Sức hút mạnh từ năng lượng, Qatar hướng đến “cơ hội vàng” từ Nga
Qatar đang tìm kiếm thêm cơ hội đầu tư vđầu tư vào Nga để tận dụng tiềm năng tăng trưởng rất lớn.
Và nước này đang hoàn toàn hài lòng với việc nắm giữ khoảng 1/5 cổ phần của nhà sản xuất dầu nhà nước Nga Rosneft PJSC, đại sứ của Qatar tại Moscow cho biết.
Công ty này với định giá của nó rất hấp dẫn, ông Fah Fahd bin Mohammed Al-Attiyah nói trong một cuộc phỏng vấn tại thủ đô của Nga. Đó là một khoản đầu tư tuyệt vời và chúng tôi rất vui mừng khi trở thành một phần của nó.
QIA cùng Glencore Plc đang nắm giữ gần 1/5 cổ phần tại Rosneft. (Nguồn: AFP)
Cơ quan đầu tư Qatar QIA nổi lên như một cổ đông lớn tại Rosneft vào tháng 5 năm ngoái sau khi một thỏa thuận trị giá 9 tỷ USD bán cổ phần này cho Công ty Năng lượng CEFC gặp khó khăn của Trung Quốc sụp đổ. Quỹ đầu tư của Qatar hiện đang sở hữu 18,93% Rosneft, trở thành cổ đông lớn thứ ba sau nhà nước Nga, nắm giữ 50%, và công ty dầu mỏ lớn của Anh là BP Plc với 19,75%.
Giá cổ phiếu của Rosneft đã tăng khoảng 6% kể từ khi QIA và nhà giao dịch hàng hóa Glencore Plc đồng ý mua số cổ phần trên với giá 10,2 tỷ euro (11,5 tỷ USD) vào tháng 12 năm 2016. Thỏa thuận này đã gắn kết sự liên hệ của Doha với Moscow tại thời điểm Qatar phải đối mặt với sự cô lập từ Saudi Arabia và các nước vùng Vịnh khác. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuần trước đã bắt đầu chuyến công du bốn nước vùng Vịnh tới Qatar và sau đó đi thẳng tới Ả Rập Saudi bất chấp lệnh cấm liên kết hàng không giữa hai quốc gia đối thủ.
Qatar đã đầu tư rất nhiều vào Nga trong những năm gần đây. QIA năm 2013 đã mua 500 triệu USD cổ phần của ngân hàng VTB thuộc sở hữu nhà nước Nga và kiểm soát 25% tại nhà điều hành sân bay St. Petersburg, Pulkovo – một phần trong kế hoạch đầu tư trị giá 2 tỷ USD thông qua liên doanh với Quỹ đầu tư trực tiếp Nga. Qatar Airways thuộc sở hữu nhà nước năm ngoái cũng đồng ý mua 25% cổ phần tại sân bay Vnukovo ở Moscow.
Video đang HOT
Trong khi đại sứ Qatar đã không nêu ra các lĩnh vực đầu tư mới tiềm năng, RDIF đã nhấn mạnh các lĩnh vực tài chính, bán lẻ, khai thác mỏ và cơ sở hạ tầng là mục tiêu của Qatar.
Chúng tôi thấy nền kinh tế của Nga là ổn định và tiềm năng phát triển là rất lớn, theo Al Al Attiyah.
Mặc dù vậy, các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Nga có nguy cơ gây ra một trở ngại lớn trong cuộc đàm phán cho Qatar để mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400, ông nói.
An Bình
Theo toquoc.vn
Đan Mạch lưỡng lự thế trận năng lượng: Nga vấp thiệt lớn
Đan Mạch rất có thể yêu cầu dự án Nord Stream 2 nộp thêm đơn xin phép- điều sẽ tiếp tục trì hoãn dự án và kéo theo nhiều tổn thất.
Trong khi dẫn đến sự chậm trễ đáng kể và tổn thất tài chính cho đường ống NordStream 2 do Nga dẫn đầu, sự phản đối kéo dài của Đan Mạch đối với dự án này cũng có thể sẽ đưa Copenhagen vào "sách đen" của Moscow, các chuyên gia lưu ý.
Đan Mạch rất có thể yêu cầu Nord Stream 2 nộp thêm đơn xin phép- điều sẽ tiếp tục trì hoãn dự án và dẫn đến nhiều thiệt hại tài chính cho Gazprom của Nga, tờ Politiken của Đan Mạch trích dẫn các nguồn tin cho biết.
