Sức ép tại Bạc Liêu khi số ca nhiễm tăng gần 10 lần
Bạc Liêu 24 giờ qua ghi nhận 250 ca nhiễm, nâng tổng số ca lên 4.480, tăng gần 10 lần so với đầu tháng 10, hệ thống điều trị nhanh chóng quá tải.
Ông Bùi Quốc Nam, Giám đốc Sở Y tế Bạc Liêu, ngày 4/11 cho biết 10 ngày qua, tình hình dịch diễn biến rất phức tạp, số lượng F0 tăng rất nhanh. “Tình hình này gây áp lực rất lớn đến công tác phòng bệnh, điều trị trên địa bàn tỉnh. Hệ thống điều trị quá tải một cách nhanh chóng tạo sức ép rất lớn lên cả y tế và chính quyền”, ông Nam nói.
Trong số 250 ca nhiễm mới có 60 ca dưới 18 tuổi, 153 ca cộng đồng. Nhiều nhất là TP Bạc Liêu với 91 ca cộng đồng, huyện Đông Hải 31 ca, thị xã Giá Rai 18 ca. Các trường hợp này phát hiện qua truy vết liên quan chuỗi lây nhiễm tại 3 nhà máy thủy sản và tầm soát cộng đồng.
Ngành chức năng Bạc Liêu đang tập trung lực lượng khoanh vùng, truy vết, cách ly F1 để hạn chế lây lan trong cộng đồng. 3.094 người đang cách ly tập trung; trong đó 2.041 F1, 953 người về từ vùng dịch.
Đánh giá nguyên nhân bùng phát dịch mạnh mấy ngày qua, ông Nam cho rằng do lượng người về từ các tỉnh rất đông, 10 ngày đầu tháng 10 thống kê trên 26.000 người. Trong số này, tỷ lệ mắc Covid-19 nhiều.
“Đây là nguồn lây chính trong cộng đồng, vì trước khi bà con về thì tình hình dịch tại Bạc Liêu rất ổn, là một trong các địa phương ít ca nhiễm nhất miền Tây. Lượng người về quê tự phát quá lớn đã làm cho dịch tăng lên mức khủng khiếp”, ông Nam nói. Ông cho rằng bà con về đã tiếp xúc với người thân, dòng họ, cộng đồng, trong số này nhiều người làm công nhân nhà máy dẫn đến phát sinh các ổ dịch lớn, mức độ lây lan nhanh, rộng…
Từ hôm 2/11, Bạc Liêu đã nâng cấp độ dịch toàn tỉnh từ cấp 2 (vùng vàng, nguy cơ trung bình) lên cấp 4 (vùng đỏ, nguy cơ rất cao). Trong đó, thị xã Giá Rai và thành phố Bạc Liêu là cấp độ 4; huyện Đông Hải, Phước Long và Hồng Dân cấp độ 3 – nguy cơ cao. Huyện Vĩnh Lợi và Hòa Bình cấp độ 2. Trong 64 xã, phường, thị trấn thì có 20 đơn vị thuộc vùng đỏ; 8 vùng cam và 36 vùng vàng.
Hiện tất cả lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch tập trung 100% nhân lực làm nhiệm vụ… Các địa bàn thuộc “vùng đỏ” đã nhanh chóng thiết lập, vận hành các chốt kiểm soát Covid-19…
Số bệnh nhân quá đông đang tạo sức ép lớn lên hệ thống y tế điều trị của tỉnh Bạc Liêu.
“Với nguồn lực hiện tại thì cơ sở vật chất của ngành y tế còn rất hạn chế. Nguồn nhân lực không bảo đảm cho công tác phòng chống dịch với số lượng bệnh nhân tăng như vậy”, người đứng đầu ngành y tế Bạc Liêu nói. Ông Nam không cho biết số nhân sự y tế tại chỗ tham gia chống dịch là bao nhiêu, song nói rõ “cần chi viện 65 bác sĩ, trong đó có 15 bác sĩ chuyên khoa hồi sức cấp cứu; 170 điều dưỡng”.
Hệ thống điều trị Covid-19 tại Bạc Liêu đang được thiết lập theo mô hình 3 tầng. Tuy nhiên, điểm đặc biệt, theo ông Nam, là Bạc Liêu quyết định không lập các bệnh viện dã chiến để thu dung, điều trị bệnh nhân Covid mà trưng dụng trường học, ký túc xá sinh viên, các cơ sở y tế các cấp… làm nơi tiếp nhận điều trị.
Hệ thống y tế Bạc Liêu trước đây có khả năng tiếp nhận, điều trị khoảng 2.000 F0. Hiện tỉnh đã chuẩn bị cho kịch bản 5.000 ca nhiễm, trong đó hơn 100 ca nặng (tầng điều trị thứ 3 – hồi sức tích cực). Tầng 3 của tỉnh đang điều trị 80 F0, tầng 2 có 70 F0. Tỉnh trưng dụng tối đa các cơ sở y tế hiện có để điều trị bệnh nhân và truy vết, cách ly F1.
