Sức ép tăng lãi vay trung – dài hạn
Dù đã nới lỏng hơn lộ trình siết vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng cuộc đua tăng lãi suất để hút vốn trung – dài hạn có thể sẽ lại nóng lên.
NHNN vừa ban hành Thông tư 22/2019/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để thay thế cho Thông tư 36/2014/TT-NHNN.
Tỷ trọng tín dụng trung- dài hạn trong tổng dư nợ của một số ngân hàng
Nới rộng lộ trình
Một trong những thay đổi đáng chú ý so với quy định hiện hành là NHNN sẽ giảm tiếp tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung- dài hạn xuống 30% theo lộ trình. Cụ thể, giai đoạn 1/1/2020 – 30/9/2020, tỷ lệ này là 40%; từ 1/10/2020 – 30/9/2021 là 37%; từ 1/10/2021 – 30/9/2022 là 34% và từ 1/10/2022 sẽ giảm còn 30%. Như vậy, lộ trình này đã được cơ quan quản lý nới rộng hơn so với cả 2 phương án ban đầu được đưa ra trong bản dự thảo của Thông tư này.
Quyết định nói trên nhằm hỗ trợ tính thanh khoản và giảm thiểu rủi ro về kỳ hạn giữa nguồn và sử dụng nguồn của ngân hàng, đồng thời cũng yêu cầu các ngân hàng thường xuyên phải căn cứ nguồn vốn thực có tại thời điểm cho vay để có kế hoạch cho vay.
Một cơ sở nữa để cơ quan quản lý đưa ra quyết định này là hiện tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung- dài hạn của tất cả các khối ngân hàng đều thấp hơn nhiều so với mức 40% theo quy định hiện hành. Cụ thể, số liệu thống kê của NHNN cho thấy, tại thời điểm cuối tháng 8, tỷ lệ này của khối NHTM Nhà nước chỉ là 30,61%, trong khi đối NHTMCP ở mức 30,91%.
Video đang HOT
Có ý kiến còn cho rằng, việc siết chặt hơn tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung- dài hạn cũng đồng nghĩa với việc siết chặt tín dụng trung – dài hạn khi mà nguồn vốn huy động của các ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn. Đây sẽ là một sức ép để Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn thị trường vốn, khuyến khích các doanh nghiệp tìm kiếm nguồn vốn trên thị trường chứng khoán, từ đó khắc phục hiện tượng mất cân bằng trong hệ thống tài chính.
Tác động mặt bằng lãi suất
Theo dự báo của nhiều công ty chứng khoán, việc giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung – dài hạn về còn 30% có nguy cơ sẽ kéo mặt bằng lãi suất huy động trung và dài hạn toàn hệ thống tăng lên. Hiện mặt bằng lãi suất đã cao hơn năm 2018 khoảng 0,5 – 0,7%.
Nỗi lo này không phải là không có cơ sở khi mà cuộc đua lãi suất đã bắt đầu từ giữa năm 2018 để thu hút nguồn vốn trung- dài hạn nhằm đáp ứng quy định tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung- dài hạn giảm còn 40% từ đầu năm 2019. Cuộc đua ngày càng nóng hơn sau khi NHNN công bố dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 36/2014/TT-NHNN, trong đó dự kiến sẽ giảm tỷ lệ này về còn 30%.
Nhiều chuyên gia ngân hàng như TS. Cấn văn Lực, TS. Nguyễn Trí Hiếu cũng cho rằng, cuộc đua lãi suất huy động của các ngân hàng trong thời gian qua chủ yếu là cơ cấu lại nguồn vốn để đảm bảo thực hiện các yêu cầu của NHNN, cụ thể là quy định giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn và đáp ứng tiêu chuẩn Basel II.
Trong khi hiện tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung- dài hạn bình quân của cả khối ngân hàng quốc doanh lẫn cổ phần tư nhân đều cao hơn mức 30%, có nghĩa các ngân hàng này sẽ phải tiếp tục cơ cấu lại tín dụng, giảm tỷ trọng tín dụng trung – dài hạn; hoặc tăng quy mô nguồn vốn, đặc biệt là vốn trung- dài hạn.
Thế nhưng, tại nhiều ngân hàng, tỷ trọng dư nợ cho vay trung- dài hạn đang ở mức rất cao, thậm chí có ngân hàng lên tới 60 – 80%, nên khó có thể giảm trong một sớm một chiều. Vì thế, giải pháp trước mắt là tăng quy mô nguồn vốn.
Ở một góc độ khác, NHNN vừa có quyết định giảm trần lãi suất huy động các kỳ hạn dưới 1 tháng xuống còn 0,8%/năm và các kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng xuống còn 5,0%/năm. Tuy nhiên, lãi suất huy động các kỳ hạn trên 6 tháng vẫn để cho các ngân hàng tự quyết. Đó chính là cơ hội để các nhà băng chạy đua hút vốn trung và dài hạn bằng lãi suất. Lẽ đương nhiên, lãi suất huy động tăng thì lãi suất cho vay sẽ khó giảm, đặc biệt là lãi suất cho vay trung – dài hạn vốn không bị khống chế bởi trần lãi suất.
Hà Anh
Theo Enternews.vn
Lan tỏa giảm lãi vay ngắn hạn
Nhiều ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) cho hay đã và đang triển khai hạ lãi suất cho vay ngắn hạn theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
NHNN vừa quyết định số 2416/2019/QĐ-NHNN giảm 0,5% trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND đối với các lĩnh vực ưu tiên xuống còn 6%/năm từ ngày 19/11 vừa qua.
