Sức hút của Hà Nam trong thu hút dòng vốn FDI
Với diện tích nhỏ xếp thứ 62/63 tỉnh, thành phố trong cả nước nhưng Hà Nam từ lâu vẫn được coi là một nơi hội tụ đầy đủ các yếu tố để trở thành một đô thị vệ tinh quan trọng của thủ đô Hà Nội, ngôi sao mới nổi trên bản đồ thu hút dòng vốn FDI.
Điểm đến mới cho nhà đầu tư
Số liệu thống kê cho thấy, Hà Nam luôn nằm trong top 10-15 tỉnh thành thu hút đầu tư hiệu quả hàng đầu cả nước trong thời gian qua. Chỉ tính từ năm 2016 đến tháng 9/2019, các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thu hút được 170 dự án, trong đó 68% là dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).
Riêng 10 tháng đầu năm 2019, các khu công nghiệp (KCN) của Hà Nam đã thu hút được 46 dự án trong đó có 37 dự án FDI. Trong số này, nhiều doanh nghiệp đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản.
Ông Son Jae Hyung – Tổng Giám đốc Seoul Semiconductor Vina, một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ của Hàn Quốc có nhà máy đặt tại KCN Đồng Văn II (huyện Duy Tiên, Hà Nam) cho biết: “Đặt nhà máy ở đây có cái lợi thế là gần thủ đô Hà Nội, gần cảng Hải Phòng, giao thông kết nối thuận lợi với các tỉnh thành lân cận. Vị trí địa lý thuận tiện cho giao thông đi lại, vận chuyển và xuất khẩu”.
Video đang HOT
Một doanh nghiệp khác là Công ty Pretty Woman đến từ Anh quốc cũng đã chọn đầu tư tại Hà Nam của Việt Nam sau khi tham khảo rất nhiều nơi trên thế giới. “Giá thuê ở đây rẻ hơn 30-40% so với một số nước khác như Trung Quốc hay Mexico. Ngoài ra, nguồn lao động cũng dồi dào, chi phí thấp. Khu công nghiệp, đường xá ở đây cũng rất tốt”, ông John Manzione, đại diện Công ty Pretty Woman chia sẻ.
Đáng lưu ý, Hà Nam hấp dẫn nhà đầu tư không chỉ bởi vị trí địa lý tự nhiên thuận lợi. Những chính sách ưu đãi của tỉnh, đặc biệt là những cam kết dành cho nhà đầu tư mới thực sự là điểm được đánh giá cao.
“Trước khi đầu tư, chính quyền tỉnh Hà Nam có nhiều buổi làm việc, hội thảo để giải thích rõ ràng cho nhà đầu tư về các chính sách. Chính vì thế nhà đầu tư khi đã lựa chọn Hà Nam là đã nắm rất rõ chính sách, dễ dàng tiếp cận với các ưu đãi của tỉnh. Môi trường đầu tư có thể nói là rất thuận lợi”, ông Son Jea Hyung nói.
Theo ông Trần Văn Kiên – Trưởng Ban Quản lý các KCN tỉnh Hà Nam, ngoài chính sách chung, Hà Nam còn có ưu đãi riêng với việc thực hiện nhất quán 10 cam kết dành cho nhà đầu tư, bao gồm: cung cấp đầy đủ hạ tầng cho nhà đầu tư, giải quyết thủ tục hành chính nhanh gọn, thậm chí có thể cấp giấy đăng ký kinh doanh ngay trong ngày. Đồng thời, thành lập đường dây nóng, hỗ trợ tuyển dụng lao động miễn phí, cung cấp đất sạch cho nhà đầu tư khi xây dựng nhà ở cho chuyên gia, công nhân…”.
