Sức ép lạm phát gia tăng
Các chuyên gia kinh tế của Trường Đại học Kinh tế quốc dân dự báo, tăng trưởng kinh tế năm 2019 có thể sẽ không đạt được tốc độ tăng trưởng tốt như năm 2018 trong khi lạm phát sẽ có xu hướng gia tăng so với năm 2017, mặc dù có thể vẫn kiểm soát được ở dưới mức 5%.
Đánh giá về triển vọng kinh tế năm 2019, một báo cáo của Trường Đại học Kinh tế quốc dân cho rằng, chất lượng tăng trưởng có cải thiện từ năm 2018. Động lực tăng trưởng kinh tế năm 2019, xét từ khu vực kinh tế, sẽ vẫn đến chủ yếu từ khu vực FDI, đi kèm là cán cân thương mại cải thiện.
Điểm thuận lợi cho Việt Nam với tình hình chính trị ổn định, chính sách thu hút FDI có tính cạnh tranh cao, cộng thêm những tác động tích cực từ tình hình thế giới, Việt Nam sẽ tăng trưởng tiếp tục chủ yếu dựa vào đầu tư và thương mại quốc tế.
(Ảnh minh họa)
Tuy vậy, kinh tế Việt Nam năm 2019 cũng sẽ đối diện nhiều thách thức. Thứ nhất là do tính bất định và khó lường trong môi trường kinh tế thế giới, Việt Nam sẽ chịu tác động lớn bởi những “cú sốc” từ bên ngoài, trong khi khả năng kháng chịu và thích ứng còn chưa cao.
Video đang HOT
Thách thức thứ hai là kết quả cải thiện môi trường kinh doanh đang chững lại, thực tế kết quả sản xuất cũng như các cơ hội sản xuất của các doanh nghiệp, đặc biệt ở khu vực tư nhân còn rất yếu, các rào cản phát triển còn nhiều.
Một thách thức đáng kể nữa là dư địa tác động của các chính sách tiếp tục bị thu hẹp. Việc gia tăng cung tiền và tín dụng phục vụ tăng trưởng có thể gây áp lực đến rủi ro lạm phát.
Về lạm phát, các chuyên gia kinh tế của Trường Đại học Kinh tế quốc dân dự báo, tăng trưởng kinh tế năm 2019 có thể sẽ không đạt được tốc độ tăng trưởng tốt như năm 2018 trong khi lạm phát sẽ có xu hướng gia tăng so với năm 2017, mặc dù có thể vẫn kiểm soát được ở dưới mức 5%.
Nhận định về tình hình lạm phát, TS Lê Xuân Nghĩa – thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia cho hay, lạm phát trong năm 2019 có thể sẽ tăng thêm trên dưới 1% so với năm ngoái. Vì thế, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ đứng trước tình thế tiến thoái lưỡng nan về điều hành tỷ giá. Lạm phát tăng, tỷ giá cũng chịu áp lực nhất định, lãi suất không thể tránh khỏi sức ép tăng.
Trước tình hình đó, TS Lê Xuân Nghĩa đưa ra giải pháp, NHNN cần lưu ý theo dõi chặt chẽ thặng dư thương mại, cán cân vãng lai… bởi đây là những nhân tố tác động lớn đến tỷ giá hối đoái. Nếu thị trường có biến động thì NHNN có thể linh hoạt điều chỉnh tỷ giá nhích lên một chút. Còn hiện tại, tỷ giá vẫn trong tầm kiểm soát của NHNN chưa cần có biện pháp can thiệp.
“Hy vọng, quý tới tình hình xuất khẩu được cải thiện, thặng dư thương mại sẽ tăng lên so với quý trước”, vị chuyên gia tài chính ngân hàng nói.
M.L
Theo petrotimes.vn
Chứng khoán Mỹ chuyển xanh sau quyết định giữ nguyên lãi suất của FED
Sắc xanh đã tràn ngập thị trường chứng khoán Mỹ sau khi Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) tuyên bố giữ nguyên mức lãi suất cơ bản từ 2,25-2,5 và để ngỏ khả năng sẽ sớm cắt giảm lãi suất do gia tăng bất ổn trong triển vọng kinh tế.
