Sức khoẻ bệnh nhân Covid-19 điều trị lâu nhất Việt Nam
Bệnh nhân 19 là trường hợp điều trị lâu nhất tại Việt Nam nhưng hiện sức khoẻ có nhiều tiến triển, chuẩn bị cai máy thở.
Theo Tiểu ban Điều trị, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19, đến chiều nay cả nước còn 45 bệnh nhân đang điều trị tại 8 cơ sở y tế.
Hầu hết các bệnh nhân đều có sức khoẻ ổn định, trong đó 15 trường hợp đã có kết quả xét nghiệm âm tính lần 1 với SARS-CoV-2, 2 bệnh nhân đã âm tính từ 2 lần trở lên.
3 bệnh nhân nặng gồm bệnh nhân 19, 91 và 161 vẫn đang được các chuyên gia hội chẩn thường xuyên, theo dõi sát sức khoẻ.
Bệnh nhân 19, 64 tuổi đang điều trị tại BV Bệnh nhiệt đới Trung ương vẫn đang thở máy qua ống mở khí quản; phổi của bệnh nhân còn tổn thương nhưng oxy hóa máu đã cải thiện.
Tim còn rối loạn nhịp, nhưng mức độ nhẹ hơn, huyết áp ổn định, tri giác tốt, giao tiếp được, không phù, đi tiểu nhiều.
Bệnh nhân Covid-19 điều trị tại BV Bệnh nhiệt đới Trung ương. Ảnh: TTXVN
Bệnh nhân ăn qua ống thông dạ dày, không trào ngược, không có tình trạng xuất huyết.
Hiện bệnh nhân không sốt, chỉ điểm rối loạn đông máu còn cao hơn mức bình thường, chỉ điểm nhiễm trùng tăng nhẹ trên mức bình thường nhưng có giảm hơn so với ngày hôm trước.
Các chuyên gia đã hội chẩn, đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm nấm và chỉ định tăng cường thêm kháng sinh cho bệnh nhân, đồng thời cai máy thở, tập phục hồi chức năng.
Bệnh nhân 19 nhập viện từ ngày 7/3, nhưng chỉ vài ngày sau khi vào viện, bệnh nhân trở nặng rất nhanh. Từ ngày 15/3 bệnh nhân bắt đầu phải thở máy, ngày 20/3 vừa thở máy vừa sử dụng ECMO.
Đến ngày 4/4, bệnh nhân cai được ECMO nhưng 3 ngày sau, tình trạng nặng lên đột ngột, ngay trong đêm 7/4 có 3 lần ngừng tuần hoàn.
Đã có nhiều thời điểm, bệnh nhân này được tiên lượng rất nặng, khó qua khỏi nhưng cuối cùng vẫn hồi phục và có tiến triển ngoạn mục.
Bệnh nhân 161, 88 tuổi, chuyển từ bệnh viện Bạch Mai sang BV Bệnh nhiệt đới Trung ương đang thở máy qua ống mở khí quản, thông khí 2 bên rõ, phổi tiến triển tốt.
Ngày hôm qua, các bác sĩ đã cho bệnh nhân tập tự thở qua máy. Tim mạch bình thường, huyết áp bình thường. Gọi hỏi bệnh nhân có giao tiếp chậm, liệt nửa người trái.
Bệnh nhân tiểu nhiều, ăn tiêu qua sond, không có biểu hiện xuất huyết nhưng chỉ điểm đông máu còn cao hơn mức bình thường, chỉ điểm nhiễm trùng tăng nhẹ nhưng có giảm hơn so với ngày hôm trước.
Hiện tại bệnh nhân không sốt. Qua hội chẩn, các chuyên gia đã quyết định dừng kháng sinh cho bệnh nhân và cai máy thở.
Trường hợp nặng nhất hiện nay là bệnh nhân 91, 43 tuổi, phi công Vietnam Airlines, đang điều trị tại BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM. 3 ngày nay, bệnh nhân nặng lên, không sốt, đang thở máy kết hợp ECMO và lọc máu liên tục.
Bệnh nhân đang tiếp tục rối loạn đông máu, hình ảnh X-quang phổi xấu hơn so với phim trước dù đã có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2. Bác sĩ tiên lượng bệnh nhân còn rất nặng.
Thúy Hạnh
Bác sĩ kể chuyện điều trị Covid-19: "Ăn, ở cùng bệnh nhân mà có ai bị lây nhiễm đâu"
"Nhân viên y tế ăn, ở cùng bệnh nhân nhiễm dịch Covid-19 trong phạm vi bán kính chưa đến 15 m mà có ai bị lây nhiễm đâu? Nhưng khi ra ngoài, chúng tôi cũng bị mọi người lảng tránh, kỳ thị ghê lắm!".
