‘Sức ép thị trường có thể làm tỷ giá USD/VND giảm 5-10% trong năm 2016′
TS. Quách Mạnh Hào, chuyên gia kinh tế tài chính, dự đoán sức ép thị trường thuần túy có thể làm tiền giảm 5-10% trong năm 2016, nhưng sự can thiệp có thể làm điều này xảy ra ở mức thấp của khoảng này (5%).
TS. Quách Mạnh Hào, chuyên gia kinh tế tài chính. Ảnh: Cafef
TS. Quách Mạnh Hào cho rằng gần như ai cũng tin FED sẽ tăng lãi suất cơ bản trong kỳ họp giữa tháng 12. Các tín hiệu phát đi từ FED đều ngầm nói rằng nền kinh tế đã trở nên khỏe mạnh và ít còn lý do để hỗ trợ phát triển kinh tế bằng công cụ lãi suất.
“Trong khi kỳ vọng lãi suất tăng đã được giới đầu tư định giá, và thực tế thị trường tài chính toàn cầu sụt giảm, có một chút hoài nghi về mức tăng nhiều hay ít. Phần lớn đều nghĩ rằng có mức tăng nhẹ và dần đều theo thời gian. Do vậy nếu sự tăng mạnh hơn kỳ vọng sẽ làm thị trường chứng khoán điều chỉnh thêm, nhưng có lẽ chỉ là một ngày giao dịch”, TS. Hào nhận định.
TS. Hào nhìn nhận dù thế nào thì lãi suất cơ bản của Mỹ cũng sẽ tăng, dù nhanh hay từ từ. Hệ quả tất yếu của quá trình này sẽ là sự quay về nước Mỹ của các đồng USD rẻ vốn đã được đầu tư khắp thế giới trong suốt hơn 6 năm qua. Hiển nhiên là các quốc gia và nhà đầu tư muốn sự ổn định hơn là biến động, nhất là lại đến từ nền kinh tế lớn như Mỹ.
Trung Quốc dường như đã chuẩn bị cho quá trình này bằng việc phá giá nhân dân tệ từ tháng 8 và cố gắng ngăn chặn sự rút vốn tại thị trường chứng khoán nội địa. Việt Nam tất nhiên cũng chịu những tác động tương tự, mặc dù ở mức độ nhỏ hơn rất nhiều.
TS. Quách Mạnh Hào cho rằng cùng với việc đồng USD đã trở nên mạnh hơn nhiều trong thời gian qua, tác động lên tỷ giá tiền VND là rõ ràng. Vấn đề này thuần túy về mặt chu chuyển vốn chứ không nhất thiết liên quan gì tới vấn đề khuyến khích xuất khẩu hay gì đó như người ta vẫn nói.
“Khi dòng vốn rẻ chảy vào, tỷ giá đồng tiền VND không đổi và ta có thêm nhiều dự trữ ngoại tệ. Bây giờ, vốn chảy ra nếu muốn giữ dự trữ ngoại tệ thì phải giảm giá tiền VND. Tóm lại, sự lựa chọn đơn giản là dự trữ ngoại tệ hay ổn định tỷ giá”, TS. Hào phân tích.
Video đang HOT
Với những phân tích trên, TS. Quách Mạnh Hào cho rằng sức ép thị trường thuần túy có thể làm tiền VND giảm 5-10% trong năm 2016 nhưng sự can thiệp có thể làm điều này xảy ra ở mức thấp của khoảng này.
Cùng quan điểm trên, CTCK TP.HCM (HSC), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ không điều chỉnh trong vài tuần tới và có lẽ sau Tết, cơ quan này sẽ có một số điều chỉnh chính sách. Trong năm 2016, tỷ giá có thể sẽ được điều chỉnh 5%.
Theo nhận định của HSC, mặc dù đồng Nhân dân tệ tăng giá trong ngày 15/12 thì đồng VND vẫn khá yếu do thị trường đang chờ đợi kết quả cuộc họp của Fed sẽ kết thúc vào thứ 5 trong đó ý kiến chung cho rằng lãi suất sẽ tăng.