Bảng tỉ giá chứng khoán tại Sàn giao dịch chứng khoán New York, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Chốt phiên giao dịch chiều 19/6 theo giờ địa phương (tức sáng 20/6 theo giờ Việt Nam), chỉ số công nghiệp Dow Jones đã tăng 0,2% lên 26.504,00 điểm, trong khi chỉ số tổng hợp S&P 500 tăng 0,3% lên 2.926,46 điểm và chỉ số công nghệ Nasdaq tăng 0,4% lên 7.403,54 điểm. Trong khi đó, chỉ số đồng USD, thước đo giá trị đồng USD so với một giỏ gồm 6 đồng tiền chủ chốt khác, giảm 0,54%. Đồng euro tăng 0,51% lên 1,1248 USD/euro.
Ở bên kia bờ Đại Tây Dương, các thị trường chứng khoán châu Âu diễn biến trái chiều. Tại London (Vương quốc Anh), chỉ số FTSE 100 chốt phiên giảm 0,5% xuống còn 7.403,54 điểm, chỉ số DAX 30 trên sàn Frankfurt (Đức) cũng "trượt" 0,2% còn 12.308,53 điểm. Trong khi đó, chỉ số CAC 40 tại Paris (Pháp) tăng 0,2% lên mức 5.518,45 điểm và chỉ số tổng hợp Euro Stoxx 50 "nhích" 0,1% lên 3.454,70 điểm.
Quyết định giữ nguyên lãi suất của FED cũng giúp chứng khoán trên sàn Tokyo (Nhật Bản) tăng nhẹ. Mở cửa phiên giao dịch sáng 20/6, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,44% lên mức 21.427,25 điểm. Tương tự, chỉ số Topix tăng 0,25% lên mức 1.559,09 điểm.
Trong khi đó, giá vàng thế giới cũng đi lên sau khi FED phát đi tín hiệu có thể hạ lãi suất vào cuối năm nay, trước tình hình kinh tế còn nhiều bất ổn và lạm phát yếu. Cụ thể, vào lúc 2h43' sáng 20/6 theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay tăng 0,3% lên 1.349,40 USD/ounce. Trong khi đó, giá vàng giao dịch kỳ hạn tại Mỹ đóng phiên ở mức 1.348,8 USD/ounce.
Trước đó cùng ngày, sau khi kết thúc hai ngày họp, Ủy ban Thị trường mở liên bang (FOMC) - cơ quan hoạch định chính sách của FED - đã đưa thông cáo báo chí giữ nguyên lãi suất với lý do trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều bất ổn và sức ép lạm phát không lớn, FOMC sẽ theo dõi diễn biến tình hình kinh tế của Mỹ trong thời gian sắp tới và sẽ có các bước đi phù hợp. 9 trong 10 thành viên của FOMC đã bỏ phiếu đồng ý giữ nguyên mức lãi suất cơ bản từ 2,25-2,5%.
Chủ tịch FED Jerome Powell cho biết bất đồng thương mại và tăng trưởng kinh tế thế giới chững lại đã khiến nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới cân nhắc tới việc cắt giảm lãi suất cơ bản song hầu hết đều muốn xem xét thêm các số liệu trước khi đưa ra quyết định. Ông xác nhận chính sách tiền tệ có thể sẽ sớm trở nên "thích ứng hơn", ám chỉ khả năng giảm lãi suất, qua đó tạo điều kiện cho mọi loại hình cho vay từ ô tô, nhà ở cho tới thẻ tín dụng.
Trong 3 năm qua, FED đã nâng lãi suất 9 lần khi nền kinh tế phục hồi và giúp hàng triệu người dân Mỹ có việc làm trở lại. Các quan chức của FED nhiều lần nói rằng họ dự báo nền kinh tế Mỹ sẽ tiếp tục đà tăng trưởng. Tuy nhiên, tranh chấp thương mại kéo dài giữa Mỹ và Trung Quốc đã "phủ mây đen" lên các thị trường toàn cầu kể từ khi bắt đầu và làm gia tăng những lo ngại về suy thoái kinh tế. Các chính sách thuế quan quyết liệt của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã làm lung lay niềm tin, giữa lúc một số ngân hàng trung ương đã bắt đầu nhận thấy không khí ảm đạm đang bao trùm.
Phương Oanh
Theo baotintuc.vn
Vấn đề thâm hụt ngân sách của Italy dưới ngòi bút báo chí châu Âu Ủy ban châu Âu (EC) đang muốn thực hiện một trình tự tố tụng đối với vấn đề thâm hụt ngân sách quá mức của Italy. Thủ tướng Italy Giuseppe Conte. Ảnh: THX/TTXVN Trong khi nợ công đã lên tới hơn 130% GDP, Italy vẫn cho thực hiện các chính sách như triển khai "thu nhập công dân" (đảm bảo mỗi công dân...