Dự án NordStream 2 đã vấp phải nhiều sự chỉ trích từ Mỹ và phương Tây. (Nguồn: NordStream2)
Điều này là do việc xem xét một tuyến đường hoàn toàn mới, cụ thể là ở vùng biển giữa đảo Bornholm của Đan Mạch và Ba Lan, Politiken giải thích.
Cho đến nay, tuyến đường này là bất khả thi do tranh chấp biên giới hải quân giữa Đan Mạch và Ba Lan. Tuy nhiên, trong những tháng tới, hai nước dự kiến sẽ phê chuẩn một thỏa thuận biên giới mới, do đó loại bỏ trở ngại này.
Mặt khác, đối với Nord Stream 2, quá trình trên có nghĩa là sẽ trì hoãn dự án thêm tới một năm. Cho đến nay, sự phản đối kiên quyết của Đan Mạch đối với đường ống của Nga tới Đức qua Biển Baltic đã dẫn đến sự chậm trễ đáng kể và, theo Politiken, Gazprom của Nga đã phải chi tới 750 triệu DKK (113 triệu USD).
Nga, Đức hối hả gỡ rối con đường năng lượng trước khe cửa EU
Đức vang cảnh báo về chiến thuật rắn của Mỹ về năng lượng Nga?
"Đan Mạch đã đẩy mọi việc đi khá xa và nó đang bắt đầu làm tổn thương Nord Stream 2", Trine Villumsen Berling, phó giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Copenhagen và chuyên gia về chính sách năng lượng và an ninh, nói với Politiken.
Flemming Splidsboel, một nhà nghiên cứu cao cấp của Viện nghiên cứu quốc tế Đan Mạch, đã chỉ ra rằng điều này chắc chắn sẽ được "ghi chú trong sách đen của Moscow".
Gần hai năm trước, Nord Stream 2 đã nộp đơn đăng ký đầu tiên cho tuyến đường phía nam Bornholm, nơi Nord Stream 1 đã được đặt. Đơn này có thể bị từ chối vì các vùng biển này tạo nên lãnh hải của Đan Mạch.
Để bảo vệ quyền lợi của mình, vào tháng 8 năm 2018, Nord Stream 2 đã nộp một đơn khác để đi qua một tuyến đường thay thế ở phía bắc Bornholm, đi xa hơn ngoài lãnh hải của Đan Mạch.
Như nhiều nhà phân tích, bao gồm cả cựu Bộ trưởng Ngoại giao Đan Mạch Uffe Ellemann-Jensen, nói rằng, Đan Mạch bị cuốn vào cuộc chiến lợi ích của các quốc gia khác. Bất kể lựa chọn nào mà chính phủ Đan Mạch lựa chọn, họ sẽ bị kẹt giữa một tảng đá và một thế khó.
"Nếu chúng tôi nói không, người Đức và người Nga sẽ trở nên tức giận. Và chúng tôi vẫn cần thảo luận về các vấn đề Bắc Cực với người Nga. Nếu chúng tôi nói có, người Mỹ và các đối tác Bắc Âu và Baltic của chúng tôi sẽ tức giận", Ellemann-Jensen kết luận trong một ý kiến trên tờ Berlingske.
Tuy nhiên, ông thừa nhận rằng bất kể con đường nào Đan Mạch chọn, đường ống sẽ được hoàn thành.
Nord Stream 2 là một liên doanh giữa Gazprom của Nga, Engie của Pháp, OMV của Áo, công ty Royal Dutch Shell của Anh-Hà Lan, cũng như Uniper và Wintershall của Đức. Moscow và Berlin đã nhắc lại rằng đường ống này hoàn toàn mang tính thương mại và không phải là một dự án chính trị.
An Bình
Theo toquoc
Đang hào hứng, giới đầu tư bất ngờ nhận tin xấu Đang hào hứng với thông tin tích cực từ cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung trong phiên giao dịch đầu tuần mới (4/3), giới đầu tư bất ngờ nhận tin tiêu cực từ kinh tế Mỹ. Ảnh AFP Thông tin tích cực về đàm phán thương mại Mỹ - Trung khi tờ Wall Street hôm Chủ nhật đưa tin về việc...