Sức mạnh bộ ba tên lửa đạn đạo hàng đầu thế giới
Tên lửa đạn đạo liên lục địa mới của Trung Quốc và Nga có sức mạnh đến đâu so với tên lửa đạn đạo của Mỹ?
Tên lửa DF-41 của Trung Quốc
Ngày 18/12, khi tờ Washington Free Bacon cho biết, Trung Quốc đã bí mật thử nghiệm tên lửa DF-41 có tầm bắn vươn tới Mỹ, thì báo chí Nga cũng đưa tin, đến năm 2020, Nga sẽ trang bị loại tên lửa đạn đạo có sức mạnh hủy diệt mới. Vậy những tên lửa này có sức mạnh đến đâu so với tên lửa đạn đạo của Mỹ?
Thông tin Trung Quốc bí mật thử nghiệm tên lửa DF-41 được tờ Washington Free Bacon dẫn lời giới chức quân sự cho hay, vụ thử tên lửa mới Dong Feng (Đông Phong – 41), hay DF-41 diễn ra vào thứ sáu tuần trước từ trung tâm phóng tên lửa Wuzhai, ở tỉnh Sơn Tây.
Đây là vụ thử thứ hai của tên lửa liên lục địa trên bệ phóng di động của Trung Quốc, tên lửa được giới chức tình báo Mỹ đánh giá là có thể nhắm bắn một lúc tới 10 mục tiêu khác nhau.
DF-41 là tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn 3 tầng đẩy, có chiều dài 15m, đường kính 2m, có trọng lượng 30 tấn. DF-41 được bố trí trên xe phóng đặc chủng, hoặc đặt trong giếng phóng cố định.
Tên lửa DF-41 có khả năng phóng lạnh, sử dụng các rocket phụ để đẩy tên lửa ra khỏi ống phóng tới một độ cao nhất định trước khi động cơ chính của tên lửa được khởi động. Cơ chế này tương tự cơ chế phóng của tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) RS-12M Topol của Nga.
Như vậy, ngoài các ICBM tầm ngắn như DF-31 và DF-31A, được cho là nhằm vào Ấn Độ và Nga, thì DF-41 được cho là thiết kế để tấn công phủ đầu đạn hạt nhân nước Mỹ.
Vậy Mỹ có gì để đáp trả nếu Trung Quốc thực hiện một cuộc tấn công bằng DF-41? Hiện nay, trong kho tên lửa đạn đạo chiến lược của mình, quân đội Mỹ sở hữu hàng loạt tên lửa đạn đạo với nhiều tầm bắn khác nhau, đặc biệt trong số đó là tên lửa LGM-118A Peacekeeper với những công nghệ ưu thế hơn Nga và vượt xa Trung Quốc về khả năng dẫn đường, tự động hóa cao và CEP cực thấp trong “ thế giới ICBM”.
Peacekeeper là tên lửa đạn đạo lớn nhất và tấn công mục tiêu chính xác nhất Mỹ từng chế tạo. ICBM loại này lớn hơn đáng kể so với Minuteman III với chiều dài tên lửa nguyên khối đạt 21,4m và nặng hơn 100 tấn.
Trọng lượng của Peacekeeper chỉ thua ICBM Satan của Nga, nhưng lại có tính ổn định và thời gian triển khai tốt hơn do sử dụng động cơ đẩy nhiên liệu rắn.
ICBM Peacekeeper có kết cấu 4 tầng phòng hỗn hợp (3 tầng đầu sử dụng nhiên liệu rắn, tầng thứ 4 sử dụng nhiên liệu lỏng) để tăng khả năng cơ động của các đầu đạn và hiệu chỉnh chúng tấn công chính xác mục tiêu. Tầm bắn của dòng ICBM này đạt 9.600km và sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính.
Video đang HOT
Theo thiết kế ban đầu, Peacekeeper có thể mang được 11 đầu đạn dạng MIRV W87/Mk-21 có khả năng tự hiệu chỉnh quỹ đạo với sức công phá tương đương 300 kilotone/đầu đạn (sau này do quy định của START, mỗi ICBM Peacekeeper chỉ được mang tối đa 10 đầu đạn).
