Sức mạnh của khinh hạm Formidable mạnh nhất Đông Nam Á
Khinh hạm lớp Formidable với khả năng tàng hình ưu việt, hệ thống vũ khí mạnh mẽ được đánh giá là khinh hạm số 1 Đông Nam Á.
Khinh hạm lớp Formidable là một biến thể sửa đổi từ khinh hạm lớp La Fayette của Pháp xuất khẩu cho Hải quân Singapore. Ảnh: navyrecognition.
Formidable thiết kế theo công nghệ tàng hình đang thịnh hành trên thế giới. Thân tàu có mái che vát xiên ở phía hai bên mạn giúp giảm mặt cắt radar. Ảnh: cimsec.
Cảm biến chính trên khinh hạm lớp Formidable là radar quét mạng pha điện tử thụ động Herakles do tập đoàn Thales, Pháp sản xuất. Ảnh: cimsec.
Radar này hoạt động ở băng tần E/F, tầm trinh sát tối đa 250 km. Ảnh: navalanalyses.
Video đang HOT
Khinh hạm Formidable sử dụng 4 động cơ diesel MTU 20V 8000 M90, tổng công suất 48.800 mã lực, tốc độ tối đa 27 hải lý/giờ, phạm vi hoạt động 4.200 hải lý. Ảnh: navalanalyses.
Hệ thống vũ khí trên khinh hạm Formidable gồm: Pháo hạm siêu nhanh Oto Melara 76 mm tầm bắn 16 km, lên đến 40 km với đạn pháo có điều khiển Vulcano. Ảnh: navalanalyses.
Formidable cũng có thể được trang bị 8 cụm phóng VLS Sylver sử dụng tên lửa đánh chặn Aster-15 tầm bắn tối đa 30 km hoặc Aster-30 tầm bắn tối đa 120 km. Ảnh: seaforces.
Vũ khí phụ gồm: 2 trạm vũ khí điều khiển từ xa Typhoon cỡ nòng 25 mm, 4 súng máy hạng nặng 12,7 mm. 2 cụm phóng ngư lôi hạng nhẹ 324 mm để đối phó với tàu ngầm đối phương. Ảnh: seaforces.
Formidable có thể mang theo 8 tên lửa chống hạm cận âm RGM-84 Harpoon, tầm bắn tối đa 124 km. Tên lửa Harpoon có cơ chế dẫn đường kết hợp quán tính và radar chủ động giai đoạn cuối, tên lửa mang theo đầu đạn nặng 221 kg. Ảnh: seaforces.
Hệ thống điện tử trên khinh hạm Formidable rất hiện đại hoạt động trên nền tảng tự động hóa cao qua đó giúp giảm khối lượng công việc cho thủy thủ đoàn. Ảnh: seaforces.
Khinh hạm lớp Formidable có chiều dài 114,8m, rộng 16,3m, lượng giãn nước toàn tải 3.500 tấn. Ảnh: seaforces.
Singapore đã mua 6 khinh hạm lớp Formidable đưa họ trở thành quốc gia sở hữu nhiều khinh hạm tàng hình nhất khu vực Đông Nam Á. Ảnh: seaforces.
Theo Hùng Cường
VOV
Singapore cắt đứt toàn bộ giao dịch thương mại với Triều Tiên
Singapore gần đây đã ngừng mọi hoạt động giao thương với Triều Tiên trong một động thái nhằm tuân thủ sắc lệnh trừng phạt Liên Hợp Quốc để kiềm chế tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Một cảng biển ở Singapore (Ảnh: Port Strategy)
Trong thông tư ngày 7/11 gửi các thương nhân, Hải quan Singapore thông báo cấm tất cả các hoạt động xuất nhập khẩu, giao dịch hàng hóa thương mại với các đối tác Triều Tiên, Yonhap đưa tin.
Với các giao dịch phi thương mại, lệnh cấm áp dụng với hàng hóa nằm trong danh mục cấm theo lệnh trừng phạt của LHQ. Hàng hóa phi thương mại ở đây được hiểu là các hàng hóa không mang tính chất kinh doanh, kiếm lời, chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng, sinh hoạt. Hải quan Singapore cho biết thông tư chính thức có hiệu lực từ ngày 8/11.
Thông tư đồng thời yêu cầu các thương nhân phải xin giấy phép của Hải quan 3 ngày trước ngày vận tải hoặc giao nhận bất cứ hàng hóa phi thương mại không có trong danh sách mặt hàng bị cấm của LHQ.
Thông báo cho biết những trường hợp vi phạm thông tư lần đầu sẽ bị phạt khoản tiền tối đa lên đến 73.660 USD hoặc tương đương 3 lần tổng giá trị lô hàng vi phạm, hoặc bị phạt tù 2 năm. Nếu tái phạm lần thứ 2, hình phạt cho người vi phạm có thể lên tới gần 150.000 USD, khoản tiền tương đương 4 lần giá trị lô hàng hoặc án tù 3 năm.
Theo Yonhap, tính riêng trong năm 2016, Singapore là đối tác thương mại lớn thứ 7 của Triều Tiên với kim ngạch xuất nhập khẩu song phương ước đạt 12,99 triệu USD.
Đài Tự do Châu Á (RFA) cho biết Singapore, một trong những hải cảng quan trọng của khu vực, bị tình nghi là nơi Triều Tiên từng sử dụng để lách các lệnh trừng phạt của LHQ. Lệnh trừng phạt do LHQ ban hành hồi tháng 8 đã đưa 2 công ty Singapore vào danh sách đen với cáo buộc các công ty này làm trung gian giúp Triều Tiên giao dịch dầu thô trái phép.
Đức Hoàng
Theo Yonhap
ASEAN 31: Đạt được nhiều bước tiến lớn Tại Hội nghị cấp cao ASEAN, các nhà lãnh đạo của 10 nước Đông Nam Á và Trung Quốc đã đồng ý khởi động quá trình đàm phán xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC). Đây được xem là mốc quan trọng nhất của các nước ASEAN và Trung Quốc (TQ) suốt 15 năm qua trong việc xây dựng...