Phát triển KCN: Định hướng hút dòng vốn chất lượng cao
Với lợi thế có sẵn, Hà Nam liên tục đẩy mạnh hạ tầng và cải cách hành chính để thu hút vốn FDI, đặc biệt là tăng cường thu hút đầu tư, khai thác tiềm năng, lợi thế từ các khu công nghiệp. Hiện nay, Hà Nam có 8 khu công nghiệp đã được Thủ tướng phê duyệt. Trong đó, khu công nghiệp Đồng Văn III vừa được thông qua quy hoạch 1/2000 được kỳ vọng sẽ là điểm đến mới thu hút nhà đầu tư khi tới Hà Nam.
Theo vị Trưởng ban Quản lý các KCN tỉnh Hà Nam, các KCN của tỉnh đều được chú trọng đầu tư, xây dựng đồng bộ, đầy đủ hạ tầng thiết yếu từ nhà ở cho chuyên gia, công nhân, cho tới cung cấp điện nước tới chân các nhà máy. Đặc biệt là giá thuê thấp hơn rất nhiều so với các khu lân cận cũng là lợi thế của tỉnh trong thu hút dòng vốn đầu tư.
Ngoài chính sách nhất quán, Hà Nam chú trọng “bộ lọc” ngay từ đầu vào để lựa chọn đúng đối tượng phù hợp với chủ trương thu hút FDI của tỉnh
Trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ – Trung và hàng loạt Hiệp định thương mại tự do (FTA) được thực thi, Hà Nam kỳ vọng và đặt đặt mục tiêu không hề khiêm tốn trong việc thu hút FDI nhưng đáng chú ý, địa phương này định hướng lựa chọn một cách có chọn lọc để đảm bảo yếu tố tăng trưởng bền vững.
“Mục tiêu thu hút FDI của tỉnh bám sát chỉ đạo Chính phủ. Theo đó, Hà Nam hướng tới xây dựng chính sách thu hút dự án hàm lượng công nghệ cao, thân thiện môi trường. Các KCN ưu tiên thu hút trong các lĩnh vực như cơ khí chế tạo, điện tử viễn thông, chế biến thực phẩm. Chúng tôi cũng thành lập riêng các trung tâm để hỗ trợ riêng dành cho các nhà đầu tư Hàn Quốc và Nhật Bản”, ông Kiên cho biết thêm.
Đến nay, trong số 238 dự án FDI tại Hà Nam, 83% các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản và Hàn Quốc, với tổng số vốn là 3.188 triệu USD. Các dự án lớn chủ yếu tập trung vào các ngành điện, điện tử, viễn thông, Đây là những con số bước đầu cho thấy định hướng đúng đắn của Hà Nam.
Ánh Dương
Theo Trí thức trẻ
Hà Nam: 138 DN, hộ kinh doanh nợ hơn 142 tỷ đồng thuế
Cục Thuế Hà Nam vừa thực hiện công khai thông tin 137 doanh nghiệp (DN) và 1 hộ kinh doanh nợ trên 142,6 tỷ đồng tiền thuế. Trong số đó, cơ quan thuế đã thực hiện các biện pháp cưỡng chế đối với 65 DN nhưng vẫn chưa thu hồi được tiền thuế nợ, với tổng số tiền thuế nợ là trên 92,8 tỷ đồng.
Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet
Dẫn đầu danh sách DN nợ thuế lớn là: Công ty CP Xây dựng công trình giao thông 820 nợ trên 18,5 tỷ đồng; Công ty TNHH Đại Dương nợ trên 10,3 tỷ đồng; Công ty TNHH Liên Sơn HT nợ trên 10,9 tỷ đồng; Công ty CP Xi măng Tràng An nợ trên 8,6 tỷ đồng...
Xuân Yến
Theo baodauthau.vn
VN-Index sẽ tiệm cận 1.100 điểm Tăng trưởng GDP 9 tháng năm 2019 của Việt Nam đạt 6,98%, trong đó quý III/2019 đạt 7,31%, đã tạo động lực mạnh cho thị trường chứng khoán (TTCK) những tháng cuối năm 2019. Trung tâm phân tích Công ty CP Chứng khoán Dầu khí (PSI) cho rằng, VN-Index nhiều khả năng sẽ dao động trong vùng 1.000-1.100 điểm trong quý IV/2019. Ngày...