Sức mạnh chưa biết về máy bay Su-27UBK Việt Nam
Máy bay Su-27UBK dù được thiết kế cho vai trò huấn luyện phi công chuyển loại, nhưng khi cần vẫn có thể tham chiến với đầy đủ sức mạnh của dòng Su-27.
Máy bay Su-27UBK dù được thiết kế cho vai trò huấn luyện phi công chuyển loại, nhưng khi cần vẫn có thể tham chiến với đầy đủ sức mạnh của dòng Su-27.
Giữa những năm 1990, Việt Nam đã ký hợp đồng với Nga mua 12 chiếc máy bay chiến đấu Su-27 hiện đại. Đây là những chiến đấu cơ thế hệ 4 đầu tiên của KQND Việt Nam. Trong số 12 chiếc Su-27 có 7 chiếc thuộc phiên bản Su-27SK một chỗ ngồi và 5 chiếc máy bay huấn luyện Su-27UBK hai chỗ ngồi dành cho phi công chuyển loại.
Sức mạnh của Su-27SK thì đã rõ, nhưng còn Su-27UBK – được thiết kế cho vai trò huấn luyện phi công, liệu khi cần nó có đảm bảo sức mạnh để tham chiến hay không? Hãy cùng Kiến Thức tìm hiểu kỹ hơn về Su-27UBK qua các tài liệu đã được công khai của Sukhoi.
Vào cuối năm 1970, văn phòng thiết kế OKB Sukhoi đã làm việc để tạo ra một phiên bản 2 chỗ ngồi cho T-10 (nguyên mẫu của Su-27), định danh là T-10U (“U” cho “Uchebniy” – huấn luyện). Vào lúc này, OKB Sukhoi đối mặt với 2 lựa chọn là chế tạo một máy bay huấn luyện thuần túy hay một máy bay vừa có thể huấn luyện và không chiến tương tự phiên bản một chỗ ngồi. Các kỹ sư cuối cùng đã chọn phương án thứ 2, một máy bay vừa có thể huấn luyện và không chiến.
Công việc thiết kế chi tiết đã hoàn thành vào năm 1980. Các yêu cầu chính là giữ được tối đa sự giống nhau giữa phiên bản hai chỗ ngồi và một chỗ ngồi và phiên bản hai chỗ ngồi có khả năng thao diễn gần tương tự một chỗ ngồi. Nó được định danh là Su-27UB khi được đưa vào sản xuất, phiên bản xuất khẩu được gọi là Su-27UBK. Nhiệm vụ của là đào tạo phi công chuyển loại lên Su-27, giúp phi công làm quen với buồng lái Su-27 và nhận biết các hỏng hóc với thiết bị mô phỏng, ngoài ra có khả năng đánh chặn ở trên không tương tự Su-27P.
Thiết kế máy bay huấn luyện Su-27UB
40% kết cấu khung thân trước cánh chính và 70% kết cấu khung thân trên của máy bay Su-27UB được làm mới hoàn toàn so với Su-27P. Buồng lái phía sau được nâng lên cao để sĩ quan hướng dẫn có tầm nhìn tốt hơn. Và nhờ buồng lái phía sau được nâng lên nên có 2 khoảng trống để chứa thêm thiết bị điện tử hàng không. Cả 2 buồng lái nằm dưới một nắp buồng lái liền khối và gắn vào 1 bản lề ở phía sau nên cho thời gian thoát hiểm nhanh hơn. Phanh gió trên lưng máy bay được thiết kế lại và to hơn so với Su-27P.
Đầu cánh chính của Su-27UB dày hơn 5% nhưng không ảnh hưởng đển thể tích chứa nhiên liệu bên trong. Để bù cho phần phía trước trọng tâm của máy bay sau khi thay đổi, cánh đuôi đứng được làm cao thêm 420mm, điều này đã làm cho diện tích cánh đuôi đứng tăng lên thành 1.55m2, tăng khoảng 20% so với ban đầu. Còn phần thân sau, cánh đuôi ngang, cửa hút khí, càng đáp chính và các giá treo vũ khí vẫn không thay đổi. Càng đáp trước được gia cố lại vì phần thân trước của Su-27UB nặng hơn.
Cận cảnh phần thân trước của Su-27UB, buồng lái phía sau đợc nhô cao để tăng tầm nhìn cho sĩ quan hướng dẫn. Khối quang điện tử OEPS-27 đặt ở giữa phía trước buồng lái tương tự Su-27P
Bên trong máy bay có một số thay đổi là trang bị thêm một ghế phóng thoát hiểm K-36DM ở buồng lái phía sau, bình chứa oxy nhiều hơn để cung cấp đủ oxy cho cả 2 phi hành đoàn. Cải tiến hệ thống điều hòa, hệ thống điện tử và bộ điều khiển đôi. Hệ thống điện tử hàng không tương tự Su-27P tuy nhiên một số module được đặt ở những vị trí khác. Nhưng thay đổi này khiến tổng trọng lượng của Su-27UB tăng thêm 1.500kg, nhưng không ảnh hưởng nhiều đến khả năng tiêu thụ nhiên liệu của máy bay.