Bác sĩ Lưu Thị Xuân khuyến cáo, dịch Covid-19 nguy hiểm nhưng cũng dễ phòng ngừa, nếu tuân thủ hướng dẫn của Bộ Y tế . Ảnh Thu Hằng
Bệnh nhân thứ 61 mắc COVID-19 là người Ninh Thuận về từ Malaysia
Bác sĩ Lưu Thị Xuân, Trưởng phòng khám đa khoa khu vực Quang Hà, Trung tâm y tế H.Bình Xuyên(tỉnh Vĩnh Phúc), chia sẻ về áp lực ngoài chuyên môn trong những ngày điều trị cho người nhiễm dịch Covid-19.
"Sợ thì không sợ, chỉ hoang mang một tí thôi!"
Chúng tôi gặp bác sĩ Xuân vào chiều 13.3, chỉ sau 3 ngày nhân viên y tế ở đây chia tay người cuối cùng hoàn thành thời hạn cách ly tập trung để về nhà. Trong khuôn viên phòng khám này, bảng biển các phân khu cách ly, điều trị vẫn còn nguyên vẹn, khung cảnh cực kỳ yên tĩnh, khác hẳn với hơn 1 tháng trước, khi phòng khám này cùng lúc cách ly tập trung gần 50 người, điều trị cho 5 người nhiễm dịch Covid-19.
Bác sĩ Xuân nhớ lại, ngày mùng 7 tháng giêng (31.1.2020), phòng khám đón người đầu tiên đến cách ly tập trung là bạn nữ tên N.T.L, 1 trong 8 công nhân Việt Nam trở về từ vùng tâm dịch Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.
"Tôi cũng phải thú thật, cảm giác đầu tiên, sợ thì không sợ, chỉ hoang mang một tí thôi. Dịch bệnh lây qua đường hô hấp, sức lan tỏa ghê gớm, chưa có thuốc điều trị. Virus là kẻ thù giấu mặt, không nhìn thấy ở đâu để tránh. Nhưng mình làm chuyên môn, phải có trách nhiệm điều trị cho bệnh nhân", bác sĩ Vân kể lại.
Phòng khám đa khoa khu vực Quang Hà, nơi điều trị thành công cho 6 người khỏi dịch Covid-19 Ảnh Phan Hậu
Những ngày sau đó, người đưa đến cách ly cứ tăng dần, bác sĩ Xuân lo lắng, khi cơ sở vật chất hiện có sẽ không đủ để đảm bảo phòng dịch. Nhưng sau khi phát hiện ca dương tính virus SARS-CoV-2 đầu tiên, phòng khám lập tức được chi viện, tăng cường phương tiện, thiết bị y tế. Các phòng chức năng được chuyển đổi chia phân khu cho người tiếp xúc gần, người nguy cơ cao, người nghi ngờ nhiễm dịch.
"Còn người dương tính thì được bố trí ở phòng riêng, mọi đồ dùng cá nhân, cho đến nhà vệ sinh cũng riêng hết", bác sĩ Xuân nói. Không còn lo lắng cơ sở vật chất, chuyên môn có sự giúp sức, hỗ trợ từ các đồng nghiệp tuyến trên, bác sĩ Xuân cùng các nhân viên y tế chỉ thực hiện đúng phác đồ điều trị, quy định kiểm soát nhiễm khuẩn.
Cuối cùng, đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng ở phòng khám góp phần vào thành công chung, điều trị khỏi bệnh cho 6 người dương tính với virus SARS-CoV-2; và chăm sóc, đảm bảo sức khỏe cho gần 50 người cách ly tập trung. Đặc biệt, không một nhân viên y tế nào lây nhiễm dịch.
Dịch nguy hiểm nhưng không đến nỗi hoang mang
Trực tiếp tham gia điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh nguy hiểm ở cấp độ toàn cầu như Covid-19 là một trải nghiệm khó quên với bác sĩ Xuân khi áp lực lớn không phải là trình độ chuyên môn. "Những người xung quanh không hiểu nên lo sợ, họ nghĩ những người tiếp xúc, điều trị cho người nhiễm dịch như chúng tôi mang nguồn bệnh ra ngoài. Phòng khám đang là tâm dịch nữa. Cán bộ y tế đi ra ngoài cũng bị kỳ thị ghê gớm lắm!", bác sĩ Xuân nhớ lại.
