Sức ép điều trị bệnh nhân Covid-19 quá đông, quá nặng
Hơn 6.000 bệnh nhân Covid đang điều trị ở 107 cơ sở y tế cả nước, trong đó 37 tình trạng nguy kịch, 11 ca can thiệp ECMO, tạo sức ép lên hệ thống điều trị.
Theo Tiểu ban Điều trị, Bộ Y tế, đến chiều 9/6, hơn 6.000 ca Covid-19 đang điều trị là con số bệnh nhân lớn nhất từ trước đến nay, trong đó hơn một nửa ở Bắc Giang với hơn 4.000 ca. Kế tiếp là Bắc Ninh, TP HCM và Hà Nội.
Trong số các bệnh nhân, 97 ca tiên lượng nặng, 125 ca nặng phải thở oxy, 43 ca nặng phải thở máy không xâm nhập, 26 ca nguy kịch phải thở máy xâm nhập; và 11 ca nguy kịch phải can thiệp ECMO (tuần hoàn ngoài cơ thể).
Trong 11 ca phải chạy ECMO, có một ca ở Bệnh viện Chợ Rẫy (là chiến sĩ công an được chuyển từ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM sang), ba ca ở Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM, một ca ở Bệnh viện Phổi Đà Nẵng, hai ca ở Bệnh viện Phổi Bắc Giang, 4 ca ở Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.
Trong số các bệnh nhân nặng và nguy kịch hiện nay, ba ca tiên lượng tử vong, bao gồm hai ca ở Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM và một ca ở Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.
Các bác sĩ chuyển bệnh nhân công an cùng máy ECMO sang Chợ Rẫy điều trị. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Video đang HOT
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, đang chi viện cho Bắc Ninh, đánh giá đợt bùng phát mới ghi nhận số ca Covid-19 rất lớn, tạo sức ép lên hệ thống điều trị. Ngoài ra, chủng virus Ấn Độ khiến mọi diễn biến lâm sàng nhanh hơn.
“Tỷ lệ bệnh nhân có tình trạng phản ứng viêm quá mức, bệnh nhân nặng cũng cao hơn trước đây. Các bác sĩ phải can thiệp nhiều biện pháp kỹ thuật trong quá trình điều trị như lọc máu, ECMO… Đây là gánh nặng lớn đối với hệ thống hồi sức cấp cứu”, bác sĩ Cấp nói.
Tại Bắc Ninh, bác sĩ Cấp cho biết đang cùng các đồng nghiệp chú trọng nâng cao năng lực điều trị của đội ngũ y tế tuyến đầu. Khi các bệnh viện dã chiến điều trị tốt, tỷ lệ bệnh nhân diễn biến nặng, nguy kịch sẽ thấp đi, giảm gánh nặng đối với Khoa Hồi sức cấp cứu của bệnh viện tỉnh cũng như tuyến Trung ương.
Tại Bắc Giang, Bệnh viện Phổi và Bệnh viện Tâm thần là hai cơ sở đang điều trị cho các bệnh nhân Covid-19 nặng. Hôm nay, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn kiểm tra công tác điều trị tại đây.
Bệnh viện Phổi đang điều trị 56 bệnh nhân nặng. Đến nay, các bác sĩ đã cứu sống được nhiều ca bệnh nặng dù trước đó phải can thiệp ECMO. Dự kiến, sáng 10/6 hai bệnh nhân nặng đầu tiên tại đây đủ điều kiện được công bố khỏi Covid-19.
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn kiểm tra theo dõi qua màn hình camera các ca bệnh nặng tại Bệnh viện Phổi Bắc Giang. Ảnh: Ngọc Mai.
Thứ trưởng ghi nhận sự nỗ lực của đội ngũ điều trị, đặc biệt là sự hỗ trợ cần thiết của đội phản ứng nhanh Bệnh viện Chợ Rẫy thời gian qua. Tuy nhiên, tình hình dịch tại TP HCM nhiều diễn biến khó lường nên đội phản ứng nhanh của Bệnh viện Chợ Rẫy sẽ không ở lại Bắc Giang lâu ngày. Thứ trưởng đề nghị bác sĩ Trần Thanh Linh cùng kíp Chợ Rẫy tích cực chuyển giao công việc cho đội ngũ y tế tại chỗ để có thể chủ động rút quân về TP HCM khi cần.
Tại Bệnh viện Tâm thần Bắc Giang, nơi đang điều trị 19 ca Covid-19 nặng, Thứ trưởng Sơn nhấn mạnh, tỉnh đã thành công bước đầu khi số ca nhiễm mới giảm và các ca nhiễm mới tập trung chủ yếu trong khu cách ly.
Hiện, số lượng bệnh nhân nặng không nhiều như dự đoán nên đội ngũ tại chỗ cần chủ động học hỏi để khi đội chi viện (Bệnh viện Trung ương Huế, Đà Nẵng, Hữu Nghị,…) hoàn thành nhiệm vụ có thể bàn giao lại công tác điều trị. Trong trường hợp cần thiết, đội ngũ tại chỗ sẽ tham vấn cách điều trị thông qua Hội chẩn quốc gia.
Anh giúp Mỹ điều tra giả thuyết nCoV lọt từ phòng thí nghiệm
Tình báo Anh đang hỗ trợ Mỹ điều tra nguồn gốc nCoV, trong đó có giả thuyết virus lọt từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, theo báo Anh.
