Sức khỏe của bệnh nhân 34 mắc Covid-19 ở Bình Thuận ra sao?
Chiều 15/3, ông Nguyễn Trọng Khoa – Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, hiện 9 bệnh nhân Covid-19 đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Bình Thuận đều ổn định. 9 bệnh nhân bao gồm bệnh nhân số 34 và 8 người khác lây nhiễm (trực tiếp hoặc gián tiếp) từ bệnh nhân số 34.
9 bệnh nhân Covid-19 ở Bình Thuận sức khỏe ổn định
Ông Khoa là người vừa được Bộ Y tế cử đi cùng các chuyên gia của Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư hỗ trợ Sở Y tế Bình Thuận phòng chống dịch Covid-19 khi chỉ trong vài ngày, tỉnh này đã có tới 9 bệnh nhân mắc Covid-19. Các bệnh nhân này đều được thu dung và điều trị tại Bệnh viện (BV) Đa khoa Bình Thuận.
Ca bệnh đầu tiên của Bình Thuận là bệnh nhân số 34 của cả nước. Bệnh nhân số 34 (nữ, 51 tuổi), bay từ Việt Nam sang New York (Mỹ), quá cảnh tại sân bay Incheon (Hàn Quốc). Ngày 29/2, bệnh nhân bay từ Washington (Mỹ) về Việt Nam, quá cảnh tại sân bay Qatar và sáng 2/3 nhập cảnh vào Việt Nam tại cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.
Bà này có một lịch trình di chuyển dài, gặp gỡ nhiều người tại cả TP.HCM và Bình Thuận. Sáng 9/3, bệnh nhân nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Thuận và được điều trị cách ly tại đây. Kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.
Tính từ ngày 9/3 trở lại đây, Bình Thuận và TP.HCM đã khoanh vùng, cách ly, cho xét nghiệm những người tiếp xúc gần với bệnh nhân số 34 và phát hiện thêm được 10 người lây nhiễm từ bà này – 8 người tiếp xúc gần (F1) với bệnh nhân số 34 và 2 người tiếp xúc với người tiếp xúc (F2). 7 bệnh nhân ở Bình Thuận và 3 bệnh nhân ở TP.HCM.
Do Bình Thuận có ca bệnh đầu và cùng lúc nhiều ca bệnh, chưa có kinh nghiệm điều trị nên Bộ Y tế đã cử Đội phản ứng cơ động nhanh về “tiếp sức”. Theo ông Khoa, hiện sức khỏe các bệnh nhân đã hết sốt, ổn định hơn và đang tiếp tục được theo dõi.
Cùng ngày 15/3, qua đường dây nóng của Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Đội trưởng đội cơ động phản ứng nhanh chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế tổng hợp báo cáo nhanh diễn biến ca bệnh Covid-19 đang theo dõi, điều trị tại các BV.
Chi viện cho BV có bệnh nhân Covid-19 nặng
Qua báo cáo, Giám đốc BV Nhiệt đới T.Ư về việc có người bệnh dương tính với Covid-19 đang điều trị tại BV, diễn biến nặng đang thở máy và lọc thận tại Khoa Hồi sức cấp cứu của bệnh viện, cần sự chi viện về chuyên môn của tuyến trên. Bệnh nhân này là người Anh (bệnh nhân số 24), 69 tuổi với nhiều bệnh lý nền mãn tính: Tăng huyết áp, đái tháo đường type 2. Bệnh nhân được phát hiện dương tính virus gây Covid-19 hôm 8/3, được điều trị ở BV Đa khoa tỉnh Lào Cai, sau đó một ngày được chuyển về khoa Cấp cứu, BV Bệnh nhiệt đới T.Ư cơ sở 2 (Hà Nội).
Đến tối qua (14/3), bệnh nhân tỉnh táo, còn sốt thất thường (sáng sốt, chiều và tối không sốt). Hiện, bệnh nhân khó thở, được đặt nội khí quản và thở máy. Các bác sĩ tại đây đang nỗ lực điều trị tích cực cho bệnh nhân này.
Video đang HOT
Tại buổi họp với điểm cầu BV Bệnh nhiệt đới T.Ư, PGS.TS Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Phó Trưởng Tiểu ban điều trị – Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 đã đề nghị Giám đốc BV Bệnh nhiệt đới T.Ư tập trung tối đa mọi nguồn lực để ưu tiên quản lý, điều trị, chăm sóc toàn diện cho người bệnh Covid-19, đặc biệt các ca bệnh có diễn biến nặng, ca bệnh phải thở máy, lọc máu.
