Sức mạnh của hệ thống tên lửa Nga bán cho đồng minh của Mỹ
Nga đã đạt được thỏa thuận bán hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 Triumf cho Ả Rập Saudi, đồng minh thân cận với Mỹ.
Ả Rập Saudi đã đồng ý mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 Triumf của Nga vào ngày 5.10. Đây là lần thứ 2 một đồng minh của Mỹ mua hệ thống vũ khí này trong vòng 1 tháng qua. Vào tháng 9, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã chi 2,5 tỷ USD để mua hệ thống S-400 của Moscow, làm gia tăng căng thẳng giữa Washington và Ankara.
Hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 Triumf được đánh giá có khả năng ngang bằng với hệ thống tên lửa MIM-104 Patriot của Mỹ.
S-400 Triumf, được NATO định danh là SA-21 Growler, là hệ thống phòng thủ tên lửa tầm xa thế hệ thứ 4 do Nga phát triển từ năm 1993.
Hệ thống S-400 có thể bắn hạ máy bay có người lái, máy bay không người lái, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo.
Mặc dù vậy, S-400 không thể va chạm trực tiếp với các đầu đạn đang bay tới.
Video đang HOT
Tầm bắn của hệ thống S-400 từ 240 km đến 400 km.
Với tầm bắn ngắn nhất 240 km, hệ thống sử dụng các tên lửa 48N6 được trang bị đầu đạn nặng 143 kg.
Đối với tầm bắn đối đa, các tên lửa 40N6 được sử dụng, nhưng thông số chi tiết của chúng không được tiết lộ.
Hệ thống radar S-400 có thể phát hiện các mục tiêu từ khoảng cách xa 600 km.
Các hệ thống S-400 hiện tại đang được triển khai tại Kaliningrad, Crimea ở Nga và Syria.
Ngoài Ả Rập Saudi và Thổ Nhĩ Kỳ, Nga cũng xuất khẩu hệ thống tên lửa S-400 sang các nước khác. Năm 2015, Trung Quốc mua 6 hệ thống S-400 và Ấn Độ mua 5 hệ thống này vào năm 2016.
Theo Danviet
Chuyên gia cảnh báo Triều Tiên sắp thử bom nhiệt hạch
Các quan chức của Cục Tình báo Trung ương (CIA) và các tướng lĩnh Mỹ cảnh báo Triều Tiên có thể sẽ thử bom nhiệt hạch, hoặc ít nhất là phóng một tên lửa, vào ngày thành lập đảng Lao động Triều Tiên 10/10.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un thị sát một vụ phóng tên lửa tại Triều Tiên (Ảnh: KCNA)
Daily Star dẫn lời các chuyên gia cho biết Triều Tiên gần như "im hơi lặng tiếng" từ sau vụ phóng tên lửa qua lãnh thổ Nhật Bản hôm 15/9. Tuy nhiên, kể từ đó, căng thẳng ở khu vực này vẫn liên tục gia tăng.
Các quan chức của Cục Tình báo Trung ương (CIA) và các tướng lĩnh Mỹ cảnh báo Triều Tiên có thể sẽ thử bom nhiệt hạch, hoặc ít nhất là phóng một tên lửa, vào ngày thành lập đảng Lao động Triều Tiên 10/10.
Chuyên gia an ninh Robert A. Manning thuộc Hội đồng Đại Tây Dương cho biết khả năng Triều Tiên thử (tên lửa/hạt nhân) trong ngày 10/10 là 50/50.
"Ông Kim Jong-un đã im lặng gần đây, vì lý do gì thì chỉ ông ấy mới biết. Triều Tiên thích bắn pháo hoa trong ngày trọng đại. Và ông Kim Jong-un đang nôn nóng muốn có được một tên lửa đạn đạo liên lục địa đáng tin cậy và một quả bom nhiệt hạch có thể phá hủy cả một thành phố", chuyên gia Manning cho biết.
Trong tuần này, các quan chức hàng đầu của CIA cảnh báo Mỹ nên chuẩn bị phương án hành động trong ngày 10/10. Phó Trợ lý giám đốc Trung tâm Sứ mệnh Triều Tiên thuộc CIA Yong Suk Lee cho biết cả thế giới cần chuẩn bị trước mọi động thái từ Bình Nhưỡng.
Bình Nhưỡng đã chuẩn bị sẵn sàng cho lễ kỷ niệm tầm cỡ quốc gia trong ngày 10/10. Theo các chuyên gia, chính quyền nhà lãnh đạo Kim Jong-un thường thử tên lửa hoặc hạt nhân trong các ngày lễ quan trọng và xem đó như "pháo hoa" để chào mừng các sự kiện này.
Tên lửa Hwasong-12 của Triều Tiên rời bệ phóng trong vụ thử ngày 15/9 (Ảnh: Reuters)
Theo Daily Star, Không quân Mỹ đã điều hai máy bay do thám tên lửa Cobra Ball tới bán đảo Triều Tiên. Các máy bay này có nhiệm vụ phát hiện các hoạt động bất thường xung quanh các bãi thử hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng.
Nhiều chuyên gia lo ngại rằng Triều Tiên sẵn sàng thử nghiệm loại vũ khí mà các nhà phân tích gọi là "Juche Bird", tức là tên lửa mang đầu đạn hạt nhân. Juche Bird có thể sẽ được phóng từ bờ biển phía đông của Triều Tiên và bay về phía Thái Bình Dương.
Tên lửa hạt nhân Triều Tiên được cho là sẽ phát nổ ngoài biển và là vụ nổ đầu tiên theo hình thức này trong gần 30 năm qua. Trước đó, Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong-ho cũng từng cảnh báo rằng nước này sẽ thử bom nhiệt hạch "mạnh nhất từ trước đến nay" tại Thái Bình Dương.
Theo giới phân tích an ninh, bước tiếp theo trong chương trình hạt nhân của Triều Tiên là phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa vào sâu khu vực Thái Bình Dương. Giám đốc Trung tâm Lợi ích quốc gia tại Mỹ Harry Kazianis nói rằng Bình Nhưỡng sẽ tìm cách thử tên lửa trong các điều kiện giống như "ngoài chiến trường".
"Họ cần phải làm vậy, vì nếu xảy ra chiến tranh thực sự, không nước nào chỉ phóng tên lửa lên không trung", ông Harry cho biết.
Trong tuần này, Triều Tiên tuyên bố Mỹ sẽ phải "trả giá" vì các lệnh trừng phạt mới nhằm vào Bình Nhưỡng, song không tiết lộ cụ thể về việc "trả giá" như thế nào.
Thành Đạt
Theo Daily Star
Liên Hợp Quốc: Tên lửa Triều Tiên đe dọa an toàn hàng không Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) thuộc Liên Hợp Quốc cảnh báo các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên đã đe dọa nghiêm trọng tới sự an toàn của các chuyến bay hoạt động ở khu vực không phận quốc tế. Một vụ phóng tên lửa của Triều Tiên (Ảnh: Reuters) Theo Kyodo, trong phiên họp tại trụ sở...