Sức hấp dẫn vượt thời gian của tò he
Con giống bột ( tò he) là một trong số ít những món đồ chơi dân gian vẫn còn sức hấp dẫn đối với trẻ em ngày nay. Những con vật nhỏ xinh, nặn bằng bột nhiều màu sắc và dễ cầm nắm thường được trẻ nhỏ lựa chọn mỗi dịp vui chơi tết Trung thu. Truyền thống là hình trâu, chuột, chó, gà, lợn hay lính tốt đỏ, vua, quan… với đường nét cổ nguyên bản. Nhưng cũng có những mẫu mã và cải tiến để chiều lòng thị hiếu.
Một không gian văn hóa đậm nét truyền thống được mở tại Trung tâm giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội trưng bày giới thiệu làng nghề chuyên làm con giống bột Xuân La, huyện Phú Xuyên, Hà Nội. Đồ chơi con giống bột có 2 loại chính: loại được làm bằng bột hoành tinh pha bột nếp rồi khi khô được quang dầu cho bóng; loại còn lại được làm bằng bột tẻ pha ít bột nếp sau khi chơi đêm rằm xong có thể hấp lên ăn được.
Vào khoảng năm 1984, Phú Xuyên hồi sinh mạnh mẽ loại đồ chơi này sau một thời gian dài mai một. Các vị lão làng như cụ Thống Hàng, cụ Đặng Xuân Hạ, cụ Nguyễn Văn Tố… quyết định thoát khỏi khuôn khổ lễ hội Trung thu và hướng mục tiêu đến đối tượng rộng lớn hơn để có thể sống quanh năm. Trong ảnh là chị Nguyễn Thị Tính (thôn Xuân La, xã Phượng Dực, Phú Xuyên, Hà Nội) đang trình diễn nặn con giống bột.
Các loạt bột nhiều màu sắc và những dụng cụ đơn giản để tạo ra những con giống bột hấp dẫn trẻ nhỏ. Những con “chim cò” (con giống bột, hay tò he) dần mở rộng sự xuất hiện trong các nghi thức tâm linh như hầu đồng, mâm trầu cau để cúng rằm hay giỗ chạp.
Con giống bột vượt ra khỏi Phú Xuyên lên Hà Nội và nhiều tỉnh lân cận, từ đó khôi phục lại nghề làng. Trong thời gian này, con “chim cò” có một sự thay đổi lớn, từ con giống chỉ đặt trong khuôn đế, cụ Hai Xai ở làng Xuân La có sáng kiến cắm các con bột này vào que tre để dễ phơi phóng, tốn ít chỗ, tiện cầm nắm và thoát ra khỏi sự hạn chế của hình dạng cũ.
Sau đó những con giống mới được lấy mẫu từ phim hoạt hình, truyện tranh dần xuất hiện.
Mâm ngũ quả chơi Trung thu làm bằng bột nhiều màu sắc của Hồ Thị Tầm người làng Xuân La thực hiện.
Video đang HOT
Những con giống bột nhiều khi cũng được kết hợp lại với nhau để tạo thành bộ như bộ tứ linh. Trong ảnh là hình Phụng.
Hình Long trong bộ tứ linh: Long – Lân – Quy – Phụng.
Những hình thù ngộ nghĩnh, ngây ngô rất hấp dẫn trẻ nhỏ. Theo nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Bách, nguồn gốc của nghề nặn con giống bột lại xuất phát từ Hà Nội, đến mùa Trung thu người các tỉnh lại lên Hà Nội mua về bán lại ở địa phương khác.
Những con giống bột xuất hiện trên mâm quả đón Trung thu, đúng với ý nghĩa mâm cỗ đêm rằm không chỉ để ăn mà còn để ngắm, nghe, ngửi.
Từ khi con giống được cắm vào que, người thợ đã dễ dàng sáng tạo hơn trong, đôi bàn tay khéo nhiều hình dáng kỳ thú dần hiện ra rất bắt mắt.
Lục súc là 6 con thú gần gũi và cần thiết cho con người trong đời sống nông nghiệp xa xưa, đó là: trâu, ngựa, chó, lợn, gà, dê thường xuyên xuất hiện và là những con giống được làm từ lâu. Trong ảnh là con giống bột hình trâu.
Con giống bột hình chó.
Con giống bột hình lợn.
Con giống bột hình gà.
Con giống bột hình dê.
Con giống bột hình ngựa.
Con giống bột xuất hiện trong 12 con giáp.
Hữu Nghị
Theo Dantri
Phú Xuyên: Huy động được 129 tỷ đồng phục vụ xây dựng nông thôn mới
Nhờ thực hiện tốt phong trào thi đua "Dân vận khéo", trong giai đoạn 2011 - 2016, huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã huy động được gần 129 tỷ đồng để phục vụ chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) và đưa chương trình tiến nhanh.
Lấy phong trào làm điểm tựa
Là huyện ngoại thành có xuất phát điểm thấp, Phú Xuyên bắt tay vào xây dựng NTM với khá nhiều khó khăn. Bà Phạm Hải Hoa - Bí thư Huyện uỷ Phú Xuyên cho biết, huyện xác định xây dựng NTM là một nhiệm vụ quan trọng của địa phương. Ngay từ năm 2011, thường trực Huyện ủy xây dựng, ban hành nghị quyết chuyên đề và thành lập Ban chỉ đạo xây dựng NTM, trong đó Ban dân vận là một thành viên.