“NHNN chắc chắn sẽ theo sát tỷ giá và muốn tránh tỷ giá không biến biến động mạnh vì sắp tới sẽ là mùa cao điểm ngoại hối cuối năm. Các biện pháp hành chính có lẽ sẽ được ưu tiên thực hiện do hiện NHNN đã phải dùng dự trữ ngoại hối để ổn định tỷ giá trong những tháng gần đây. Hiện trước mặt NHNN cũng không muốn có những điều chỉnh về mặt chính sách”, HSC bình luận.
HSC cho rằng có một nhân tố tích cực là đồng Nhân dân tệ đã dừng đà giảm giá và NHNN có lẽ đang hy vọng đồng Nhân dân tệ sẽ giữ được ổn định.
“Trong khi không cho rằng tỷ giá sẽ có sự điều chỉnh trong vài tuần tới, thì chúng tôi dự báo tỷ giá sẽ được điều chỉnh 5% trong năm 2016 và sau Tết có lẽ NHNN sẽ có một số điều chỉnh chính sách”, HSC dự báo.
Theo Bizlive
Trần lãi suất 20%/năm: Qui định 'cứng' có theo thị trường?
Bộ Luật dân sự (sửa đổi) được Quốc hội thông qua ngày 24/11 đã luật hoá mức lãi suất vay cố định tối đa là 20%/năm. Thực tế, các ngân hàng đang xác định lãi suất căn cứ theo mức độ rủi ro tăng dần của khoản vay. Quy định "cứng" hoá lãi suất liệu có khả thi?
Trong phiên họp Quốc hội, đa số các đại biểu tán thành quy định: mức lãi suất cố định ngay trong Bộ Luật dân sự tối đa là 20%/năm của khoản tiền vay. Quy định này sẽ được áp dụng khi Bộ luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2016.
_Tiếp thu các ý kiến của đại biểu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã sửa đổi nội dung về lãi suất tại Khoản 1, Điều 468 Bộ Luật dân sự. Theo đó, "Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan có quy định khác".
Trần lãi suất vay 20%/năm
Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Điều khoản sửa đổi này đã nhận được sự tán thành của 410 đại biểu, song vẫn còn 30 đại biểu không đồng ý hoặc bỏ phiếu trắng.
Việc quy định một mức lãi suất cố định tối đa trong Bộ Luật dân sự nhằm hạn chế tình trạng tín dụng đen, cho vay nặng lãi dẫn tới nhiều hệ luỵ tiêu cực cho xã hội. Vấn đề khống chế trần lãi vay đã thu hút nhiều ý kiến trái chiều, như: có nên áp trần lãi vay, mức lãi suất nào là phù hợp, vừa sức chịu đựng của người vay, vừa đảm bảo chi phí vốn, dự phòng rủi ro nợ xấu của ngân hàng.
Có ý kiến cho rằng lãi suất vay của ngân hàng nên tính theo lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nhân với 150% hoặc nâng lên 200%. Ý kiến khác lại cho rằng nên quy định "cứng" là bên vay và cho vay thoả thuận mức lãi suất vay không vượt quá 20%/năm trê
Nhẩm tính theo lãi suất cơ bản là 9%, nếu lấy hệ số 150% thì lãi suất vay của ngân hàng tối đa là 13,5%/năm, nếu lấy 200% thì lãi vay tối đa là 18%/năm. Mức lãi suất vay này được cho là phù hợp với diễn biến lạm phát thấp khoảng 2%, mặt bằng lãi suất huy động bình quân trên 8%/năm...
Với cách này, khi NHNN tăng/giảm lãi suất cơ bản thì trần lãi vay cũng sẽ biến động tăng/giảm linh hoạt, bám sát theo diễn biến thị trường._ Đây là quy định "mềm" để tạo thuận lợi cho các ngân hàng chủ động điều chỉnh lãi suất vay phù hợp trong từng thời điểm, từng đối tượng khách hàng căn cứ theo mức độ rủi ro của khoản vay.
