Sức khỏe bé 3 tháng tuổi uống cả lọ vắc xin phòng bại liệt ra sao?
Bé Phan Bao C (3 tuổi) ở xã Hưng Tân, Hưng Nguyên, Nghệ An không may bị uống cả lọ vắc- xin phòng bệnh bại liệt thay vì uống hai giọt theo liều lượng đã được đưa đến BV Sản Nhi Nghệ An theo dõi.
Trước đó, vào ngày 11/6 chị Hoa Thị Linh là mẹ của cháu Phan Bảo C, đưa con đến trạm y tế xã để tiêm phòng vắc xin 5 in 1. Sau khi được khám sức khỏe và tiêm phòng, bé C được nữ y tá cho uống vắc – xin ngừa bại liệt.
Theo liều lượng, mỗi trẻ sẽ được nhỏ hai giọt vắc xin này, tuy nhiên do bất cẩn nữ y tá đã lỡ tay khiến lọ vắc xin bị bật nắp và do đó toàn bộ vắc xin còn lại trong lọ đã bị đổ vào miệng cháu bé.
Lọ vaccine mà bé C được cho uống (ảnh: Hải Bình)
Sau khi phát hiện sự việc, tuy bệnh nhân không có biểu hiện gì bất thường, các nhân viên y tế tại Trạm Y tế Hưng Tân và Trung tâm Y tế Huyện Hưng Nguyên đã xử trí ban đầu và nhanh chóng chuyển bệnh nhân đến khoa Hồi sức Chống độc – Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An để theo dõi.
Thông tin từ BV Sản Nhi Nghệ An cho biết, bệnh nhi đã được các bác sĩ cho làm các xét nghiệm kiểm tra tổng thể, và truyền dịch đường tĩnh mạch. Kết quả kiểm tra cho thấy bệnh nhân toàn trạng ổn định, các chỉ số về chức năng gan, thận, điện giải chưa bị ảnh hưởng.
Video đang HOT
Sức khỏe bé C ổn định, các chỉ số xét nghiệm trong mức an toàn
Hiện tại bệnh nhân được chuyển sang khoa Khám và Điều trị tự nguyện để tiếp tục theo dõi. Bác sĩ Hoàng Văn Thắng – BS trực tiếp điều trị cho bệnh nhân C cho biết: ” Hiện tại sức khỏe cháu bé ổn định, các chỉ số xét nghiệm trong mức an toàn, sau tiêm phòng nhiều trẻ có thể xuất hiện những phản ứng phụ không mong muốn vì vậy cần có thêm thời gian theo dõi”.
Hồng Hiền
Theo Sức khỏe & Đời sống
5 trường hợp nếu tắm là hại con cha mẹ nhất định phải biết để không mắc sai lầm trong mùa hè nóng nực
Tắm không chỉ giúp cơ thể bé sạch sẽ mỗi ngày mà đây còn là liệu pháp thư giãn tuyệt vời cho bé, giúp bé ngủ ngon, giảm đau đớn và dễ chịu hơn. Thế nhưng, bạn tuyệt đối không được tắm cho trẻ trong những trường hợp này nếu không sẽ hại chết con đấy!
1. Sau khi tiêm chủng
Sau khi tiêm phòng vắc xin trên da em bé sẽ có một lỗ nhỏ, nếu cho bé tiếp xúc với nước ngay vi khuẩn có trong nguồn nước sẽ xâm nhập vào bên trong gây nhiễm trùng, lở loét hoặc sưng tấy cho vùng tiêm. Khi xuất hiện phản ứng sưng tấy rất khó phân biệt do nguyên nhân gì gây ra.
Điều này không tốt cho em bé. Vì thế, mẹ cần lưu ý sau khi tiêm phòng cần cho bé nghỉ ngơi vài tiếng đồng hồ, hoặc dùng khăn lau người cho bé thay vì tắm để tránh nước bắn vào chỗ tiêm.