Tờ Telegraph hôm 30/5 cho biết giới chức tình báo Anh đã mở cuộc điều tra riêng về nguồn gốc nCoV, sau khi xuất hiện giả thuyết cho rằng virus thoát ra từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán. Nguồn tin cấp cao giấu tên trong chính phủ Anh tiết lộ tình báo nước này đang hợp tác với cuộc điều tra mới của Mỹ nhằm xác định sự thực xoay quanh nguồn gốc đại dịch.
"Chúng tôi đang đóng góp những dữ liệu sẵn có về Vũ Hán, cũng như đề nghị giúp đỡ Mỹ trong quá trình xác thực và phân tích thông tin tình báo họ thu được. Điều cần thiết hiện nay là dữ liệu từ những nguồn đáng tin cậy, vốn rất khó thu thập, thay vì các phân tích mang tính nhận định", nguồn tin cho hay.
Xe chở nhóm chuyên gia WHO đến điều tra nguồn gốc Covid-19 tại Vũ Hán hôm 14/1. Ảnh: Reuters .
Anh vẫn duy trì quan điểm rằng giả thuyết "nCoV lọt từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán" là không thể bỏ qua. Cựu giám đốc cơ quan tình báo MI6 Richard Dearlove hôm 28/5 cho rằng tình hình hiện nay đang trở thành "vấn đề tình báo", khi lực lượng an ninh Anh có thế phải "khuyến khích những người Trung Quốc bỏ trốn tiết lộ thông tin" trong trường hợp Bắc Kinh từ chối điều tra giả thuyết trên.
Tờ Wall Street Journal hôm 23/5 dẫn thông tin chưa được công bố trong báo cáo tình báo của Mỹ cho thấy ba chuyên gia Viện Virus học ở thành phố Vũ Hán, nơi dịch bệnh bùng phát cuối năm 2019, đã nhập viện điều trị vì các triệu chứng tương tự cả Covid-19 và bệnh cúm mùa. Trung Quốc bác thông tin này, tố Mỹ thổi phồng thuyết âm mưu về nguồn gốc dịch bệnh.
Tổng thống Mỹ Joe Biden sau đó lệnh cho các cơ quan tình báo báo cáo với ông trong vòng ba tháng về việc nCoV có nguồn gốc từ động vật hay từ sự cố phòng thí nghiệm. Điều này khiến giới khoa học đang xem xét lại những câu hỏi về nguồn gốc nCoV, bao gồm cả những giả thuyết từng bị bác bỏ.
Viện Virus học Vũ Hán (WIV), cơ sở nghiên cứu SARS hàng đầu của Trung Quốc, nằm không xa chợ hải sản Hoa Nam, nơi được cho là xảy ra tình trạng virus lây từ động vật sang người vào đầu đại dịch. Đây cũng là nơi ghi nhận sự kiện siêu lây nhiễm đầu tiên trong đại dịch Covid-19.
Khoảng cách gần giữa phòng thí nghiệm của WIV và chợ Hoa Nam đã gây ra nhiều ngờ vực về nguồn gốc nCoV, còn gọi là SARS-CoV-2. Trung Quốc đến nay chưa nhận diện được loài động vật mang chủng virus này, đồng thời từ chối điều tra toàn diện về kịch bản nCoV lọt ra từ phòng thí nghiệm.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hồi tháng 1 cử nhóm chuyên gia quốc tế đến Vũ Hán để tìm hiểu nguồn gốc Covid-19. Tuy nhiên, nhóm không đưa ra kết luận chắc chắn về nguồn gốc đại dịch, mà chỉ xếp hạng một số giả thuyết theo mức độ tin tưởng của họ. Báo cáo cho biết virus truyền từ dơi sang người thông qua động vật trung gian là kịch bản có thể xảy ra nhất, trong khi giả thuyết virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm là "cực kỳ khó xảy ra".
Nhiều nhà khoa học vẫn tin rằng nCoV có nguồn gốc tự nhiên và không có bằng chứng ủng hộ giả thuyết rò rỉ từ phòng thí nghiệm. Bất chấp thông báo của Biden và những thông tin trên truyền thông Mỹ, gần như chưa có thay đổi nào trong những bằng chứng ủng hộ kịch bản nCoV phát tán từ phòng thí nghiệm của WIV.
Giả thuyết phòng thí nghiệm xuất hiện từ thời cựu tổng thống Donald Trump, nhưng quan điểm thù địch của chính quyền Trump với Bắc Kinh khiến nó không đáng tin cậy. Thái độ mềm mỏng hơn của chính quyền Biden và kết quả điều tra ít đột phá của WHO khiến một phần giới khoa học cho rằng cần xem xét kỹ hơn về giả thuyết này.
Ngoại giao chiến hạm - thông điệp NATO gửi tới Trung Quốc Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Anh đã góp mặt trong cuộc tập trận của NATO tại Địa Trung Hải vào tuần cuối tháng 5. Tiếp đó, HMS Queen Elizabeth sẽ có hải trình kéo dài 8 tháng, bao gồm việc di chuyển qua Biển Đông. Hãng thông tấn Reuters (Anh) nhận định đây là thông điệp "nhắc nhở" Trung Quốc. Chiến...