Vietcombank đã tiên phong cắt giảm 0,5% lãi suất cho vay ngắn hạn ngay trước khi NHNN ban hành số 2416/2019/QĐ-NHNN.
Ráo riết hạ lãi vay
Ngay sau quyết định nói trên của NHNN, một loạt các ngân hàng, dẫn đầu là 4 ông lớn nghiêm chỉnh thực thi. Đáng chú ý, đi trước quyết định này của NHNN, Vietcombank đã giảm tiếp 0,5%/năm lãi suất cho vay đối với các khoản vay hiện hữu bằng VND của doanh nghiệp trong 2 tháng cuối năm 2019.
Ngoài Vietcombank và các ngân hàng quốc doanh lớn, các NHTMCP cũng ráo riết công bố hạ lãi suất cho vay. Trong đó, MSB có chương trình giảm lãi suất cho vay ngắn hạn 2% cho doanh nghiệp và chủ hộ kinh doanh, giảm 3,6% lãi suất cho vay phục vụ chăn nuôi, sản xuất trong nông nghiệp. Trước đó, HDBank đã dành tới 10.000 tỷ đồng tín dụng xanh với lãi suất giảm 2,5% so với lãi vay thông thường, dành cho các khách hàng doanh nghiệp siêu nhỏ, hộ kinh doanh...
Tổng giám đốc một NHTMCP cách đây không lâu từng chia sẻ Ngân hàng chưa thể lập tức hạ lãi suất vay do chi phí vốn còn cao, nhưng trong đợt hạ lãi vay gần như đồng loạt hiện nay, Ngân hàng cũng giảm trên biểu lãi suất cho vay công khai. "Chúng tôi sẽ cố gắng đảm bảo việc hạ lãi suất cho vay, một mặt vừa tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ cho doanh nghiệp một cách thực chất, mặt khác vẫn không bị sụt giảm lợi nhuận của ngân hàng", vị Tổng giám đốc này cho biết.
Các ngân hàng thương mại có thể sẽ tiếp tục giảm lãi suất cho vay ngắn hạn sau quyết định giảm trần lãi suất cho vay ngắn hạn của NHNN. Tuy nhiên, lãi suất cho vay trung-dài hạn sẽ khó giảm.
Điều kiện lan tỏa
Trên thực tế, dư địa giảm lãi suất cho vay ngắn hạn là khá lớn khi mà báo cáo tài chính 9 tháng của phần lớn các ngân hàng đều ghi nhận lợi nhuận hết sức khả quan, trong đó nguồn thu chủ yếu vẫn là hoạt động tín dụng. "Không ít ngân hàng lãi tới cả nghìn tỷ đồng, thậm chí là chục nghìn tỷ đồng, tăng 30 - 40% so với năm trước, trong khi tín dụng chỉ tăng có hơn chục phần trăm. Điều đó cho thấy tỷ lệ lãi cận biên (NIM) của các ngân hàng được cải thiện tích cực. Đó chính là một tiền đề cho việc giảm lãi suất cho vay", một chuyên gia cho biết.
Tuy nhiên, để làn sóng giảm lãi suất cho vay ngắn hạn lan tỏa rộng rãi hơn nữa, nhiều chuyên gia cho rằng, điều kiện tiên quyết là mặt bằng lãi suất huy động ngắn hạn cần giảm mạnh hơn nữa. Bởi lãi suất huy động đã giảm, nhưng mức giảm không đáng kể, hoặc mới giảm tập trung cho những kỳ hạn mà ngân hàng muốn hạn chế huy động.
Ngoài ra, ông Quản Trọng Thành - Trưởng phòng Nghiên cứu Khách hàng Tổ chức của Công ty Chứng khoán Maybank Kimeng Việt Nam cho biết, dựa trên diễn biến thực tế, các quy định hiện hành có vẻ như "dễ thở" hơn trước. Theo Thông tư 22/2019/TT-NHNN, từ tháng 1 đến hết tháng 9 năm 2020, tỷ lệ vốn ngắn hạn được dùng cho vay trung và dài hạn là 40%. Từ tháng 10/2020 đến hết tháng 9/2021, tỷ lệ này còn là 37%; Từ tháng 10/2021 đến hết tháng 9/2022 là 34% và từ tháng 10/2022 là 30%. Như vậy, các ngân hàng cũng không chịu áp lực quá lớn trong việc thực hiện yêu cầu siết vốn vay trung và dài hạn. Ngoài ra, Thông tư 18/2019/TT-NHNN quy định tổng cho vay tín dụng trên tổng huy động (LDR) cho tất cả các ngân hàng là 85%, thay vì phân bổ 90% cho các NHTM Nhà nước và 80% cho các NHTM tư nhân. Theo đó, các NHTM tư nhân sẽ có thêm nguồn vốn ngắn hạn để cho vay với lãi suất ưu đãi hơn.
Lê Mỹ
Theo Enternews.vn
Thị trường chứng khoán tăng điểm trở lại? Dù VN-Index đã điều chỉnh sau khi chạm mốc 1.027 điểm, nhưng nhiều chuyên gia kỳ vọng thị trường sẽ sớm phục hồi trở lại. Chỉ sau 2 tuần điều chỉnh, số VN-Index đã giảm gần 5% so với đỉnh 1.027 điểm. Chốt phiên giao dịch 25/11, VN-Index giảm 0,15 điểm đóng cửa tại mốc 976,35 điểm. Diễn biến của VN-Index từ ngày...