“Hiện tại, năng lực y tế tỉnh cơ bản đáp ứng điều trị bệnh nhân nặng ở mức 100 ca, nhưng nếu tiếp tục có thêm F0 nặng nữa thì rất thiếu máy thở phục vụ điều trị”, Giám đốc Sở Y tế Bạc Liêu nói và cho biết vì thế rất cần sự hỗ trợ của Bộ y tế, các bệnh viện tuyến trên. Hiện chưa rõ số máy thở Bạc Liêu đang có cũng như hệ thống oxy y tế được chuẩn bị như thế nào.
Đến nay, Bạc Liêu đã nhận được sự hỗ trợ của Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP HCM). Ngoài ra, Bạc Liêu cũng đặt vấn đề với Quân khu 9 để hỗ trợ nguồn nhân lực phục vụ chống dịch, trang thiết bị. Tỉnh vận động doanh nghiệp, mạnh thường quân, các nhà hảo tâm hỗ trợ thuốc men, đồ bảo hộ… phục vụ phòng chống dịch.
UBND tỉnh Bạc Liêu quyết định bổ sung 850 giường điều trị Covid-19, đặt tại Trường THPT Bạc Liêu, (đường Nguyễn Tất Thành, khóm 5, phường 1, thành phố Bạc Liêu); Khu A, Ký túc xá sinh viên tỉnh Bạc Liêu và cơ sở y tế ở huyện Đông Hải…
Video đang HOT
Chốt kiểm soát dịch Covid-19 tại phường 1, TP Bạc Liêu. Ảnh: Cửu Long
Tỉnh Bạc Liêu rộng 2.570 km2; gồm 7 huyện, thị, thành phố với dân số 900.000 người. Nơi đây đang là điểm nóng nhất bùng phát dịch ở đồng bằng sông Cửu Long. Bác sĩ Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy đang chi viện Bạc Liêu những ngày qua, đánh giá tỉnh có nguy cơ bùng dịch lớn như đợt dịch vừa qua tại TP HCM, nếu không nhanh chóng tiến hành các biện pháp dập dịch. Bộ Y tế và các đoàn y bác sĩ những bệnh viện ở TP HCM cũng đang tập trung lực lượng và trang thiết bị y tế về Bạc Liêu.
Ông Nam cũng cho biết tỉnh đang đẩy nhanh tối đa tốc độ tiêm vaccine, cố gắng đến ngày 10/11 độ bao phủ trên 90% dân số trên 18 tuổi. Khi đó, tình hình dịch bệnh sẽ được khống chế sớm, số lượng bệnh nhân ở tầng 2-3 sẽ giảm nhiều.
Toàn tỉnh đã tiêm vaccine phòng Covid-19 cho 490.121 người (tỷ lệ hơn 75% người 18 tuổi trở lên); trong đó 107.376 người được tiêm đủ 2 mũi (trên 16%).
Ngày 2/11: Có 5.637 ca mắc COVID-19 tại 52 địa phương, Đồng Nai nhiều nhất 858 ca
Bản tin dịch COVID-19 ngày 2/11 của Bộ Y tế cho biết có 5.637 ca mắc COVID-19 tại 52 địa phương, trong đó Đồng Nai nhiêu nhất vói 858 ca.
Trong ngày có 2.741 bệnh nhân khỏi; 74 ca tử vong
Thông tin các ca mắc COVID-19 mới:
- Tính từ 16h ngày 01/11 đến 16h ngày 02/11, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 5.637 ca nhiễm mới, trong đó 24 ca nhập cảnh và 5.613 ca ghi nhận trong nước (tăng 18 ca so với ngày trước đó) tại 52 tỉnh, thành phố (có 2.258 ca trong cộng đồng).
- Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Đồng Nai (858), Bình Dương (780), TP HCM (682), Kiên Giang (421), Bạc Liêu (316), An Giang (314), Tiền Giang (202), Sóc Trăng (165), Bình Thuận (164), Cần Thơ (146), Tây Ninh (131), Long An (116), Bắc Ninh (115), Hà Giang (93), Đồng Tháp (91), Ninh Thuận (89), Đắk Lắk (80), Gia Lai (74), Bà Rịa - Vũng Tàu (67), Trà Vinh (67), Cà Mau (62), Phú Thọ (59), Hà Nội (56), Vĩnh Long (50), Bến Tre (47), Hậu Giang (46), Thanh Hóa (45), Bình Định (40), Nghệ An (36), Khánh Hòa (26), Hà Nam (21), Lâm Đồng (20), Bắc Giang (17), Bình Phước (13), Đắk Nông (11), Quảng Nam (11), Thừa Thiên Huế (10), Kon Tum (10), Quảng Ngãi (9), Thái Nguyên (8 ), Đà Nẵng (7), Quảng Bình (7), Nam Định (7), Hải Dương (4), Hải Phòng (4), Vĩnh Phúc (3), Quảng Ninh (3), Hà Tĩnh (2), Sơn La (2), Tuyên Quang (2), Hưng Yên (2), Điện Biên (1), Lào Cai (1).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: TP. Hồ Chí Minh (-245), Đắk Lắk (-84), Bạc Liêu (-66).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Đồng Nai ( 201), An Giang ( 99), Bình Dương ( 98).
- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 5.160 ca/ngày.
Biểu đồ số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam đến ngày 2/11
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 932.357 ca nhiễm, đứng thứ 40/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 151/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 9.465 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 927.494 ca, trong đó có 821.989 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 12 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Ninh Bình, Lạng Sơn, Sơn La, Yên Bái, Lai Châu, Hải Phòng, Tuyên Quang, Thái Bình, Hưng Yên, Điện Biên, Hòa Bình, Bắc Kạn.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (433.751), Bình Dương (234.520), Đồng Nai (67.294), Long An (35.063), Tiền Giang (17.009).
Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19
1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:
- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 2.741
- Tổng số ca được điều trị khỏi: 824.806
2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 2.950 ca, trong đó:
- Thở ô xy qua mặt nạ: 2.022
- Thở ô xy dòng cao HFNC: 501
- Thở máy không xâm lấn: 111
- Thở máy xâm lấn: 303
- ECMO: 13
3. Số bệnh nhân tử vong:
- Từ 17h30 ngày 01/11 đến 17h30 ngày 02/11 ghi nhận 74 ca tử vong tại TP. Hồ Chí Minh (31), Bình Dương (19), An Giang (6), Kiên Giang (4), Đồng Nai (4), Long An (3), Cần Thơ (2), Tiền Giang (2), Tây Ninh (1), Khánh Hòa (1), Đắk Lắk (1).
- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 58 ca.
- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 22.205 ca, chiếm tỷ lệ 2,4% so với tổng số ca nhiễm.
- So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 133/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với Châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 28/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tình hình xét nghiệm
- Trong 24 giờ qua đã thực hiện 90.603 xét nghiệm cho 205.060 lượt người.
- Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 22.396.096 mẫu cho 60.740.162 lượt người.
Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19
Trong ngày 01/11 có 1.277.565 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 83.131.464 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 58.013.895 liều, tiêm mũi 2 là 25.117.569 liều.
Số ca mắc COVID-19 trên thế giới
- Cả thế giới có 247.967.835 ca nhiễm, trong đó 224.648.683 khỏi bệnh; 5.023.122 tử vong và 18.296.030 đang điều trị (73.400 ca diễn biến nặng).
- Trong ngày số ca nhiễm của thế giới tăng 113.713 ca, tử vong tăng 2.649 ca.
- Châu Âu tăng 86.757 ca; Bắc Mỹ tăng 1.159 ca; Nam Mỹ tăng 100 ca; châu Á tăng 23.814 ca; châu Phi tăng 519 ca; châu Đại Dương tăng 1.364 ca.
- Tại Đông Nam Á, trong ngày ghi nhận 11.451 ca, trong đó: Indonesia tăng 612 ca, Thái Lan tăng 7.574 ca, Philippines tăng 2.303 ca, Campuchia tăng 89 ca, Lào tăng 873 ca.
Những hoạt động của ngành y tế trong ngày
- Bộ Y tế tham gia Đoàn công tác do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Phó Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 chủ trì làm việc với TP. Hà Nội về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn.
- Bộ Y tế tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại tỉnh Tiền Giang.
- TP. Hà Nội: Các cơ sở y tế trong và ngoài công lập tăng cường triển khai các biện pháp y tế phòng chống dịch COVID-19 trong thời gian thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ. Xây dựng kịch bản, tổ chức diễn tập, đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực điều tra dịch tễ, sẵn sàng ứng phó với các tình huống diễn biến dịch COVID-19 theo từng cấp độ trên địa bàn, không để bị động.
- TP. Đà Nẵng: Từ này 2/11, ngành y tế TP Đà Nẵng bắt đầu tiến hành tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ dưới 18 tuổi với mục tiêu sớm tạo kháng thể để các em quay lại trường học. Trong sáng 2/11, địa phương này tiến hành tiêm cho các em từ 15 đến dưới 18 tuổi, dự kiến tới hết ngày 5/11. Đợt tiêm cho người dưới 18 tuổi lần này có khoảng 45.000 em, chủ yếu là học sinh tại các trường THPT.
Bạc Liêu thực hiện tốt công tác hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động Ngày 1/11, Đoàn công tác của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội do Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Bạc Liêu về công tác hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn...