Sức hút của khu đô thị vệ tinh phía Nam Cần Thơ
Tỉnh Hậu Giang với vị trí cửa ngõ Nam Cần Thơ, sở hữu nhiều lợi thế từ phát triển kinh tế, hạ tầng phát triển, quỹ đất lớn, tiềm năng tăng giá cao nên bất động sản nơi đây sẽ tiếp tục tăng trưởng trong giai đoạn sắp tới.
Xu hướng của bất động sản khu đô thị vệ tinh
Phát triển đô thị vệ tinh là xu hướng được nhiều quốc gia trên thế giới thực hiện từ lâu. Tại Việt Nam, các thành phố lớn đang đứng trước áp lực về gia tăng dân số, đô thị hóa, hạ tầng đô thị… Do đó, việc phát triển các đô thị vệ tinh là xu hướng tất yếu.
Tiếp giáp với Cần Thơ về phía Nam, tỉnh Hậu Giang được xem là đô thị vệ tinh “nổi bật” hội tụ các yếu tố “cần” và “đủ” góp phần phát triển bền vững về kinh tế – xã hội – môi trường.
Không chỉ có lợi thế từ quỹ đất rộng, mạng lưới giao thông liên kết vùng phát triển đồng bộ, sự chú trọng phát triển khu công nghiệp, chính sách thu hút các doanh nghiệp và môi trường đầu tư thông thoáng, Hậu Giang còn hấp dẫn bởi giá đất còn “mềm” và có tính thanh khoản cao, nắm giữ nhiều tiềm năng sinh lời.
Nổi trội hơn là việc triển khai các tuyến cao tốc hàng nghìn tỷ đồng để rút ngắn khoảng cách giữa các tỉnh trong khu vực ĐBSCL cùng, kết nối Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ… Với vị trí “trái tim” của khu vực ĐBSCL, Hậu Giang thừa hưởng hơn 100km các tuyến cao tốc như: tuyến cao tốc Cần Thơ – Cà Mau, tuyến cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng, tuyến cao tốc Hà Tiên – Rạch Giá – Bạc Liêu.
Các tuyến cao tốc khi hoàn thành vừa rút ngắn thời gian di chuyển trong khu vực, gia tăng tính liên kết vùng đồng thời thúc đẩy giao thương xuyên biên giới, tạo bàn đạp xúc tiến các hoạt động kinh tế thương mại giữa Việt Nam và các nước lân cận.
Theo đánh giá của giới đầu tư, với lợi thế về sự đột phá trong quy hoạch và phát triển hạ tầng, bất động sản đô thị vệ tinh như tại Hậu Giang sẽ dẫn dắt thị trường đầu tư trong thời gian tới.
Video đang HOT
Cát Tường Western Pearl – điểm sáng của đầu tư bất động sản “đô thị vệ tinh”
Theo mô thức chung, bất động sản đô thị vệ tinh có khả năng kết nối trung tâm, quy hoạch hoàn chỉnh, hệ thống hạ tầng hiện đại, đặc biệt là hạ tầng giao thông.
Sở hữu vị trí chiến lược tại mặt tiền các tuyến đường huyết mạch của thành phố Vị Thanh như Võ Văn Kiệt, Võ Nguyên Giáp, Trần Hưng Đạo; liền kề trung tâm hành chính tỉnh Hậu Giang, có thể nhanh chóng kết nối đến các các tiện ích ngoại khu hiện hữu: hệ thống trường học, ngân hàng, bệnh viện,… Dự án khu đô thị Cát Tường Western Pearl hội tụ đầy đủ tiêu chuẩn để trở thành khu đô thị giao thương sầm uất, trở thành nơi an cư lý tưởng và là đòn bẩy nâng tầm kinh tế, xã hội của thành phố.
Dãy nhà phố đã xây dựng hoàn thiện tại dự án Cát Tường Western Pearl.
Với quy mô 80ha, khu đô thị Cát Tường Western Pearl mang đến trải nghiệm sống khác biệt cho cộng đồng cư dân tương lai với hệ tiện ích đủ đầy, đáp ứng mọi nhu cầu sinh hoạt – giải trí – giáo dục.
Dự án cung ứng ra thị trường đa dạng các loại hình sản phẩm: nhà phố thương mại, đất nền nhà phố, đất nền biệt thự… đáp ứng trọn vẹn nhu cầu an cư, kinh doanh và đầu tư với tiềm năng sinh lời cao. Đặc biệt, khu đô thị Cát Tường Western Pearl được đánh giá cao bởi pháp lý minh bạch và tiến độ xây dựng hoàn thiện cũng nhiều chính sách hỗ trợ tài chính ưu việt.
