa đói giảm nghèo cho phụ nữ nông thôn ở châu Phi
Đó là nhận định mà Hội nghị cấp cao bàn về vai trò của thanh niên, phụ nữ trong Chương trình nghị sự phát triển sau năm 2015 vừa được Đại hội đồng (ĐHĐ) LHQ khóa 68 tổ chức tại New York (Mỹ). Phát biểu khai mạc hội nghị, ông J. Ashe, Chủ tịch Đại hội đồng khóa 68, khẳng định trong thế giới văn minh hiện nay, nhân loại không thể phát huy hết tiềm năng của mình nếu các quyền của phụ nữ không được tôn trọng và thực hiện đầy đủ; hoặc những tài năng và đóng góp to lớn của nữ giới không được nhìn nhận, đánh giá thỏa đáng.
Ngày nay, vai trò của phụ nữ trong xã hội đã có những thay đổi cơ bản.
Theo kết quả nghiên cứu mới nhất của Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh Anh (CEBR), phái đẹp hiện chỉ chiếm 10% trong danh sách những người giàu nhất thế giới, song đến năm 2020, hơn một nửa các triệu phú đô la Mỹ sẽ là phụ nữ.
Video đang HOT
Yếu tố giúp phụ nữ bắt kịp các đấng mày râu trong lĩnh vực tài chính là ưu thế về tuổi thọ của nữ giới (80-81 tuổi ở phụ nữ so với 76 tuổi của nam giới), tính trách nhiệm cao trong điều hành công việc và sự liên kết mạnh giữa hai bán cầu não. Một kết quả nghiên cứu cho thấy, bỏ ra cùng một khoản tiền nhưng nhà đầu tư thuộc phái đẹp có thể thu được 20% lợi nhuận cao hơn so với phái mạnh.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy phái đẹp vẫn luôn ở thế yếu. Rất nhiều người trong số họ đang gặp khó khăn về cuộc sống, việc làm, học hành… Phụ nữ nông thôn chiếm 25% dân số thế giới và chiếm tỷ lệ lớn trong lực lượng lao động ở nông thôn. Có điều, 43% trong 1,3 tỷ nông dân sản xuất nhỏ và nông dân không có đất ở nông thôn là phụ nữ. Người ta tính rằng, nếu được tiếp cận bình đẳng các nguồn lực phục vụ sản xuất nông nghiệp, phụ nữ nông thôn có thể làm giảm từ 100 – 150 triệu người sống cùng khổ trên thế giới. Với những đóng góp to lớn cho phát triển kinh tế xã hội, phụ nữ nông thôn phải được công nhận là nhân tố then chốt để phát triển bền vững và xoá đói nghèo.
Còn nhiều ví dụ khác cho thấy sự bất bình đẳng với phụ nữ. Theo Tổ chức Phụ nữ LHQ, 80% phụ nữ ở nhiều làng quê ở Ai Cập không được cấp thẻ căn cước, hạn chế quyền tiếp cận của họ đến y tế, giáo dục, hưu trí, và các dịch vụ xã hội khác. Ở 17 nước khu vực châu Á – Thái Bình Dương, tỷ lệ phụ nữ trong các hội đồng nông thôn chỉ từ 0,6 đến 37%. Cộng đồng quốc tế đã đóng góp 7,5 tỷ USD viện trợ phát triển chính thức cho phát triển nông thôn và nông nghiệp từ năm 2008-2009, nhưng chỉ 3% trong số này được phân phối cho các chương trình có mục tiêu là bình đẳng giới.
Tạo sự bình đẳng cũng như phát huy tiềm năng của phụ nữ là vấn đề của thế giới hiện nay. Liên hợp quốc khẳng định, trách nhiệm của các chính phủ là phải loại trừ mọi cản trở về cơ cấu, văn hoá, kinh tế, xã hội đối với việc trao quyền và việc phụ nữ thực thi các quyền của họ. Các nước phải huỷ bỏ các luật và chính sách phân biệt đối với phụ nữ như chính sách hạn chế quyền của phụ nữ đối với đất đai, bất động sản, thừa kế hoặc hạn chế khả năng pháp lý của phụ nữ. LHQ cũng kêu gọi tăng cường giúp đỡ phụ nữ trong giáo dục, hướng nghiệp, chăm sóc sức khỏe, tạo công ăn việc làm, giúp họ được thực hiện đầy đủ các quyền trong lao động và cuộc sống.
Theo ANTD
GDP của Việt Nam sẽ tăng trưởng "khiêm tốn"
Một báo cáo mới của Ngân hàng Thế giới dự đoán GDP của Việt Nam sẽ tăng trưởng khiêm tốn ở mức 5,5% vào thời điểm 2015 và ổn định kinh tế vĩ mô sẽ được hồi phục cơ bản.
Báo cáo "Điểm lại tình hình kinh tế Việt Nam" được công bố hôm nay cũng cho rằng, triển vọng kinh tế vĩ mô trung hạn vẫn tiếp tục có những điều kiện thuận lợi trong cán cân thanh toán.