PGS Khuê đã điều động BV Bạch Mai cử ngay 1 đội cơ động phản ứng nhanh chống dịch bệnh Covid-19 để hỗ trợ BV Bệnh nhiệt đới T.Ư (lưu ý cử các chuyên gia giỏi về hồi sức tích cực và lọc máu). PGS.TS Đào Xuân Cơ – Trưởng khoa Điều trị tích cực BV Bạch Mai đã trực tiếp thăm khám cho bệnh nhân nặng, đang phải thở máy tại BV Bệnh nhiệt đới T.Ư.
GS.TS Nguyễn Gia Bình – Chủ tịch Hội Hồi sức và Chống độc Việt Nam cũng chỉ đạo chuyên môn qua trực tuyến với các bác sĩ khoa Cấp cứu, BV Bệnh nhiệt đới T.Ư Cơ sở 2.
Đến 16h ngày 15/3, tại Trung tâm quản lý, điều hành trực tuyến hỗ trợ chẩn đoán, điều trị Covid-19, ông Khuê tiếp tục cùng các giáo sư đầu ngành chuyên khoa phổi, hô hấp, bệnh truyền nhiễm đã hội chẩn chăm sóc và điều trị bệnh nhân Covid-19, đặc biệt lưu ý đến ca bệnh nặng tại BV Bệnh nhiệt đới T.Ư.
ThS.BS Trần Hồng Hà – nguyên Phó giám đốc BV Bệnh nhiệt đới T.Ư đã hội chẩn các bệnh nhân Covid-19 có các bệnh nền đi kèm như tim mạch, cao huyết áp, đái tháo đường, phổi tắc nghẽn mãn tính, bệnh thận mãn tính… Đây là những bệnh nhân thường có triệu chứng nặng hơn người khác. Họ cũng có nguy cơ cao sẽ diễn biến nặng, nhanh, có thể suy hô hấp do sức chống đỡ kém trước sự tấn công của virus.
Tại buổi họp, các chuyên gia đề nghị BV Bệnh nhiệt đới T.Ư cử các cán bộ giỏi nhất BV thuộc các lĩnh vực hồi sức cấp cứu, lọc máu, dinh dưỡng… tham gia điều trị các ca bệnh khó và tham gia hội chẩn với Tiểu ban điều trị, các chuyên gia bệnh truyền nhiễm.
Tại buổi hội chẩn, các chuyên gia khuyến cáo, đối với những trường hợp cao tuổi, đặc biệt là người cao tuổi có kèm bệnh lý nền như tăng huyết áp, đái tháo đường, suy thận, hen suyễn… cần hạn chế đến nơi đông người và cần đeo khẩu trang khi ra ngoài.
Theo danviet.vn
Khai báo gian dối làm lây lan dịch: Cần khởi tố để điều tra
Bệnh nhân 34 đang là trường hợp 'siêu lây nhiễm' không chỉ ở Bình Thuận mà còn liên quan đến nhiều địa phương khác.
Điều đáng nói là dù biết mình nhiễm COVID-19 nhưng người này cố tình khai báo gian dối gây khó cho cơ quan chức năng.
Việc khai báo gian dối của ca bệnh số 34 khiến hai tuyến đường ở TP Phan Thiết bị cách ly và 10 người khác nhiễm bệnh - Ảnh: SƠN LÂM
Bệnh nhân thứ 34 khai với cơ quan chức năng rằng khi xuống sân bay Tân Sơn Nhất là đi thẳng về nhà riêng, tuy nhiên thực tế bà này từng ở lại TP.HCM để giao lưu với đối tác. Khi về đến Phan Thiết, bà còn đi đến nhiều nơi ăn uống.
Việc không khai báo hoặc khai báo gian dối của bệnh nhân này đã gây khó khăn trong công tác phòng chống dịch bệnh của cơ quan chức năng. Tính đến nay, bệnh nhân thứ 34 đã lây bệnh cho ít nhất 10 người khác, hàng trăm người tiếp xúc với các bệnh nhân đang được cách ly, theo dõi.
Liên quan đến bệnh nhân này, hai khu dân cư cũng bị cách ly, gây thiệt hại về kinh tế xã hội, khiến dư luận xã hội phẫn nộ.
Quy định còn chưa rõ
Về trường hợp này, luật sư Nguyễn Ngô Quang Nhật (Đoàn luật sư TP.HCM) cho rằng hiện nay các điều kiện bảo đảm cho công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm ở người được quy định cụ thể trong Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm và Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), trong đó tại Điều 240 BLHS quy định cụ thể về tội "Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người".
"Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người" được hiểu là hành vi đưa ra hoặc cho phép đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người; đưa vào hoặc cho phép đưa vào Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng lây truyền cho người; các hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể như thế nào là "Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người" theo điểm c khoản 1 Điều 240 BLHS.
Theo quy định của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm, những hành vi bị nghiêm cấm gồm: Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm; người mắc bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm và người mang mầm bệnh truyền nhiễm làm các công việc dễ lây truyền tác nhân gây bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.
Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật; cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm; phân biệt đối xử và đưa hình ảnh, thông tin tiêu cực về người mắc bệnh truyền nhiễm.
Không triển khai hoặc triển khai không kịp thời các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo quy định của luật này; không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Tuy nhiên, luật này lại không quy định chế tài đối với người vi phạm.
Đối với hành vi khai báo gian dối, hiện cơ quan chức năng có thể căn cứ vào Nghị định 176/2013/NĐ-CP để xử phạt. Song mức xử phạt như hiện nay từ 5-10 triệu đồng là quá nhẹ, không đủ sức răn đe.
Luật sư Nhật đề xuất cơ quan chức năng cần nhanh chóng ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể "Hành vi khác" làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người là như thế nào để có chế tài xử lý nghiêm, góp phần ngăn chặn dịch bệnh COVID-19 hiện nay.
Cần khởi tố vụ án để điều tra
Đồng quan điểm, luật sư Lê Văn Hoan (Đoàn luật sư TP.HCM) cho rằng để xác định những trường hợp khai báo gian dối làm lây lan dịch bệnh như trường hợp bệnh nhân 34 có đủ để xử lý hình sự hay không thì cơ quan chức năng cần khởi tố vụ án để điều tra.
Bởi đối với tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người thì người phạm tội cố ý, biết mình bị nhiễm bệnh nhưng vẫn cố tình lây lan cho người khác. Việc chứng minh ý thức người này vô ý hay cố ý lây truyền dịch bệnh là rất khó khăn, song không có nghĩa cơ quan điều tra không thể chứng minh được vì bên cạnh lời khai của người phạm tội còn có lời khai, người liên quan và các chứng cứ khác.
"Pháp luật không định nghĩa 'các hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người' là gì. Tuy nhiên, theo tôi những người này đã có hành vi gian dối, biết mình nhiễm bệnh nhưng cố ý khai báo không trung thực có thể xem là hành vi khác.
Nếu người bệnh khai báo trung thực sẽ hạn chế thiệt hại, hạn chế người lây nhiễm. Nhưng ở đây người này đã cố tình không khai báo hoặc khai báo gian dối. Bệnh nhân này có thể khai không nhớ nhưng có những việc pháp luật buộc họ phải biết.
Ví dụ, sự việc xảy ra hôm qua đến hôm nay không thể khai là không nhớ. Hoặc trong quá trình điều tra, cơ quan chức năng sẽ chứng minh được người này nói dối vì mục đích gì, đến lúc nào thì người này nhớ, có phải là lúc thấy sự việc cấp thiết quá nên mới khai báo ra sự thật", luật sư Hoan nêu.
Luật sư cũng cho rằng việc khai báo không hết và khai báo gian dối là hai việc khác nhau. Ví dụ, người này gặp 10 người nhưng chỉ nhớ được đã gặp 7 người, khác với việc gặp người A nhưng khai là gặp người B, đã tới điểm A nhưng lại nói tới điểm B.
Đồng thời luật sư Hoan cho rằng trong tình hình dịch COVID-19 đang phức tạp như hiện nay, cần phải làm quyết liệt để răn đe và phòng ngừa chung. Bởi đối với những người có điều kiện, chỉ phạt 5-10 triệu là không đử sức răn đe, trong khi đó hậu quả gây ra cho xã hội là rất lớn.
TUYẾT MAI
Theo tuoitre.vn
Khai báo không trung thực, bệnh nhân thứ 34 có thể bị xử phạt đến 12 năm tù Luật sư cho rằng việc khai báo nhỏ giọt gây khó khăn cho phòng chống dịch Covid-19 nên bệnh nhân thứ 34 có thể bị khởi tố hình sự và phạt tù cao nhất tới 12 năm. Đến nay, số người tiếp xúc gần với bệnh nhân Covid-19 thứ 34 (F1) ở Bình Thuận lên tới 203, còn số tiếp xúc gần với...