Càng đáp trước của Su-27UB được gia cố lại, tuy nhiên vẫn chỉ dùng 1 bánh thay vì 2 bánh. Cánh đuôi đứng được kéo dài thêm 420mm
Một khung thân thử nghiệm tĩnh (f/n 01-01), được chế tạo bởi OKB Sukhoi và KnAAPO trong năm 1984. Công việc thử nghiệm tĩnh kéo dài đến năm 1985. Và đầu năm 1985, nguyên mẫu T-10U-1 (f/n 01-02) lăn bánh khỏi nhà máy, thực hiện chuyến bay đầu tiên của mình vào ngày 7 tháng 3 năm 1985, do phi công Nikolay F. Sadovnikov điều khiển.
Kỹ sư V.P.Ivanov là người chịu trách nhiệm cho chuyến bay thử nghiệm này. T-10U-1 không được đánh mã số, cánh đuôi đứng với đầu cánh ngang, không vát góc như ở Su-27P và có những ống chống vẫy cánh (anti-flutter boom). Với những chuyến bay thử nghiệm tiếp theo, T-10U-1 đã được sơn lại và đánh mã số “01 Xanh”, lắp cánh đuôi đứng với đầu cánh vác góc như ở Su-27P.
Nguyên mẫu T-10U-1 (f/n 01-02). T-10U-1 không được đánh mã số, cánh đuôi đứng với đầu cánh ngang, không vác góc như ở Su-27P và có những ống chống vẫy cánh (anti-flutter boom).
Video đang HOT
T-10U-1 đã được sơn lại và đánh mã số “01 Xanh”, lắp cánh đuôi đứng với đầu cánh vác góc như ở Su-27P.
Nguyên mẫu thứ 2, T-10U-2 – “02 Xanh” (f/n 02-01) tham gia chương trình thử nghiệm trong cùng năm, cùng với T-10U-3 – “03 Xanh” (c/n 49021002103, f/n 02-03) tham gia vào năm 1986. Những máy bay này hoàn thành tốt chương trình thử nghiệm cấp nhà máy và cấp nhà nước, chuẩn bị cho việc sản xuất hàng loạt. ASCC đặc biệt danh cho máy bay này là “Flanker-C”.
Nguyên mẫu thứ 2, T-10U-2 – “02 Xanh” (f/n 02-01).
Những máy bay nguyên mẫu của Su-27UB là do nhà máy KnAAPO chuyển đổi từ các chiếc một chỗ ngồi trước đó (lý do vì sao T-10U-1 lại có cánh đuôi đứng với đầu cánh ngang). Tuy nhiên công việc sản xuất Su-27UB sẽ do nhà máy số 39 ở Irkutsk, hay có tên là Hiệp hội sản xuất máy bay Irkutsk (IAPO) đảm nhận. chiếc Su-27UB sản xuất đầu tiên là T-10U-4 (f/n 01-01) cất cánh lần đầu tiên vào ngày 10 tháng 9 năm 1986, do phi công thử nghiệm của IAPO – G.Ye.Boolanov và N.N. Ivanov cùng với V.B.Maksimenkov điều khiển.
Một chiếc Su-27UB của Không quân Nga.
Phiên bản xuất khẩu của Su-27UB là Su-27UBK (T-10UBK), chỉ khác Su-27UB ở hệ thống điện tử hàng không phù hợp để xuất khẩu. Su-27UBK được xuất khẩu cho Trung Quốc, Việt Nam, Eritrea và Ethiopia.
Su-27UBK của Việt Nam.
Sức mạnh đáng gờm của Su-27UB/UBK
Ngoài vai trò huấn luyện phi công chuyển loại, khi cần Su-27UB hay Su-27UBK hoàn toàn có thể đảm nhiệm vai trò không chiến tương tự Su-27S/P/SK.
Cụ thể, Su-27UB được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực SUV-27 với radar Doppler RLPK-27, có khả năng phát hiện mục tiêu có diện tích 3m2 ở khoảng cách là 100km và đối với mục tiêu như B-52 với khoảng cách là 140km. Nó có thể the dõi cùng lúc 10 mục tiêu và tham chiến 1 mục tiêu.
Su-27UB còn được trang bị hệ thống quang điện tử OEPS-27 với tầm phát hiện và theo dõi ở khoảng cách lên đến 50km. OEPS-27 làm nhiệm vụ tìm kiếm, phát hiện và bám sát các mục tiêu trên không theo nguồn phát xạ nhiệt của chúng, đảm bảo giải quyết các nhiệm vụ ngắm bắn các mục tiêu trên không.