Đường giao thông liên xã Nam Triều, huyện Phú Xuyên (Hà Nội) được xây dựng khang trang, sạch đẹp.Ảnh: Đăng Quang
Cùng với đó, hàng năm, Ban dân vận Huyện ủy một mặt xây dựng kế hoạch tổ chức phong trào thi đua "Dân vận khéo" để huy động sức mạnh tổng hợp trong xây dựng NTM; mặt khác, chỉ đạo dân vận các cấp phối hợp với chính quyền, mặt trận, đoàn thể làm tốt công tác "Dân vận khéo" để vận động các tầng lớp nhân dân chung tay xây dựng NTM.
Theo đó, các xã, thị trấn đã xây dựng, triển khai kế hoạch thực hiện phong trào thi đua "Dân vận khéo" trong xây dựng NTM đến các thôn, xóm, tổ dân cư. Tổ dân vận tại các địa bàn cũng chủ động phối hợp chính quyền địa phương cơ sở, mặt trận và các đoàn thể phối hợp tuyên truyền, vận động để nhân dân nhận thức được tầm quan trọng, mục đích ý, nghĩa của chương trình xây dựng NTM. Qua đó giúp người dân hiểu rõ, trong xây dựng NTM, nhân dân là người hưởng lợi trực tiếp.
"Chỉ tính trong giai đoạn 2011 - 2016, huyện Phú Xuyên đã huy động được gần 129 tỷ đồng để phục vụ xây dựng NTM; trong đó huy động nguồn vốn doanh nghiệp là 57,9 tỷ đồng; nhân dân đóng góp và nguồn xã hội hóa là hơn 82,3 tỷ đồng"- bà Hoa khẳng định.
"Với những cách làm sáng tạo trên, huyện đã xây dựng và nhân rộng được hàng trăm mô hình "dân vận khéo". Nhiều mô hình hay, điển hình tiêu biểu trong xây dựng NTM tại các xã đã được biểu dương và nhân rộng" - bà Hoa nhấn mạnh.
Phấn đấu đưa 8 xã cán đích
Theo bà Hoa, trên cơ sở những kết quả đã đạt được, để phát huy vai trò phong trào thi đua "Dân vận khéo" trong xây dựng NTM, trong thời gian tới Phú Xuyên sẽ tiếp tục chú trọng việc xây dựng, nhân rộng các mô hình điển hình "Dân vận khéo" trên các lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội...
Qua rà soát, hiện huyện có 1 xã đạt và cơ bản đạt 19 tiêu chí, 8 xã đạt và cơ bản đạt 16 đến 18 tiêu chí, 3 xã đạt và cơ bản đạt 15 tiêu chí... Chúng tôi đang phấn đấu đưa thêm 8 xã đạt chuẩn vào cuối năm 2017". Bà Phạm Hải Hoa
Chia sẻ về phong trào phát triển sản xuất tại điạ phương, bà Hoa cho rằng: Trong sản xuất nông nghiệp, huyện đã có nhiều chính sách đầu tư, hỗ trợ nông dân trong quá trình sản xuất chăn nuôi như hỗ trợ sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao, một số mô hình trồng trọt, chăn nuôi; đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao.
"Đến nay, tổng diện tích chuyển đổi toàn huyện trên 2.200ha, đồng thời, đẩy mạnh việc đưa các giống mới vào sản xuất giúp tăng giá trị năng suất từ 2 đến 3 lần; tổ chức quy hoạch vùng trồng lúa chất lượng cao, chuyên canh tập trung ở 10 xã trong huyện, tăng cường việc chuyển giao khoa học công nghệ, khuyến khích người dân áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất" - bà Hoa chia sẻ thêm.
Trong công tác xây dựng NTM, đến nay, toàn huyện có 12 xã đạt chuẩn NTM. "Hiện huyện có 1 xã đạt và cơ bản đạt 19 tiêu chí, 8 xã đạt và cơ bản đạt 16 đến 18 tiêu chí, 3 xã đạt và cơ bản đạt 15 tiêu chí... Chúng tôi đang phấn đấu đưa thêm 8 xã đạt chuẩn vào cuối năm 2017 gồm Phú Yên, Phú Túc, Hồng Minh, Thụy Phú, Quang Lãng, Phúc Tiến, Minh Tân, Tân Dân" - bà Hoa cho hay.
Cuối tháng 6.2017, tổ công tác giúp việc Ban chỉ đạo Chương trình 02- CTr/TU Thành ủy Hà Nội (về "Phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM, nâng cao đời sống nông dân") đã về kiểm tra tiến độ chương trình tại huyện Phú Xuyên. Ông Lê Thiết Cương - Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn cho biết, để hoàn thành được mục tiêu đề ra, trong thời gian tới, huyện Phú Xuyên cần tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền trong nhân dân về chủ trương, chính sách xây dựng NTM; các xã, thôn cần tập trung giải quyết các vướng mắc, khó khăn và hoàn thành việc dồn điền đổi thửa.
Theo danviet
Mẹ lao xuống suối cứu con, 3 mẹ con cùng đuối nước Nhìn thấy con trai út chới với giữa dòng suối, chị Tĩnh cùng người con trai lớn đã lao xuống suối cứu. Tuy nhiên do dòng nước chảy xiết, 3 mẹ con chị Tĩnh cùng tử vong thương tâm. Đã hơn một ngày trôi qua nhưng người dân, xóm Tiến Thành 1, xã Bình Thuận (huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên) vẫn chưa...