2. Khi trẻ vừa ăn no xong
Người lớn vừa ăn no đã đi tắm sẽ thấy không dễ chịu lắm, và tất nhiên là trẻ con cũng vậy. Đặc biệt, với những trẻ còn chưa đầy một tuổi, việc tắm ngay sau khi ăn no dễ dàng khiến bé bị trào ngược dạ dày, gội đầu ngay khi đó cũng dễ gây ra hiện tượng thiếu dưỡng khí trên não, có ảnh hưởng không tốt với sức khỏe của trẻ.Vì vậy, mẹ chỉ nên tắm cho con sau khi con ăn từ 1-2 tiếng.
3. Trẻ bị sốt cao
Nhiều bà mẹ nghĩ rằng, tắm sẽ giúp thân nhiệt của bé hạ thấp, nên có tác dụng hạ sốt. Tuy nhiên, đây là cách làm phản khoa học, khi trẻ bị sốt cao trên 37 độ C nếu tắm cho bé, trẻ dễ bị ớn lạnh, các lỗ chân lông sẽ co lại khiến nhiệt độ của bé càng tăng cao hơn.
Nguy hiểm hơn trẻ có thể bị co giật. Vì lúc này các cơ quan như huyết quản, mao mạch da toàn thân nở ra, gây xung huyết, máu không đủ cung cấp cho các cơ quan nội tạng của bé nên rất nguy hiểm cho trẻ.Các bác sĩ khuyến cáo phải đợi sau 48 giờ bé hạ sốt mới được tắm cho trẻ. Vì nếu tắm sớm trẻ dễ bị nhiễm phong hàn, cơn sốt có thể tái phát lại.
Để hạ sốt an toàn cho bé các bác sĩ khuyên mẹ nên dùng khăn nhúng nước ấm rồi chườm nóng cho trẻ, kèm theo uống thuốc hạ sốt và dung dịch bù điện giải nếu cần thiết để chống mất nước và kiệt sức cho bé. Ngoài ra, sau khi sốt, sức đề kháng rất kém, nếu tắm ngay dễ bị phong hàn dẫn đến sốt tái phát hoặc sốt nặng hơn. Chính vì vậy trẻ đỡ sốt sau 48 tiếng mới cho tắm.
4. Khi bé đói
Bên cạnh việc không tắm cho bé khi ăn no thì mẹ cũng không nên tắm cho con khi đói. Tắm khi đói khiến mạch máu da căng lên công với mồ hôi ra nhiều làm tản lượng nhiệt lớn. Khi đó năng lượng cần tiêu hao nhiều khiến lượng đường trong máu giảm xuống gây hoa mắt, chóng mặt, nhịp timđập nhanh, hạ huyết áp, thậm chí là đột quỵ. Vì vây, cha mẹ tuyệt đối không tắm cho bé trong trường hợp này.
5. Sau bữa ăn
Sau bữa ăn, lúc này dạ dày của bé đang co bóp, nhào trộn để tiêu hóa thức ăn. Nếu tắm ngay trẻ dễ bị nôn ói, gây hại cho dạ dày.Chưa kể đến, sau khi ăn nếu tắm liền các mạch máu sẽ giãn nở, làm máu dồn ứ về vùng da nhiều hơn trong khi đó máu lưu thông đến hệ tiêu hóa lại giảm đi khiến cho việc hấp thu dinh dưỡng gặp khó khăn. Vì vậy, các chuyên gia khuyên, thời điểm lý tưởng để tắm cho bé là từ 1-2 giờ sau bữa ăn.
Theo www.phunutoday.vn
Thanh Hóa: Trung tâm Y tế huyện để ngoài sổ sách cả tỷ đồng Không những ban hành giá bán vắc xin ngoài mục tiêu tiêm chủng mở rộng cho các Trạm y tế xã vượt mức hệ số quy định, Trung tâm y tế huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) còn để ngoài sổ sách tiền dịch vụ lên đến hàng tỷ đồng.... Tại kết luận thanh tra về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được...