Sức khỏe Tổng thống Pháp cải thiện
Văn phòng Tổng thống Pháp thông báo sức khỏe của Macron có dấu hiệu cải thiện, sau khi ông dương tính với nCoV hôm 17/12.
Macron đã tự cách ly ở Versailles và có các triệu chứng gồm mệt mỏi, ho và đau nhức cơ. Tổng thống vẫn điều hành các cuộc họp từ xa và hứa cung cấp cập nhật hàng ngày về tình hình sức khỏe.
“Tổng thống đã có dấu hiệu cải thiện”, Cung điện Elysee thông báo ngày 23/12 nhưng không cho biết chi tiết. Tất cả bản cập nhật thông tin hàng ngày trước đó đều nói rằng Tổng thống 43 tuổi ở trong tình trạng “ổn định”.
Tổng thống Pháp Macron tham dự từ xa Hội nghị Nhân đạo Quốc gia ở Pháp ngày 17/12. Ảnh: AFP .
Video đang HOT
Macron đã nói trong một video đăng trên Twitter rằng mặc dù nCoV khiến ông làm việc với tốc độ chậm hơn, ông sẽ tiếp tục tập trung xử lý các vấn đề hàng đầu gồm đối phó đại dịch và Brexit.
Giới chức Pháp đang lo ngại ca nhiễm nCoV có thể tăng mạnh sau kỳ nghỉ lễ. Nước này ghi nhận gần 2,5 triệu người nhiễm, trong đó gần 62.000 người chết, là vùng dịch lớn thứ năm thế giới.
EU đã “bật đèn xanh” cho vaccine Pfizer-BioNTech hôm 21/12, mở đường cho chiến dịch tiêm chủng tại 27 quốc gia ngay sau Giáng sinh. Pháp dự kiến bắt đầu tiêm vaccine vào 27/12, ưu tiên các nhân viên y tế và người cao tuổi.
Erdogan kêu gọi tẩy chay hàng hóa Pháp
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan kêu gọi người dân tẩy chay hàng hóa Pháp, hối thúc EU ngăn chương trình nghị sự "chống Hồi giáo" của Macron.
"Cũng như ở Pháp họ nói 'Đừng mua hàng hóa gắn mác Thổ Nhĩ Kỳ', tôi kêu gọi toàn bộ người dân không bao giờ giúp đỡ hay mua hàng nhãn hiệu Pháp", Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan nói trong bài phát biểu hôm 26/10, khởi đầu tuần hoạt động ở Thổ Nhĩ Kỳ nhằm kỷ niệm ngày sinh nhà tiên tri Mohammed.
Theo cơ quan thống kê Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp là nước nhập khẩu lớn thứ mười và là thị trường xuất khẩu lớn thứ bảy của Thổ Nhĩ Kỳ. Ô tô Pháp là một trong những loại xe hơi bán chạy nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ.
"Các lãnh đạo châu Âu với tầm nhìn xa và đạo đức phải phá vỡ bức tường sợ hãi. Họ phải chấm dứt chương trình nghị sự chống Hồi giáo và chiến dịch thù ghét mà Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang dẫn đầu", Erdogan nói thêm.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tham dự lễ đón một lãnh đạo nước ngoài tại thủ đô Ankara hôm 26/10. Ảnh: AFP.
Căng thẳng giữa Pháp và các nước thuộc thế giới Arab tăng cao trong những ngày qua, sau khi Tổng thống Macron nói rằng đạo Hồi là tôn giáo đang khủng hoảng toàn cầu và ủng hộ việc xuất bản tranh biếm họa nhà tiên tri Mohammed, một điều cấm kỵ đối với đạo Hồi.
Macron cam kết chống lại "chủ nghĩa ly khai Hồi giáo", nói rằng chủ nghĩa này đang có nguy cơ bao trùm một số cộng đồng Hồi giáo ở Pháp.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ hôm 25/10 cho rằng người đồng cấp Pháp cần đi "kiểm tra tâm thần" và "điều trị" vì cách đối xử với người Hồi giáo ở Pháp. Pháp sau đó đã triệu hồi đại sứ tại Ankara để phản đối phát ngôn này.
Đại sứ quán Pháp tại Ankara hôm 26/10 cảnh báo công dân Pháp đang sinh sống và làm việc tại Thổ Nhĩ Kỳ phải "hết sức cảnh giác" do bối cảnh "địa phương và quốc tế", kêu gọi họ tránh tụ tập hoặc biểu tình ở những nơi công cộng.
Thổ Nhĩ Kỳ và Pháp đều là thành viên của NATO, nhưng mâu thuẫn về các vấn đề như Syria, Libya, quyền tài phán hàng hải ở phía đông Địa Trung Hải và xung đột ở Nagorno-Karabakh.
Tổng thống Pháp kêu gọi toàn cầu hỗ trợ Lebanon Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thúc giục quốc tế nhanh chóng hỗ trợ Lebanon sau thảm họa nổ bến cảng ở Beirut. Tổng thống Macron ngày 9/8 tổ chức một hội nghị trực tuyến cùng Tổng thống Mỹ Donald Trump và các lãnh đạo thế giới khác nhằm kêu gọi viện trợ cho Lebanon. Liên Hợp Quốc ước tính trong ba tháng tới...