Sức hút của Australia đối với sinh viên quốc tế giảm do chính sách đóng cửa biên giới
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, một cuộc khảo sát mang tên Crossroad IV được thực hiện trên nền tảng tuyển dụng sinh viên quốc tế IDP Connect cho thấy phần lớn sinh viên quốc tế sẵn sàng thực hiện cách ly và tiêm phòng để được tạo điều kiện tham gia học tập trực tiếp tại Australia.
Sinh viên tại trường đại học Sydney, Australia. Ảnh tư liệu: AFP/ TTXVN
Cuộc khảo sát được thực hiện với khoảng 6.000 sinh viên từ hơn 57 quốc gia có nguyện vọng học tập tại Australia, Canada, New Zealand, Anh hoặc Mỹ, cho thấy các sinh viên đều coi trọng việc học trực tiếp trên giảng đường và việc một số quốc gia như Australia chọn biện pháp đóng cửa biên giới để kiểm soát dịch COVID-19 sẽ giảm sự thu hút đối với nhiều sinh viên quốc tế.
Kết quả khảo sát cho thấy 31% sinh viên được hỏi cho biết họ sẽ hoãn việc học cho đến khi được học trực tiếp, trong khi 11% chưa quyết định bắt đầu học trực tuyến hay chờ để được học trực tiếp. Trong khi đó, 4% sinh viên cho biết sẽ rút đơn xin học nếu tình hình không được cải thiện; 43% sinh viên cho biết sẽ đồng ý học trực tuyến nếu khóa học cuối cùng có thể chuyển sang học trực tiếp; 55% cho biết sẵn sàng tiêm vaccine ngừa COVID-19 càng sớm càng tốt và thực hiện cách ly khi nhập c ảnh để được học trực tiếp. Cuộc khảo sát cho thấy những tác động của việc đóng cửa biên giới kéo dài của Australia.
Video đang HOT
Theo tờ The Sydney Morning Herald, số lượng sinh viên nước ngoài từ các nước ngoài Liên minh châu Âu (EU) đăng ký học tại Anh năm 2021 tăng 17% lên tới 85.610 sinh viên – mức cao kỷ lục. Đây là bằng chứng cho thấy sinh viên quốc tế của Australia hiện đang tìm kiếm nơi học tập khác. Trong đó, mức tăng lớn nhất là từ các quốc gia vốn là thị trường cung cấp sinh viên quốc tế chính của Australia. Số liệu của Dịch vụ Tuyển sinh các trường Đại học và Cao đẳng của Anh cho thấy mức tăng 21% từ các sinh viên Trung Quốc và 17% từ các sinh viên Ấn Độ.
Phó giám đốc Chương trình tuyển sinh sinh viên quốc tế của Trường Đại học Brunel (Anh) May Ye cho biết các trường đại học ở Anh đang được hưởng lợi, đồng thời việc triển khai tiêm vaccine ngừa COVID-19 nhanh chóng của nước này cũng là yếu tố đang thu hút sinh viên quốc tế.
Giám đốc điều hành của IDP Education, Andrew Barkla, cho biết kết quả khảo sát trên cho thấy rõ tính cấp thiết của việc định hướng một lộ trình mới cho giáo dục trực tiếp cho các trường đại học của Australia. Theo đó, cần mang lại cho sinh viên sự yên tâm và đề ra lộ trình cùng thời gian cụ thể sinh viên quốc tế có thể nhập cảnh Australia một cách an toàn để có thể học tập trực tiếp. Khảo sát cũng chỉ ra rằng dịch vụ học trực tuyến không thể thay thế trải nghiệm học tập trực tiếp.
Trong khi đó, Bộ trưởng Ngân khố Australia Josh Frydenberg ngày 10/5 một lần nữa khẳng định Australia sẽ không mở cửa biên giới cho đến năm 2022.
Truyền thông Malaysia: Việt Nam với ban lãnh đạo mới sẽ duy trì được đà tăng trưởng vững chắc
Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, trang mạng theinsnews.com của Malaysia đăng tải bài viết, trong đó nhận định, với ban lãnh đạo mới, Việt Nam sẽ duy trì đà phát triển bất chấp ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Truyền thông Malaysia nhận định, Việt Nam sẽ duy trì đà phát triển bất chấp ảnh hưởng của dịch COVID-19. Ảnh minh họa: An Đăng/TTXVN
Bài báo khẳng định những thành tựu kinh tế, chính trị của Việt Nam trong năm 2020 đến từ nỗ lực kiểm soát dịch COVID-19 với các biện pháp hữu hiệu ngăn chặn dịch bệnh bùng phát và hạn chế tối đa ảnh hưởng của đại dịch đối với hoạt động kinh tế.
Bài báo đánh giá những kết quả trong đối phó với dịch bệnh của Việt Nam đến từ việc đầu tư mạnh mẽ vào hệ thống y tế công cộng. Việc ứng phó hiệu quả đại dịch COVID-19 đã giúp Việt Nam đạt được kết quả tốt hơn hẳn các quốc gia láng giềng trong khu vực với tỷ lệ tăng trưởng kinh tế 2,91% trong năm 2020, theo ước tính của chính phủ công bố vào cuối tháng 12/2020, cao hơn so với con số 2,3% mà Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định về tăng trưởng của Trung Quốc.
Cùng với đó, trên cương vị Chủ tịch ASEAN năm 2020, Việt Nam đã được khu vực và quốc tế đánh giá cao khi đưa ra kế hoạch phối hợp chặt chẽ và gắn kết nhằm định hướng phối hợp và hành động giữa các thành viên trong quá trình đối phó với dịch bệnh và xử lý các vấn đề phức tạp ảnh hưởng đến các nước thành viên, đã thành công vượt qua nhiều thách thức về kinh tế, tranh chấp lãnh thổ trong bối cảnh phải đối mặt với những khó khăn chưa từng có. Bài báo chỉ ra rằng Việt Nam đã triển khai thực hiện các sáng kiến lớn như hợp tác chống tội phạm xuyên quốc gia, an ninh khu vực và phối hợp giữa các cơ quan thực thi pháp luật ASEAN.
Bài viết cũng đánh giá về quá trình chuyển giao lãnh đạo của Việt Nam tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIV và bày tỏ tin tưởng đội ngũ lãnh đạo mới của Việt Nam sẽ tiếp tục giúp quốc gia Đông Nam Á phát triển, trở thành "con hổ" mới của châu Á.
Theo bài báo, trong bối cảnh tình hình đầy thách thức ở một số nước khu vực do bất ổn chính trị nội bộ, kinh tế và xã hội, Việt Nam nổi bật như một nơi bình yên trong cơn bão với một chính phủ mạnh mẽ khi đã xoay xở để đảm bảo sức khỏe và sinh kế cho người dân.
Trung Quốc dùng mã màu để phân loại tỷ lệ tiêm vaccine COVID-19 của người dân Chính quyền Bắc Kinh đang sử dụng mã màu để biểu thị tỷ lệ tiêm chủng của người dân tại các tòa nhà, doanh nghiệp, một phần trong nỗ lực đạt mục tiêu tiêm chủng cho trên 560 triệu dân vào cuối tháng 6 tới. Tấm biển màu xanh lam biểu thị tỷ lệ tiêm vaccine COVID-19 của công nhân được dán trên...