Công nghệ MIRV của Mỹ khác biệt so với Nga ở việc khối đầu đạn được xác định quỹ đạo trước khi tiến vào bầu khí quyển nhờ các động cơ hiệu chỉnh đặc biệt. Ngoài ra, khả năng tự xác định quỹ đạo bay trước khi xâm nhập khí quyển của các đầu đạn trên ICBM Peacekeeper cũng giúp CEP của chúng thấp nhất trong các dòng ICBM từng được chế tạo vào khoảng 120m.
Trung Quốc với DF-41, Mỹ với Peacekeeper, vậy Nga sắp trang bị loại tên lửa có sức mạnh đến đâu?
Theo kế hoạch trang bị của quân đội Nga được Tư lệnh Lực lượng Tên lửa Chiến lược, Tướng Sergei Karakayev cho biết, Moscow sẽ bắt đầu triển khai loại tên lửa tầm xa mới vào năm 2018 để thay thế loại tên lửa thời Chiến tranh Lạnh mà Phương Tây gọi là “quỷ Satan”.
Ông Karakayev nêu rõ loại ICBM mới có tên Sarmat được triển khai để thay thế tên lửa RS-20B Voyevoda và Nga hy vọng có thể trang bị hệ thống tên lửa mới vào khoảng năm 2018-2020.
Tên lửa RS-20B Voyevoda (NATO gọi là SS-18 Satan) được phát triển trong những năm 1970 và được đưa vào trực chiến vào cuối thập niên 1980, từng được đánh giá là cơn ác mộng đối với Mỹ trong thời kỳ chiến tranh lạnh.
Đến nay, tên lửa này vẫn là loại có sức công phá mạnh nhất trong số tất cả mọi loại tên lửa của Nga. Dù đã có thâm niên sử dụng, RS-20B vẫn đạt hiệu quả trong điều kiện triển khai hệ thống phòng thủ lá chắn tên lửa như trước đây.
Tướng Karakayev khẳng định tên lửa Voyevoda vẫn sẽ còn trong thành phần chiến đấu của các lực lượng tên lửa cho đến năm 2022 và sẽ được rút ra từ từ.
Theo Xahoi
Khám phá sức mạnh hạt nhân của quân đội Nga
3 chiếc vali đen với các thiết bị điện tử dày đặc, chúng được trang bị hệ thống liên lạc mã hóa đặc biệt và luôn sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân.
Trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công hạt nhân nhằm vào Nga, 3 chiếc vali chống đạn sẽ có cơ chế đưa ra lời cảnh báo cho 3 người nắm giữ chúng cùng lúc.
Bên trong các vali này là hệ thống điện tử phức tạp, liên kết trực tiếp đến chỉ huy và hệ thống điều khiển của Lực lượng hạt nhân chiến lược Nga.
Hình ảnh hiếm hoi về chiếc vali hạt nhân của Tổng thống Nga
Tên gọi của các vali hạt nhân của Nga là Cheget, đặt tên theo dãi núi Cheget ở vùng Kabardino-Balkaria, Nga. Nhiệm vụ của chúng là cho phép Tổng thống theo dõi một cuộc khủng hoảng hạt nhân nào đó, đưa ra quyết định và chuyển mệnh lệnh đó đến quân đội.
Biểu tượng quyền lực của Tổng thống Nga
Cheget chính là biểu tượng sức mạnh của Tổng thống Nga, được bàn giao qua các nhiệm kì. Tuy nhiện, hiện nay, Nga được cho là có tới 3 chiếc vali hạt nhân, do Tổng thống, Bộ trưởng Quốc phòng và Tổng tham mưu trưởng quân đội quản lí.
Nó luôn có mặt trong các chuyến công du của Tổng thống Nga. Các sĩ quan làm nhiệm vụ canh gác chiếc vali trong các chuyến đi của Tổng thống được chính Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga lựa chọn.