Chủ đầu tư cho biết, thanh toán chỉ từ 427 triệu (tương đương 35%), khách hàng đã sở hữu đất nền ngay trung tâm thành phố Vị Thanh. Thêm vào đó chính sách cam kết lợi nhuận đến 31% sau 3 năm, cũng là tỷ suất lợi nhuận hấp dẫn hơn rất nhiều so với lãi suất tiết kiệm hiện tại trung bình khoảng 6% năm.
Bên cạnh chính sách cam kết lợi nhuận đầy hấp dẫn, khách hàng còn có cơ hội tối ưu dòng tiền nhờ chương trình “mua đất – tặng ki-ốt” tại khu chợ đêm Bến Thành Asia. Đây sẽ là điểm đến thu hút đông đảo khách du lịch và cả người dân địa phương, đem đến nguồn lợi khủng cho việc kinh doanh. Các ki-ốt đều được chủ đầu tư Cát Tường Group cam kết thuê lại trong thời gian lên đến 2 năm tính từ thời điểm bàn giao.
4 cụm ki-ốt tại khu chợ đêm Bến Thành Asia đã được xây dựng hoàn thiện.
Khu đô thị Cát Tường Western Pearl đang khẳng định sức hút trên thị trường, hứa hẹn trở thành dự án đáng sống, đáng đầu tư trên bản đồ đô thị vệ tinh phía Nam Cần Thơ.
Phát triển nhà ở tại Hà Nội: Bài 2 - Đâu là nguyên nhân?
Công tác xây dựng và quy hoạch ở Hà Nội luôn có một đặc thù riêng biệt, bởi đây là thành phố trung tâm về mọi mặt của đất nước.
Dự án nhà ở thương mại phục vụ tái định cư tại khu X2 Đại Kim, quận Hoàng Mai. Ảnh minh họa: Thành Đạt/ TTXVN
Bên cạnh đó, Hà Nội có tốc độ phát triển dân số nhanh, lượng nhu cầu về nhà ở lớn, trong lúc công tác này chưa bắt kịp so với phát triển đô thị.
Theo UBND thành phố Hà Nội, có nhiều nguyên nhân dân tới việc quy hoạch, xây dựng, cải tạo nhà ở Hà Nội gặp khó khăn. Hà Nội là một trong những địa phương đầu tiên xây dựng, ban hành chương trình phát triển nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở. Đây là nhiệm vụ mới, khó và trong bối cảnh chưa ban hành chương trình phát triển đô thị của thành phố. Do đó, đề xuất nhu cầu phát triển nhà ở của thành phố chưa sát với thực tế, chưa lường hết được các thách thức, phát sinh trong quá trinh triển khai thực hiện.
Các chính sách, văn bản luật của Trung ương có nhiều thay đổi, chưa kịp thời quy định điều chỉnh, bổ sung cơ chế chính sách đối với các trường hợp phát sinh trong thực tế, kể cả chưa quy định chi tiết hết các trường họp chuyển tiếp. Quy định về phát triển nhà ở giữa các luật (nhà ở và đầu tư) đôi khi còn chưa thống nhất dẫn đến vướng mắc, làm chậm tiến độ dự án nhà ở.
Công tác dự báo một số chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất chưa sát với nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội và khả năng thực thi. Việc thực hiện đăng ký nhu cầu sử dụng đất của một số dự án chưa sát thực tế.
Theo lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội, công tác xây dựng quy hoạch có nhiều bất cập; trong đó, có không ít nguyên nhân chủ quan. Đó là, công tác quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị chưa đồng đều, đồng bộ và chưa đạt yêu cầu về tiến độ đề ra. Việc quy hoạch, định hướng phát triển hạ tầng đô thị dài hạn và trung hạn, nhất là hạ tầng giao thông chưa được nghiên cứu triển khai đầu tư xây dựng đi trước một bước so với phát triển các dự án đầu tư xây dựng nhà ở, do đó khó khăn trong công tác dự báo, xây dựng mục tiêu Chương trình phát triển nhà ở.
Mới đây, UBND thành phố Hà Nội cũng đưa ra đánh giá về nguyên nhân là một phần do cơ chế, chính sách giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư xây dựng nhà ở còn bất cập, chưa có sự thống nhất, đặc biệt là đối với phát triển nhà ở tái định cư. Đồng thời, chưa thực hiện tốt công tác giám sát đánh giá đầu tư các dự án nhà ở theo quy định nên chưa kịp thời giải quyết khó khăn vướng măc của nhà đầu tư
trong quá trình thực hiện, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án.
Bên cạnh đó, chủ đầu tư các dự án cũng thiếu sự chủ động trong việc tập trung nguồn lực triển khai dự án đúng tiến độ; khó khăn về tiêu thụ sản phẩm do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 cũng khiến các chủ đầu tư triển khai cầm chừng.