Vị trí trang bị hệ thống quang điện tử OEPS-27 (khoanh đỏ) và hệ thống cảnh báo radar SPO-15 Beryoza (khoanh vàng)
Các hệ thống điện tử khác bao gồm hệ thống cảnh báo radar SPO-15 Beryoza, hệ thống phân biệt bạn-thù SRO-2M Paral, radio đo cao A-38, radio UHF R-800, radio HF R-864, hệ thống dẫn đường PNK-10, máy tính kỹ thuật số Ts-100, bệ phóng mồi bẫy APP-50…
Su-27UB được trang bị pháo 30mm GSh-30-1 với 150 viên đạn, cùng với 10 giá treo vũ khí có thể mang tên lửa không-đối-không R-73, R-27R, R-27ER, R-27T/ET, rocket S-8, S-13, S-25 và các loại bom không điều khiển OFAB-100-120, OFAB-200-250.
Thông số kỹ thuật cơ bản:
Phi hành đoàn: 2 người.
Dài: 21,9m.
Sải cánh: 14,7m.
Cao: 5,92m.
Diện tích cánh: 62m2.
Trọng lượng cất cánh tối đa: 30.450kg.
Động cơ:
- 2 động cơ turbine phản lực Lyulka AL-31F với lực đẩy 122,6kN mỗi cái.
Tốc độ tối đa: Mach 2,4.
Tầm hoạt động: 3.500km.
Trần bay: 19.000m.
Tốc độ leo cao: 300m/s.
Tri Năng
Theo_Kiến Thức
Mê mẩn sức mạnh siêu tăng Leopard 2RI của Indonesia
Siêu xe tăng Leopard 2RI của Quân đội Indonesia được thiết kế hầm hồ, sở hữu bộ giáp công nghệ cao phủ khắp thân xe và tháp pháo.
Dự kiến, trong quý IV năm 2016, công ty Rheinmetall sẽ bàn giao toàn bộ số 61 xe tăng Leopard 2RI theo đơn hàng đã ký kết với Quân đội Cộng hòa Indonesia. Theo nguồn tin cơ quan chính quyền Indonesia, quân đội nước này đang rất nóng lòng lô xe tăng chủ lực hiện đại này.
Truyền thông Indonesia cũng công bố hai hình ảnh rõ nét về mẫu xe tăng Leopard 2RI dành cho Quân đội Indonesia (RI là viết tắt của cụm từ "Republic of Indonesia" - Cộng hòa Indonesia).
Theo các nguồn tin, Leopard 2RI là gói nâng cấp dành cho Indonesia dựa trên cơ sở xe tăng chủ lực Leopard 2A4 nổi danh do Cộng hòa Liên bang Đức chế tạo. Indonesia là quốc gia thứ hai ở Đông Nam Á được trang bị xe tăng Leopard, nước đầu tiên là Singapore với các xe tăng Leopard 2SG - phiên bản nâng cấp của Leopard 2A4.
Leopard 2RI được nâng cấp theo gói Revolution được Rheinmetall trình làng từ năm 2010, nó được thiết kế ưu tiên cho nhiệm vụ tác chiến trong đô thị.
Gói nâng cấp dành cho xe tăng Leopard 2RI tập trung chủ yếu vào việc tăng cường hệ thống phòng vệ với các module giáp AMAP sử dụng vật liệu nano-gốm sứ, titan và hợp kim thép. AMAP cung cấp mức bảo vệ cao trước mọi kẻ thù nguy hiểm. Nó được đánh giá hữu hiệu trong chống các vụ tấn công bằng súng RPG hoặc thiết bị nổ tự tạo IED.
Ngoài module giáp AMAP, xe tăng Leopard 2RI còn được trang bị các ống phóng lựu đạn gây nhiễu ROSY có thể tạo màn khói che mù khí tài địch trong vòng 0,6 giây.
Việc trang bị module giáp AMAP khiến xe tăng Leopard 2RI có trọng lượng lên đến 60 tấn. Dù vậy, khi cần người ta có thể dễ dàng gỡ bỏ AMAP.
Ngoài giáp bảo vệ, Leopard 2RI được trang bị pháo nòng trơn 120mm L44 ổn định toàn phần với hệ thống nạp đạn thủ công, khả năng tấn công chính xác ngay trong phát đạn đầu được đảm bảo bởi hệ thống kiểm soát hỏa lực cực kỳ hiện đại.
Dù có trọng lượng lên tới 60 tấn, tính cơ động của xe tăng Leopard 2RI vẫn được đảm bảo với động cơ diesel tuabin tăng áp MTU MB-837 Ka501 công suất 1.500 mã lực cho phép di chuyển với tốc độ 70km/h, tầm hoạt động 500km.
Theo_Kiến Thức
Báo Mỹ tiết lộ ứng viên mới của Không quân Việt Nam Sau khi tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương với Việt Nam, truyền thông Mỹ đã hé lộ ứng viên mới của Không quân Việt Nam. Tờ Investor"s Business Daily dẫn lời Mark Bobbi - chuyên gia phân tích hàng không vũ trụ, quốc phòng và an ninh tại công ty tư vấn IHS (Mỹ) cho biết quân đội...