“Sức khỏe người dân, doanh nghiệp bị bào mòn qua 4 đợt dịch”
Chia sẻ về những thiệt hại to lớn của cộng đồng doanh nghiệp và người dân bị bào mòn qua 4 đợt dịch, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, bây giờ là lúc thử thách bản lĩnh của doanh nghiệp, doanh nhân.
Chiều 7/10, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ làm việc với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), gặp gỡ đại diện cộng đồng doanh nghiệp, giới doanh nhân Việt Nam.
Kết luận buổi làm việc, Chủ tịch Quốc hội chia sẻ sâu sắc với những thiệt hại to lớn của cộng đồng doanh nghiệp, sự mất mát cả về tài sản và tính mạng của người dân do tác động của đại dịch Covid-19, nhất là trong giai đoạn bùng phát lần thứ tư. “ Sức khỏe của doanh nghiệp và người dân đã bị bào mòn qua 4 đợt dịch”, Chủ tịch Quốc hội nói.
Theo Chủ tịch Quốc hội, với những khó khăn như vậy nhưng chúng ta đã chống chịu kiên cường, 6 tháng đầu năm vẫn giữ được tăng trưởng 5,64%, quý III giảm sâu nhưng dự kiến cả năm sẽ vẫn duy trì được tăng trưởng dương, các cân đối lớn cơ bản được giữ vững, xuất khẩu 9 tháng tăng 24%…
Video đang HOT
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại buổi làm việc (Ảnh: Thành Trung).
“Bây giờ là lúc thử thách bản lĩnh của doanh nghiệp, doanh nhân hơn lúc nào hết”, Chủ tịch Quốc hội nói và mong muốn cộng đồng doanh nghiệp “chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo, chúng ta vẫn có những nền tảng vĩ mô tốt để vượt qua những khó khăn trước mắt hiện nay, tiếp tục có những bước phát triển nhanh và bền vững hơn nữa trong thời gian tới”.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị cộng đồng doanh nghiệp rà soát lại năng lực quản trị của chính mình, nhìn rõ điểm mạnh – yếu để có chiến lược phù hợp để phục hồi và phát triển.
Tại buổi làm việc, Chủ tịch Quốc hội cũng “đặt hàng” VCCI và cộng đồng doanh nghiệp hiến kế cho Quốc hội về chiến lược tổng thể phục hồi và phát triển nền kinh tế.
Chủ tịch Quốc hội cho biết, tại Hội nghị Trung ương 4 Khóa XIII vừa bế mạc, Ban Chấp hành Trung ương đã thống nhất sẽ xem xét điều chỉnh chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ với liều lượng hợp lý và thời điểm phù hợp, phối hợp chặt chẽ hai chính sách này để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, người dân, kích thích kinh tế phục hồi, phát triển.
Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ sẽ làm việc cụ thể về vấn đề này. Chủ tịch Quốc hội cho biết, trong tuần tới sẽ làm việc với Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Tài chính – Ngân sách, Ủy ban Pháp luật và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước để rà soát, xem xét cụ thể việc sử dụng các công cụ chính sách này.
Về chiến lược thích ứng an toàn với đại dịch, Chủ tịch Quốc hội khẳng định, đây là chủ trương đúng đắn, đặc biệt là tại Hội nghị Trung ương lần này, Ban Chấp hành Trung ương đã khẳng định quan điểm thích ứng an toàn, nới lỏng dần các hoạt động để trở lại trạng thái bình thường mới trên cơ sở điều kiện tiên quyết là phải bao phủ được vaccine.
Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị VCCI nghiên cứu về xu hướng kinh doanh thời hậu Covid-19 như thế nào, tận dụng cơ hội từ Covid-19 ra sao, cách thức để vượt qua những rủi ro pháp lý hậu đại dịch, những ngành, lĩnh vực nào có thể bứt phá được sau đại dịch… để đóng góp ý kiến cho Quốc hội.
TP.HCM đã có hơn 9.000 doanh nghiệp hoạt động trở lại
Sau 1 tuần thực hiện chỉ thị 18, ông Phạm Đức Hải - phó trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM - đánh giá đa số người dân nhanh chóng thích ứng an toàn, linh hoạt trong điều kiện bình thường mới.
Ông Phạm Đức Hải phát biểu tại buổi họp báo - Ảnh: KIM ÚT
Tại buổi họp báo chiều 7-10, ông Phạm Đức Hải cho hay ngày càng nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ kinh doanh hoạt động trở lại sau khi nới lỏng giãn cách xã hội. Điều này phần nào đáp ứng nhu cầu của đông đảo người dân, tạo ra nhiều công ăn việc làm và công tác phòng chống dịch ngày càng đạt nhiều kết quả tích cực.
Cụ thể, chỉ trong 3 ngày (từ 1-10 đến 3-10), số doanh nghiệp hoạt động được ghi nhận là 5.279 doanh nghiệp. Đến ngày 6-10, con số doanh nghiệp hoạt động đã lên đến 9.200 doanh nghiệp.
Trước dịch, các khu chế xuất và khu công nghiệp TP có 288.000 lao động. Thời điểm trước ngày 1-10 có khoảng 70.000 lao động làm việc, chiếm tỉ lệ 24,3%. Đến ngày 6-10, số doanh nghiệp hoạt động và số lao động trở lại làm việc tại các khu chế xuất, khu công nghiệp đạt 66,8%. Ở khu công nghệ cao cũng đã có 88/118 doanh nghiệp hoạt động trở lại, chiếm tỉ lệ 74,3%.
Ông Hải cho rằng các số liệu trên cho thấy hoạt động của các cơ sở sản xuất kinh doanh ở khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao đã tiếp tục thu hút được nhiều lao động sau khi thực hiện giãn cách.
Tuy nhiên, số liệu trên cũng cho thấy lao động ở khu chế xuất, khu công nghiệp hiện nay còn chưa cao do nhiều bà con về quê theo nguyện vọng.
Theo ông Hải, TP.HCM luôn trân trọng sự đóng góp của người lao động đã tạo ra của cải vật chất góp phần vào sự tăng trưởng của thành phố. Thành phố đã có nhiều giải pháp để hỗ trợ và trân trọng kính mời người lao động tiếp tục ở lại.
TP.HCM: Q.7 đề xuất hàng quán bán ăn uống tại chỗ từ ngày 10.10 Để được hoạt động phục vụ tại chỗ, quán ăn uống ở Q.7 (TP.HCM) phải có diện tích từ 100 m 2 trở lên, chỉ phục vụ tối đa 20 khách cùng lúc, cả nhân viên và khách đều phải tiêm đủ liều vắc xin hoặc là F0 khỏi bệnh. UBND Q.7 vừa có văn bản đề xuất UBND TP.HCM cho phép thí...