Một nguyên nhân nữa mà cơ quan chính quyền đưa ra là do việc giám sát, đánh giá đầu tư các dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư chưa thực hiện thường xuyên trong khi quy định hiện hành chưa có chế tài đủ mạnh đề xử lý vi phạm của chủ đầu tư nếu không báo cáo hoặc chậm báo cáo giám sát đánh giá đầu tư trong quá trình triển khai dự án; chưa đủ sức răn đe, chưa tạo ý thức trách nhiệm tự giác tuân thủ pháp luật của chủ đầu tư mặc dù HĐND Thành phố, UBND thành phố đã ban hành kế hoạch thực hiện.
Ngoài ra, công tác khảo sát, điều tra dữ liệu về nhà ở giữa kỳ và cuối kỳ (kỳ 5 năm, 10 năm) chưa được thực hiện thường xuyên, do đó ảnh hưởng đến việc đánh giá, dự báo mục tiêu phát triển nhà ở từng giai đoạn theo chương trình.
Về lĩnh vực phát triển nhà ở xã hội luôn được quan tâm, tuy nhiên, do cơ chế chính sách ưu đãi hiện hành chưa thu hút các nhà đầu tư tham gia phát triển nhà ở xã hội khu vực ngoại thành và nhà ở xà hội phục vụ các đối tượng là công nhân, sinh viên. Việc triển khai đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân, người lao động tại các khu công nghiệp còn bất cập do quy định pháp luật chưa thông nhất.
UBND thành phố cũng đánh giá, việc các dự án đầu tư xây dựng nhà ờ xã hội chưa phân bổ đồng đều trên địa bàn là do một số quận (đặc biệt là 4 quận nội thành cũ, trong khu vực nội đô lịch sử) không còn quỹ đất; một số huyện đã quy hoạch quỹ đất nhưng chưa đề xuất dự án do nhu cầu nhà ở xã hội thực tế là không có.
Một thực tế nữa là quỹ đất dành để phát triển nhà ở xã hội thiếu hụt do đa số chủ đầu tư các dự án đầu tư xây dựng nhà ở quy mô dưới 10 ha đất lựa chọn hình thức nộp bằng tiền thay vì dành quỹ đất hay quỹ nhà trong dự án làm nhà ở xã hội. Các khu nhà ở xã hội tập trung triển khai chậm do vướng cơ chế chính sách, việc đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư chưa có hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục thực hiện.
Một nguyên nhân chủ quan không nhỏ nữa là ý thức của người dân thuộc đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội thiếu trung thực, ham lợi ích mà thiếu trách nhiệm với cộng đồng, xã hội; việc kiểm soát công tác quản lý sử dụng nhà ở xã hội của chủ đầu tư, UBND cấp huyện chưa quan tâm đúng mức, thậm chí có một số địa phương còn lơ là, thiếu trách nhiệm mặc dù đã được quy định trong văn bản QPPL của Thành phố.
Về bất cập phát triển nhà ở tái định cư, đây cũng là lĩnh vực để giảm tải cho nhà ở đô thị và cũng để thực hiện tốt công tác đền bù giải phóng mặt bằng.
Theo Luật Đất đai (Điều 85) quy định, UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện phải chuẩn bị quỹ nhà tái định cư trước khi thực hiện thu hồi đất; việc thu hồi đất ở chỉ được thực hiện sau khi hoàn thành xây dựng nhà ở hoặc cơ sở hạ tầng của khu tái định cư. UBND Thành phố ban hành cơ chế cho phép người dân được lựa chọn nhận nhà ở tái định cư hoặc nhận hỗ trợ bằng tiên để tự lo tái định cư. Ban đầu nhu cầu đề xuất bố trí quỹ nhà ở tái định cư cao nhưng thực tế sử dụng thấp, các hộ dân không mua nhà tái định cư mà nhận tiền tự lo chỗ ở (nguyên nhân giá bán nhà cao, vị trí ở xa so với vị trí giải phóng mặt bằng ảnh hưởng cuộc sống sinh hoạt của người dân...) dẫn đến thành phố bị động trong việc xây dựng, chuẩn bị quỹ nhà tái định cư...
Người mua, giới đầu tư không còn mặn mà với nhà đất Theo báo cáo thị trường quý III/2022 của Batdongsan.com.vn nhiều tỉnh thành chứng kiến nhu cầu tìm mua bất động sản giảm rõ rệt so với quý trước. Cụ thể, nhu cầu tìm mua bất động sản quý III/2022 tại Hải Phòng ước giảm 19%, Đà Nẵng giảm 12%, Cần Thơ giảm 14%. Nguyên nhân khiến nhiều người ít quan tâm đến bất...