"Dịch bệnh Covid-19 tác động trực tiếp đến tâm lý người thân trong gia đình y bác sĩ, nhân viên y tế. Ở phòng khám này, có câu chuyện nữ nhân viên y tế, chồng công tác ở xa, con còn nhỏ, hết ngày trực gọi điện hỏi thăm con trước khi về nhà, thì bố mẹ nói luôn: "Con ơi, đừng có về nhà, con mà về là hàng xóm họ "cách ly" cả nhà mình luôn". Cứ bảo những ngày ấy, y bác sĩ chúng tôi không về nhà, nhưng thực ra có muốn về cũng không được, không có chỗ mà về và không ai cho về cả".
Bác sĩ Lưu Thị Xuân, Trưởng phòng khám đa khoa khu vực Quang Hà
Cũng theo bác sĩ Xuân: "Ngay gần phòng khám là chợ dân sinh, trước đây mình ra thì vô tư. Khi điều trị cho bệnh nhân Covid-19, mình cứ đi ra đấy, ban đầu còn thấy họ túm tụm đông đúc nhưng một lúc sau ai nấy đều tản ra, lảng tránh. Ngày hôm sau thì không còn ai đến bán mua gì nữa".
Ở bên trong phòng khám, bác sĩ, nhân viên y tế và bệnh nhân, người cách ly tập trung, thấm thía cảm giác bị xa lánh, kỳ thị. "Khổ nhất là tìm chỗ đặt suất ăn cho toàn bộ nhân viên y tế, bệnh nhân và người bị cách ly ở phòng khám. Họ chở đồ ăn đến thấy khu cách người nhiễm Covid-19 là sợ lắm, sau vài bữa là cáo lỗi, đơn phương hủy đặt nấu ăn luôn, không đưa đồ đến nữa. Chỉ 1 tháng mà chúng tôi phải tìm, thay đến 6 cơ sở đặt suất ăn", bác sĩ Xuân giãi bày.
Bác sĩ Xuân khẳng định, dịch Covid-19 nguy hiểm nhưng nó vẫn có cách để phòng ngừa, khống chế và không đến nỗi người dân phải hoang mang, hoảng sợ. Cứ nghe ở đâu có người nhiễm Covid-19, nhiều người lại "chạy tán lạn" mua đồ ăn dự trữ, cộng đồng kỳ thị, xa lánh luôn cả người dân trong khu vực ấy. Còn ở Phòng khám đa khoa khu vực Quang Hà, khi bệnh nhân đeo khẩu trang, tuân thủ quy tắc phòng ngừa lây nhiễm, các bác sĩ sáng tập thể dục, chiều đá cầu, đánh cầu lông với họ bình thường.
"Các bạn thấy đấy, chúng tôi ở đây trong một phạm vi rất nhỏ. Chỗ ở của bác sĩ, nhân viên y tế và khu cách ly, điều trị người nhiễm dịch Covid-19 bán kính chưa đến 15 m. Mọi sinh hoạt ăn uống, nghỉ ngơi đều diễn ra trong không gian này mà chúng tôi có ai làm sao đâu, không một ai lây nhiễm dịch, nên mọi người đừng quá lo sợ, hoảng loạn nếu có phải đối mặt với dịch bệnh này", bác sĩ Xuân nói.
Nhấn mạnh Covid-19 là dịch mới nguy hiểm, không thể lơ là chủ quan, nhưng theo bác sĩ Xuân, rất dễ để phòng bệnh hiệu quả nếu tuân thủ đúng, giữ thói quen rửa tay thường xuyên và thực hiện đúng các hướng dẫn phòng dịch Covid-19 của Bộ Y tế.
"Một động tác rất nhỏ thôi là khi ho, nếu không có khẩu trang, thì mình lấy tay che miệng, thực ra một động tác nhỏ này thôi nhưng mỗi người có một ý thức là có tác dụng rất lớn phòng ngừa dịch bệnh cho cộng đồng. Đây là hành động rất cần thiết trong dịch Covid-19", bác sĩ Xuân khuyến cáo.
Theo thanhnien.vn
Bệnh nhân thứ 61 dự đám cưới, Ninh Thuận họp khẩn Khuya 16/3, UBND tỉnh Ninh Thuận đã họp khẩn, triển khai đồng loạt nhiều biện pháp phòng chống dịch Covid-19, sau khi có 1 bệnh nhân dương tính với virus này. Bệnh nhân là B.T.Th. - bệnh nhân số 61 (SN 1978, ngụ thôn Văn Lâm 3, xã Phước Nam, huyện Thuận Nam) đang được cách ly, điều trị tại BV Đa khoa...