Sức hấp dẫn của doanh nghiệp ngành nước
Các thông tin về ngành cấp thoát nước cho thấy triển vọng tiếp tục phát triển của ngành này, giúp nhiều cổ phiếu nhận được sự quan tâm hơn của nhà đầu tư sau giai đoạn “hờ hững” trước đó.
Kết quả kinh doanh khả quan
Trong nửa đầu năm 2019, đa số doanh nghiệp ngành nước ghi nhận doanh thu và lợi nhuận sau thuế khả quan, một số trường hợp báo lãi đột biến. Chẳng hạn, doanh thu của Công ty cổ phần Cấp nước Bến Thành (BTW) tăng 3,6% so với cùng kỳ năm ngoái, lợi nhuận sau thuế tăng 117,7%, đạt 18,94 tỷ đồng.
Lợi nhuận tăng trưởng cao hơn nhiều doanh thu là do giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều giảm. Hiện tại, giá cổ phiếu BTW đang được giao dịch ở mức 30.000 đồng/cổ phiếu (ngày 19/8), tăng 62,16% so với 3 tháng trước.
Một doanh nghiệp khác báo lãi cao nửa đầu năm 2019 là Công ty cổ phần Nước – Môi trường Bình Dương (BWE), lợi nhuận sau thuế đạt 207,41 tỷ đồng, tăng 101,7% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, quý II/2019, lợi nhuận tăng trưởng 145,6%, nhờ doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng (giá nước tăng theo lộ trình), giá vốn hàng bán giảm, doanh thu lãi tiền gửi đi lên và hoàn nhập dự phòng một số khoản đầu tư với số tiền 31,18 tỷ đồng (quý II/2018 trích lập dự phòng 41,96 tỷ đồng).
Thực tế, hoạt động kinh doanh đa số công ty nước khá ổn định, các chỉ tiêu sinh lợi tốt, cổ tức đều đặn hàng năm, khiến các cổ đông có xu hướng nắm giữ dài hạn, phù hợp với vị thế phòng thủ, thay vì giao dịch ngắn hạn. Do đó, trong hơn 60 doanh nghiệp ngành cấp thoát nước đang niêm yết/đăng ký giao dịch, nhiều mã cổ phiếu có tính thanh khoản không cao. Với các cổ phiếu thanh khoản thấp, hoặc không có giao dịch, chủ yếu thuộc về những doanh nghiệp nhỏ, hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, thông tin chậm được công bố…
Nhà đầu tư lớn sớm bước chân vào doanh nghiệp
Video đang HOT
Cùng với làn sóng đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp, trong đó có ngành nước, triển vọng đối với doanh nghiệp ngành này được đánh giá là tích cực. Bên cạnh đó, sức hấp dẫn từ một ngành kinh doanh thiết yếu, có nhiều yếu tố mang tính độc quyền tương tự điện, xăng dầu đã khiến không ít nhà đầu tư lớn quyết định tham gia kinh doanh. Một số tên tuổi đáng chú ý tham gia ngành nước thời gian qua là Công ty cổ phần ầu tư ngành nước DNP (DNP Water), Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE), Công ty Nước AquaOne…
ược thành lập năm 2017, DNP Water là đơn vị đầu tư ngành nước của Công ty cổ phần Nhựa ồng Nai (DNP), hiện đang sở hữu 10 công ty/dự án, phục vụ hơn 500.000 khách hàng. áng chú ý, DNP Water là công ty đầu tiên trong ngành nước sạch Việt Nam được Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) cam kết tài trợ 24,9 triệu USD nhằm hỗ trợ chiến lược phát triển trong đầu tư các nhà máy nước sạch tại Việt Nam. Trong 5 năm tới, DNP Water đặt mục tiêu trở thành nhà đầu tư nước sạch hàng đầu trên thị trường, có công suất 1 triệu m3/ngày đêm.
Với REE, ngành nước đang là một trụ cột đầu tư với 1 công ty con, 7 công ty liên kết và nhiều khoản đầu tư dài hạn khác. Công ty đang sở hữu 3 nhà máy nước nguồn tại TP.HCM và 1 nhà máy tại Hà Nội, với tổng công suất thiết kế 1,2 triệu m3/ngày đêm.