Tổng thống Putin nhận lại chiếc cặp hạt nhân tại điện Kremlin năm 2012
Trong mỗi phiên trực các sĩ quan không chỉ canh gác mà còn phải đảm bảo khả năng hoạt động thông suốt của các thiết bị điện tử cũng như sóng mã hóa của Cheget.
Cheget sử dụng hệ thống tín hiệu mã hóa Kazbek, theo tên một dãy núi của Nga với khả năng điều khiển tên lửa hạt nhân kể cả hệ thống thông tin chính đã bị phá hủy.
Kazbek là hệ thống liên lạc đặc biệt bao gồm cả dây cáp, sóng radio và sóng vệ tinh nhân tạo.
Tổng thống Putin nhận vali hạt nhân năm 1999
Cheget được nghiên cứu và ra đời từ đầu những năm 1980, dưới sự chỉ đạo của giám đốc KGB khi đó là Yury Andropov, được xem là hệ thống đỉnh cao trong Chiến tranh lạnh . Đến tháng 3/1985, Chetget chính thức được đưa vào sử dụng dưới sự kiểm soát của Mikhail Gorbachev.
"Quái vật" trong kho vũ khí hạt nhân Nga
Sở dĩ, khả năng phát động được giao cho Tổng thống, Bộ trưởng Quốc phòng và Tổng tham mưu trưởng quân đội vì kho vũ khí hạt nhân của Nga có khả năng hủy diệt cực kì lớn với các loại tên lửa khủng khiếp như Bualva hay Topol - M.
Bulava là loại tên lửa liên lục địa đang được phát triển, hoạt động bằng nhiên liệu rắn, dự kiến sẽ trang bị cho tàu ngầm tên lửa lớp Borei hiện đại của Nga.
Tên lửa liên lục địa Bulava được phóng đi từ tàu ngầm lớp Borei trong lúc thử nghiệm
Trong tương lai Bulava, cùng với 2 loại tên lửa liên lục địa đất liền RS-12M và RS-24 sẽ là xương sống cho lực lượng tên lửa của Nga.
Đây cũng là dự án phát triển vũ khí đắt nhất của Nga hiện nay. Trong tiếng Nga, Bulava có nghĩa là &'chiếc gậy' một biểu tượng về vũ khí có khả năng mang đầu đạn hạt nhân quốc gia này.
Ngoài hệ thống tên lửa hạt nhân có khả năng triển khai từ tàu ngầm, Nga còn sở hữu các tên lựa đạn đạo liên lục địa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân và tầm bắn lên đến hàng nghìn km như Topol.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa Topol của Nga
Tên lửa xuyên lục địa Topol đã có "tuổi thọ" trong quân ngũ lên tới 23 năm và vẫn đang phát huy được uy lực. Đây là loại tên lửa có khả năng mang 1 đầu đạn hạt nhân với sức công phá 550 kilotons và tầm hoạt động lên tới 10.000 km.
Các tổ hợp tên lửa xuyên lục địa Topol được xem là những vũ khí chiến lược chủ công trong kho vũ khí chiến lược tầm xa của quân đội Nga.
Tính đến thời điểm hiện tại, SMF - Lực lượng tên lửa chiến lược Nga đang vận hành và khai thác 48 hệ thống phóng tên lửa chiến lược mặt đất dạng hầm và 6 tổ hợp phóng tên lửa từ xe vận tại chuyên dụng.
Theo_VTC
Nga "khoét núi" xây hầm chứa hơn 100 quả tên lửa đạn đạo Bulava Hãng tin Nga Itar-Tass cho biết, Nga đã tiến hành xây 4 kho chứa loại tên lửa đạn đạo liên lục địa Bulava tại một khu vực thuộc thành phố Severomorsk - vùng Murmansk. Ngay từ cuối tháng 11, Công ty công trình đặc biệt (Spetsstroi) của Nga đã khởi công xây dựng 2 nhà kho tại vịnh Okolnaya, 2 nhà kho còn...