Sức khỏe của bạn ở mức nào?
Sức khỏe cũng phân cấp bậc. Vậy bạn có biết sức khỏe của mình đang ở cấp bậc nào không? Một số phương pháp kiểm tra sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe của mình.
1. Sự cân bằng đến đâu?
Hai chân trước sau xếp thành một hàng thẳng, ngón chân của chân sau chạm vào gót chân của chân trước, hai tay để thả xuống tự nhiên ở hai bên cơ thể, sau đó nhắm hai mắt lại, miệng nhẩm đếm 10 con số. Nếu trong thời gian đó có thể của bạn lay động, chứng tỏ sự cân bằng của bạn chưa đủ tốt, chân, mắt cá chân và đấu gối dễ bị tổn thương do dùng lực không đồng đều khi đi bộ và lâu dài có thể ảnh hưởng tới cột sống.
Phương pháp cải thiện: bất kỳ lúc nào, đánh răng hay xem tivi cũng hãy đứng thẳng lưng, nhón chân lên để luyện tập sự cân bằng.
2. Thính lực có giảm?
Video đang HOT
Phương pháp cải thiện: hàng ngày khi xem ti vi, nghe nhạc, điều chỉnh âm lượng dưới 60%, đặc biệt là khi dùng tai nghe càng phải chú ý khống chế âm lượng, đồng thời nên dùng loại tai nghe ốp toàn bộ tai để ngăn tạp âm ở bên ngoài.
3. Xương chậu có chuẩn?
Phương pháp cải thiện: Hàng ngày chú ý đi giày bằng, đồng thời nếu tập luyện hãy tham khảo ý kiến chuyên gia. Có một điểm để chúng ta an tâm là 80% người có xương chậu biến hình dạng nhẹ có thể hồi phục thông qua tập luyện thích hợp.
4. Hiệu suất hô hấp có đủ mạnh?
Phương pháp cải thiện: Bơi là một trong những phương pháp hữu hiệu để kích hoạt chức năng phổi, nâng cao hiệu suất hô hấp. Ngoài ra, trong cuộc sống hàng ngày cũng cần học cách hô hấp nhẹ nhàng, từ từ và hài hòa, giữa thời gian hô hấp không nên ngừng nghỉ, duy trì hơi dài giống nhau, đồng thời chú ý lực hít vào và thở ra phải cân bằng.
5. Tuần hoàn máu có ổn định?
Lấy bậc thang làm công cụ, hoàn thành các động tác lên xuống cầu thang, mỗi phút lên xuống 20 lần, làm liên tục trong 3 phút, nghỉ 30 giây, sau đó tiếp tục kiểm tra nhịp tim trong 30 giây rồi xem trong bảng sau:
Phương pháp cải thiện: Mỗi ngày luyện tập thể thao 30 phút sẽ giúp cải thiện được tình trạng tuần hoàn máu trong cơ thể, nâng cao hiệu suất vận chuyển dưỡng khí cho hệ thống tuần hoàn máu. Chạy bộ, chạy chậm, đạp xe đều là các môn vận động có dưỡng khí.
6. Xương sống của bạn có thẳng không?
Phương pháp cải thiện: Luyện tập một số động tác vươn dài lưng, cột sống: đứng ở cửa, hai tay lần lượt bám vào vị trí 3 giờ và 9 giờ ở trên khung cửa, cố gắng nghiêng cơ thể về trước, làm lại nhiều lần, sau đó hai tay lại lần lượt bám vào vị trí 11 giờ và 1 giờ, và lại nghiêng cơ thể về phía trước, cũng làm đi làm lại nhiều lần.
Dương Hằng
Dân trí
Muôn bệnh từ chứng đau lưng
Mỗi ngày rời cơ quan, bạn thấy lưng đau rã rời. Đó có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý mà bạn đang mắc phải.
Đau lưng là triệu chứng thường gặp ở những người ngồi hoặc đứng làm việc lâu, người ở tuổi trung niên trở lên. Theo các bác sỹ chuyên khoa thần kinh và cột sống, phần lớn nguyên nhân là do ngồi, vận động sai tư thế hoặc khiêng vác nặng. Nếu đau lưng nhẹ, bạn dùng túi chườm nóng đắp lên cột sống để làm giãn cơ và kích thích tuần hoàn máu.
Cách khác, bạn nằm ngửa trên giường cứng, tư thế hoàn toàn thả lỏng. Sau 30 phút, bạn nhẹ nhàng nghiêng người đổi tư thế, làm 3-5 lần. Sau đó, bạn nằm nghiêng và ngồi dậy từ từ. Làm 3 ngày, nếu không khỏi, bạn cần đến khám ở chuyên khoa cột sống. Nếu tình trạng đau lưng tái phát thường xuyên và kéo dài, đó có thể là dấu hiệu của một số bệnh như:
Bệnh về nội tạng: Nếu bạn bị đau ở vùng thắt lưng, có thể là do loét hành tá tràng, ung thư dạ dày, viên gan mạn, sỏi đường mật, sỏi trong gan, bệnh đường tiết niệu, tuyến tiền liệt và các bệnh về thận rất cao. Đặc trưng của cơn đau lưng do thận là đau ở vùng hông, lưng và sát xương sườn.
Đau lưng có thể là dấu hiệu của bệnh về nội tạng. (Ảnh minh họa)
Đau thần kinh tọa: Thông thường bệnh nhân đau thần kinh tọa có biểu hiện đau ở vùng lưng dưới. Cơn đau còn lan từ vùng hông xuống chân và đau nhiều khi cử động hay co duỗi khớp gối. Khi có các dấu hiệu như kể trên, bạn nên đến khoa xương khớp chụp X- quang cột sống để bác sỹ chẩn đoán và điều trị.
Bệnh phụ khoa: Khi đau lưng kèm với đau vùng xương cụt, đau bụng, kinh nguyệt không đều, đau khi đi tiểu hoặc quan hệ tình dục, đó có thể do bệnh sa tử cung, viêm vùng chậu, lạc nội mạng tử cung. Nguy hiểm hơn, đau lưng còn có thể do u tử cung, u nang buồng trứng. Khi những khối u xuất hiện và phát triển sẽ chèn ép lên cột sống và gây đau lưng.
Bệnh về cột sống: Các bệnh liên quan đến cột sống, dây chằng như khối u tại cột sống, u di căn, chấn thương cột sống, mất vôi cột sống thắt lưng, cong cột sống, dị tật bẩm sinh đều gây đau lưng. Riêng lao cột sống còn kèm theo hiện tượng tức ngực, ho, rối loạn ăn uống và gây sụt cân.
Trước nguy cơ mắc các bệnh trên, bạn nên để ý đau lưng xuất hiện ở vùng nào, kèm theo triệu chứng gì để nói rõ với bác sỹ khi đi khám. Sau khi thăm khám, bác sỹ sẽ tư vấn cho bạn phương pháp điều trị cụ thể.
Theo PNO
Những tín hiệu xấu về sức khỏe khi ngủ dậy Mỗi sáng sớm sau khi thức dậy, có 5 dấu hiệu sau đây bạn phải chú ý, vì nó cảnh báo tình trạng sức khoẻ của bạn. 1. Chóng mặt Buổi sáng ngay khi mở mắt bạn đã cảm thấy chóng mặt, rất có thể do ngồi máy vi tính quá nhiều, nén mạch máu ở các đốt sống, ảnh hưởng đến lưu...