Còn Công ty cổ phần Nước AquaOne đang sở hữu ít nhất 3 nhà máy gồm Sông Hậu, Sông uống, Xuân Mai và đầu tư chiến lược tại nhiều công ty cấp thoát nước.
Từ góc nhìn của doanh nghiệp trong ngành, ông Nguyễn Văn Thiền, Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc BWE cho biết, đặc trưng của ngành nước là nhu cầu lớn, tăng trưởng bền vững và mức độ rủi ro thấp. Tuy nhiên, để giữ được đà tăng trưởng tích cực, doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ, áp dụng cơ chế giá phù hợp và mở rộng hoạt động sang địa bàn nông thôn.
Ngày 20/8/2019, BWE và VietinBank đã ký kết hợp tác toàn diện trong lĩnh vực tín dụng, giúp Công ty có điều kiện tiếp tục triển khai nhiều dự án có quy mô lớn trong lĩnh vực cung cấp nước và xử lý nước thải, với tổng nguồn vốn khoảng 4.000 tỷ đồng (vốn vay gần 3.000 tỷ đồng).
BWE có hoạt động chủ lực là cung cấp nước sạch tại Bình Dương, công suất 450.000 m3/ngày đêm và đang mở rộng nhà máy đến huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước, phục vụ Khu đô thị công nghiệp Becamex Bình Phước và vùng phụ cận. Nguồn vốn tín dụng từ VietinBank sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động mở rộng đầu tư ngành nước của Công ty trong thời gian tới.
Cơ hội vẫn còn từ thoái vốn nhà nước
Danh mục doanh nghiệp thoái vốn nhà nước đến năm 2020 theo Quyết định 1232/Q-TTg được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 17/8/2017 đã mở ra cơ hội cho các nhà đầu tư cũng như cơ hội cho các doanh nghiệp trong ngành nước tăng cường quy mô và vị thế thông qua hoạt động mua bán – sáp nhập.
Theo đó, trong 3 năm, từ 2017 – 2019, Nhà nước sẽ tiến hành thoái vốn tại 57 công ty thuộc ngành cấp thoát nước, trải dài từ Hậu Giang đến Lạng Sơn. Trong số này, 24 công ty được bán với tỷ lệ sở hữu hơn 50% vốn điều lệ, 33 công ty sẽ thoái vốn ở tỷ lệ thấp hơn.
Theo Bộ Xây dựng, dự báo đến năm 2020, dân số đô thị cả nước đạt 44 triệu người, nhu cầu cấp nước sinh hoạt đô thị tăng lên 9,4 – 9,6 triệu m3/ngày. Nhu cầu vốn để xây các nhà máy nước mới, cải thiện hệ thống nước hiện hữu và các nhu cầu khác vào khoảng 3,3 tỷ USD, Nguồn vốn để đầu tư thêm các nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt đô thị trong 5 năm tới là 6,9 tỷ USD.
ặc thù của ngành nước là thị phần thường được giữ cố định cho những đơn vị đầu tiên thâm nhập. ây là lợi thế cho người đi tiên phong, đồng thời cũng là khó khăn cho những người đến sau. Chính vì vậy, việc có thể nắm giữ thị phần các doanh nghiệp nước hiện hữu tại các địa phương là một lợi thế rất lớn, có lẽ duy nhất một lần từ công cuộc thoái vốn nhà nước mang lại.
Bên cạnh đó, chính quyền các địa phương khuyến khích hoạt động đầu tư vào ngành nước. Chẳng hạn, tại Diễn đàn ngành nước ức – Việt tháng 3/2019, Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Thế Hùng cho biết, nhu cầu sử dụng nước sạch của Thủ đô là rất lớn, dự kiến đến năm 2020 đạt khoảng 2 triệu m3/ngày. Mục tiêu về nước sạch của Thành phố đến năm 2020, phấn đấu tỷ lệ người dân nông thôn có nước sạch là 100%. ể hoàn thành chỉ tiêu về nước sạch cho nhân dân Thủ đô, Thành phố kêu gọi các nhà đầu tư, các doanh nghiệp tham gia đầu tư các dự án cấp nước theo hình thức xã hội hóa.