Còn quy định "cứng" lãi vay tối đa 20%/năm theo Bộ Luật dân sự mới, một số ý kiến lo lắng rằng mức trần lãi suất sẽ được điều chỉnh theo kỳ họp Quốc hội (một năm 2 lần) là chậm. Hơn nữa, vào giai đoạn tín dụng tăng trưởng nóng như trước năm 2012, lãi suất huy động tới 17-18%/năm, lãi vay dâng lên 20-22%/năm hoặc cao hơn nữa.
Do đặc thù kinh doanh, ngân hàng buộc phải cạnh tranh lãi suất huy động hoặc tăng lãi suất theo mùa vụ, vượt mức 20%/năm sẽ làm phạm Luật? Và khi rủi ro khoản vay càng lớn thì lãi vay càng cao. Đây mới là lãi suất theo thị trường.
Chính các ngân hàng cũng chịu áp lực khi bị áp trần lãi suất, nhưng lãi vay thấp sẽ khó bù đắp rủi ro mất vốn.
Một đồng nợ,bao nhiều đồng lãi?
Với quy định áp trần lãi vay là 20%/năm, Khoản 1 Điều 468 lại không sử dụng lãi suất cơ bản làm lãi suất tham chiếu. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị sửa quy định tại Khoản 2 điều này về mức lãi suất ấn định trong hợp đồng vay có lãi suất để giải quyết tranh chấp phát sinh.
Cụ thể, "Trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 điều này tại thời điểm trả nợ". Có nghĩa, mức lãi suất thoả thuận được xác định tối đa là 10%/năm.
Trong quan hệ tín dụng, các ngân hàng đã và đang rất khó xử lý các khoản nợ quá hạn, nợ xấu có phát sinh tranh chấp, kiện tụng. Theo tìm hiểu của Thời báo Kinh Doanh, trong nhiều trường hợp xử lý thu hồi nợ, ngân hàng đã miễn cưỡng chấp thuận thu hồi nợ gốc và giảm một phần nợ lãi (gồm lãi trong hạn, lãi phạt bằng 150% lãi suất). Mức giảm lãi có thể là 30%, 50% hoặc 100% tuỳ theo thoả thuận, đàm phán giữa chủ nợ và con nợ. Trường hợp xấu nhất là ngân hàng chỉ thu được một phần nợ gốc, và chấp nhận xoá toàn bộ nợ lãi cho con nợ nếu đã mất khả năng thanh toán.
Trao đổi với lãnh đạo xử lý nợ của một ngân hàng có vốn điều lệ 8.800 tỷ đồng, vị này chia sẻ, khách hàng doanh nghiệp có nợ xấu hơn 20 tỷ đồng đã treo trên sổ sách gần 3 năm. Chỉ tính mức lãi suất trung bình vay 10%/năm thì tổng nợ lãi trong hạn đã là 6 tỷ đồng, cộng lãi phạt 150% là hơn 9 tỷ đồng. Tức tổng nợ lãi đã gần chạm mức nợ gốc.
"Trong kinh doanh ngân hàng, rủi ro nợ xấu sẽ khiến ngân hàng mất rất nhiều chi phí, không đơn thuần chỉ là mất nợ gốc, các khoản lãi. Chúng tôi nhẩm tính, một đồng vốn cho vay biến thành nợ xấu thì ngân hàng sẽ mất tới khoảng 30 đồng vốn kinh doanh. Đó mới là thiệt hại đáng kể"- Vị lãnh đạo này chia sẻ.
Theo Thời báo Kinh doanh
Người đàn bà Do Thái khiến Trung Quốc khó lường Sự kiên định và mềm dèo của bà đã cả thế giới nhất là Trung Quốc khó lường và thận trọng đối với diễn biến của đồng USD và nền kinh tế Mỹ. Thế giới ngóng Yellen Cuối năm 2014, lần đầu tiên chủ tịch Cục dự trữ Liên bang Mỹ Janet Yellen không còn dùng tới cụm từ "cam kết giữ lãi...