"Năm qua, Việt Nam đã thành công trong việc đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, thể hiện bằng tỉ lệ lạm phát vừa phải và cải thiện trong cán cân đối ngoại", bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nhận định. "Cần tập trung quan tâm tới tốc độ cải cách cấu trúc, đang diễn ra khá chậm, để lập lại vị trí của Việt Nam trong lộ trình tăng trưởng cao hơn." - bà Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nói.
Báo cáo thực hiện hai lần mỗi năm - Điểm lại tình hình kinh tế lần này đã nhận dạng một số rủi ro chính tới ổn định kinh tế vĩ mô. Các rủi ro bao gồm: dự trữ ngoại tệ thấp; cầu của khu vực kinh tế tư nhân rất mong manh; nguy cơ không giữ vững được kỷ cương tài khóa và tiền tệ; tiến bộ trong các cải cách cơ cấu chậm chạp; và mất niềm tin vào ngành ngân hàng.
"Với sự gia tăng áp lực lên nguồn ngân sách, Chính phủ đang đứng trước một số lựa chọn chính sách quan trọng, trong khi cố gẵng cân bằng hai mục tiêu kép là tăng trưởng nhanh hơn và ổn định kinh tế vĩ mô," ông Sandeep Mahajan, Chuyên gia Kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nhận định.
Báo cáo "Điểm lại Tình hình kinh tế" nhận định tiến độ tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước chậm hơn mong đợi và cần phải cố gắng nhiều hơn nữa thì mới có thể thực hiện các mục tiêu cải cách doanh nghiệp nhà nước; cần chú ý thích đáng hơn nữa tới sự phức tạp và đặc thù của từng doanh nghiệp; và cần tăng cường cơ chế kiểm soát và phối hợp. Nợ xấu ngành ngân hàng (và cách tính nợ xấu thực sự) vẫn rất quan ngại và cần chú ý tới vấn đề phá sản, mất khả năng thanh toán, quyền của chủ nợ - những vấn đề sẽ tạo điều kiện cho quá trình tái cơ cấu nợ doanh nghiệp.
Báo cáo cũng đề cập tới 3 chủ đề đặc biệt, đó là: Thuận lợi hóa thương mại, năng lực cạnh tranh và tăng trưởng tại Việt Nam; Tham nhũng và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam; Nghèo đói và bất bình đẳng tại Việt Nam.
Về thuận lợi hóa thương mại, năng lực cạnh tranh và tăng trưởng tại Việt Nam, báo cáo cho biết xuất khẩu vẫn duy trì mạnh trong những năm gần đây mặc dù môi trường bên ngoài không thuận lợi, tuy nhiên xuất khẩu vẫn chủ yếu là hàng giá trị thấp. Báo cáo đề xuất tập trung hơn vào các mặt hàng có giá trị cao nhưng muốn vậy đòi hỏi phải tăng cường cơ sở hạ tầng vận tải và kho vận ngoại thương, thủ tục cho thương mại và tổ chức chuỗi cung ứng.
Tham nhũng từ lâu đã được coi là vấn đề nghiêm trọng, làm suy yếu tăng trưởng dài hạn của Việt Nam. Theo các kết quả điều tra gần đây, phần lớn các trường hợp hối lộ là xuất phát từ hành động của các doanh nghiệp không gây phương hại đến chính họ chứ không phải từ quan chức chính phủ. Tuy nhiên, vẫn có các chính sách tập trung vào cải cách hành chính và minh bạch, đồng thời giúp giảm tệ quan liêu gây cản trở tới doanh nghiệp và qua đó giảm cơ hội tham nhũng. Việt Nam cần xem xét những chính sách này.
Dựa trên phân tích ban đầu từ dữ liệu điều tra mới đây nhất, báo cáo cũng ghi nhận phúc lợi của hầu hết người Việt Nam đã tăng đáng kể trong giai đoạn 2010-2012, ngay cả khi tăng trưởng bị chậm hơn các năm trước. Tỉ lệ nghèo và mức độ bất bình đẳng có vẻ đã giảm. An sinh xã hội của các nhóm dân tộc thiểu số đã được cải thiện đáng kể theo thời gian. T vậy, báo cáo cũng chỉ ra rằng, tình trạng nghèo vẫn tập trung trong các cộng đồng này - vì họ xuất phát đã nghèo hơn và tụt hậu hơn so với những tiến bộ vượt bậc đã đạt được trong cả nước.
Báo cáo khuyến cáo lộ trình thoát nghèo đã được xem xét cho các nhóm này cũng tương tự như cho các nhóm đa số dân khác. Quá trình có thể bao gồm chuyển hướng sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, thâm canh, chuyển sang đa dạng hóa nông nghiệp hoặc chuyển sang thương mại và dịch vụ và đầu tư vào giáo dục cho trẻ em.
Ngọc Quỳnh
Theo_VnMedia
Than ôi, Bảo hiểm y tế! Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, hiện mới có hơn 66% dân số Việt Nam tham gia BHYT. Dù được tuyên truyền vận động nhưng nhiều bộ phận người dân vẫn không mặn mà với BHYT bởi thái độ của thầy thuốc và những thủ tục rườm rà khi đi khám chữa bệnh theo bảo hiểm. Sau 4 năm thực hiện luật,...