Thành phố Hà Nội cũng hỗ trợ các nhà đầu tư lựa chọn công nghệ tiên tiến, hiện đại; ưu đãi đầu tư đối với dự án đầu tư nước sạch tại các vùng sâu, vùng xa; giới thiệu ngân hàng cho vay vốn với lãi suất ưu đãi từ ngân hàng thương mại, quỹ đầu tư phát triển Thành phố.
Lam Phong
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Xin thành lập hãng bay, ông chủ Vietravel có lãi hơn 30 tỉ đồng sau nửa năm
Cùng với việc xin thành lập hãng hàng không, Vietravel sẽ đưa cổ phiếu lên giao dịch trên UPCoM.
Vietravel đang xin lập hãng hàng không
Độc Lập
Công ty cổ phần Du lịch và Tiếp thị giao thông vận tải Việt Nam (Vietravel) vừa được chấp thuận đưa cổ phiếu lên giao dịch trên UPCoM. Cụ thể, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội đã chấp thuận cho Vietravel đăng ký giao dịch hơn 12,64 triệu cổ phiếu trên UPCoM với mã VTR.
Ngay trước thềm lên sàn, ngày 6.8 vừa qua Vietravel đã chốt danh sách cổ đông thực hiện lấy ý kiến bằng văn bản về việc phát hành riêng lẻ 700 tỉ đồng trái phiếu không chuyển đổi. Đồng thời hủy phương án phát hành 80 tỉ đồng trái phiếu không chuyển đổi đã được thông qua tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2019. Việc huy động vốn bằng trái phiếu nhằm phục vụ cho dự án hãng hàng không Vietravel Airlines với tổng mức đầu tư 700 tỉ đồng.
Năm 2018, Vietravel đạt doanh thu hợp nhất hơn 7.233 tỉ đồng, tăng 17% so với năm 2017. Lợi nhuận trước thuế đạt 71,4 tỉ đồng, tăng 47,5% so với năm 2017. Sau 6 tháng đầu năm nay, công ty đạt doanh thu 3.604,5 tỉ đồng và lợi nhuận trước thuế 32,3 tỉ đồng. Kết thúc ngày 30.6, Vietravel có tổng tài sản 1.654,22 tỉ đồng. Trong đó có quỹ tiền mặt 240,66 tỉ đồng nhưng đang vay ngắn hạn 100,33 tỉ đồng và vay dài hạn 35,9 tỉ đồng...
Vietravel tiền thân là Trung tâm Tracodi Tour thuộc Tổng công ty Đầu tư phát triển Giao thông vận tải. Cuối năm 2013 công ty chuyển hình sang công ty cổ phần, trong đó không còn vốn Nhà nước. Vốn điều lệ của Vietravel là 126,4 tỉ đồng. Hiện công ty có 2 cổ đông lớn sở hữu 25,29% VĐL. Trong đó cá nhân ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch HĐQT công ty, sở hữu 9,07% vốn và Công ty TNHH MTV Dịch vụ du lịch và lữ hành Quốc tế Sài Gòn (SG Travel) sở hữu 16,22% vốn.
Công ty đang kinh doanh du lịch lữ hành nội địa và quốc tế, xuất khẩu lao động, tổ chức các lớp dạy nghề lao động, tổ chức xúc tiến thương mại, tổ chức sự kiện...
Mới đây, Cục Hàng không Việt Nam có văn bản báo cáo Bộ Giao thông vận tải Việt Nam thông qua đề án thành lập Vietravel Airlines sau khi thẩm định dự án. Vietravel Airlines phát triển theo định hướng khai thác các đường bay phục vụ khách du lịch theo hình thức thuê chuyến (charter) và dự kiến bắt đầu khai thác chuyến bay thương mại đầu tiên vào cuối năm 2020.
Theo Thanhnien.vn
DIG muốn sáp nhập công ty con thông qua hoán đổi cổ phiếu Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (HoSE:DIG) vừa xin ý kiến cổ đông bằng văn bản về việc sáp nhập Công ty Cổ phần dịch vụ và thương mại DIC (DIC T&T) bằng hình thức hoán đổi cổ phiếu. Công ty Cổ phần dịch vụ và thương mại DIC là công ty con của DIG, có vốn điều...